Để thực hiện chức năng, bo mạch chủ phải có bộ nhớ lắp đặt trên bo. Những bo mạch chủ hiện đại dùng DDR , DDR2 hoặc DDR3 DIMM. Thông thường, bạn lắp đặt những module trong những socket được đánh số thấp nhất hay dãy đầu tiên. Lưu ý rằng những bo mạch chủ nhiều kênh thể hiện tốt nhất nếu những module được lắp đặt phù hợp. Tham khảo tài liệu bo mạch chủ để có nhiều thông tin trong đó socket nào dùng đầu tiên, theo thứ tứ nào và cách lắp đặt các module mà bo mạch chủ cần.
Do những module bộ nhớ được khóa vào socket bằng khe trên mặt hay đáy, chúng chỉ có thể vào theo một cách. Hình 19.7 thể hiện cách lắp đặt DIMM như thế nào; tìm các chỉ dẫn chi tiết cho việc lắp đặt các module bộ nhớ trong chương 6. Lắp đặt cac module có thể cần ít lực nhưng phải đảm bảo bạn đang lắp đặt module đúng hướng hoặc là bạn có thể làm hóng các module và/hay socket.
Lưu ý:
Một trong những sự cố tôi thấy là làm cháy các chân của module bộ nhớ và socket do lắp đặt sai (lắp ngược). Mặc dù module và socket bị khóa, nhiều người vẫn có lắp chúng theo chiều ngược, cho dù chúng không khớp do vướng khóa, chúng vẫn có thể vào một phần theo cách này. Nếu bật nguồn hệ thống với module được cắp một phần này, hầu hết trường hợp bạn làm hư cả module lẫn bo mạch chủ. Bạn có thể dùng các socket bộ nhớ còn lại hoặc bo mạch chủ không còn hoạt động nữa. Bạn có thể dùng các socket bộ nhớ còn lại hoặc bo mạch chủ không còn hoạt động nữa. Cũng vậy, cẩn thận không làm hư đầu nối hay các chất giữ trên hai mặt, nếu làm hỏng đầu nối bộ nhớ bo mạch chủ, có khả năng bạn phải thay bo mạch chủ.
Gắn bo mạch chủ vào thùng máy
Bo mạch chủ gắn vào thùng máy bằng một hay nhiều đinh ốc và phần đệm tách hai phần với nhau (standoff). Nếu dùng thùng máy mới, bạn phải đặt một hay nhiều phần đệm vào đúng vị trí lỗ trước khi lắp đặt bo mạch chủ. Sử dụng tiến trình sau để lắp đặt bo mạch chủ mới vào thùng máy:
1.Tìm những lỗ trên bo mạch chủ cho những phần đệm. Bạn nên sử dụng những phần đệm bất cứ nơi nào có lỗ đặt ốc phù hợp. Lưu ý những lỗ ốc này thường có một vòng hợp kim hàn, hoạt động như điểm tiếp đất. Đôi khi bo mạch chủ có những lỗ không dùng để đặt ốc; chúng không có vòng tiếp đất. Đôi khi bo mạch chủ có những lỗ không dùng để đặt ốc; chúng không có vòng tiếp đất và không nên dùng phần đệm hay ốc tại đây (xem Hình 19.8).
2.Xoáy ốc bất kỳ phần đệm tách (standoff) vào thùng máy mới ở đúng vị trí sắp thành hàng vào lỗ bắt ốc trên bo mạch chủ (xem hình 19.9).
3.Phần lớn bo mạch chủ gắn trực tiếp vào thùng máy hay ngăn chưa s bo mạch chủ. Hình 19.10 thể hiện ba loại đệm, bao gồm hai loại bằng đồng thau và một loại bằng nhựa. Một cái được xiết ốc vào thùng máy hay ngăn chứa, trong khi những cái khác gắn vào bo mạch chủ và kết tiếp trượt vào những khe trên thùng máy hay ngăn chứa. Hầu hết thùng máy dùng miếng đệm xoáy ốc kim loại; loại khác hiếm khi được dùng.
Hình 19.11 thể hiện một bo mạch chủ kiểu ATX thông thường với các mũi tên chỉ vị trí các lỗ đặt ốc để gắn bo mạch chủ vào thùng máy (xem tài liệu hướng dẫn về bo mạch chủ về vị trí chính xác của những lỗ đặt ốc này).
Sau khi chèn những phần đệm và sắp chúng thành hàng theo các lỗ bắt ốc trên bo mạch chủ, cẩn thận gắn đinh ốc để giữ chặt bo mạch chủ với ngăn chứa bo mạch chủ hay thùng máy, tùy thuộc thiết kế thùng máy. Hình 19.12 thể hiện một bo mạch chủ được gắn vào ngăn chứa. Sử dụng ngón tay cái và ngón tay trỏ để giữ ổn định đầu tua vít. Điều này ngăn ngừa sự trượt bất ngờ đầu tua vít ra khỏi đinh ốc, là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây tổn hại bo mạch chủ mới.
4.Lắp tấm chắn I/O (shield) (nếu được sử dụng) vào thùng máy bằng cách đóng tách một cái để nó vào vị trí (xem Hình 19.13).
5.Lắp đặt bo mạch chủ mới vào thùng máy hay ngăn chứa bo mạch chủ. Bắt ốc trực tiếp lên miếng đệm hay đẩy miếng đệm sẵn sàng vào bo mạch chủ bằng cách trượt nhẹ bo mạch chủ vào vị trí. Phải chắc rằng bạn sắp thẳng hàng tấm chắn bảo vệ I/O với thùng máy hay các cổng phía sau bo mạch chủ với tấm chắn bảo vệ I/O sẵn sàng trên thùng máy. Thường thì bạn sẽ phải đặt bo mạch chủ vào trong thùng máy và trượt nhẹ nhàng nó sang bên cho tới khi những miếng đệm đính vào những khe trên trượt nhẹ nhàng nó sang bên cho tới khi những miếng đệm đính vào những khe trên trượt nhẹ nhàng nó sang bên cho tới khi những miếng đệm đính vào những khe trên thùng máy. Khi bo mạch chủ ở vị trí đúng, những lỗ bắt ốc trên bo mạch chủ được sắp thành hàng với những phần đệm kim loại hoặc những lỗ bắt ốc trên thùng máy. Hình 19.14 thể hiện bo mạch chủ được gắn vào ngăn chứa bo mạch chủ trong thùng máy.
6.Lấy đinh ốc được cung cấp với bo mạch chủ mới và bắt ốc cho bo mạch chủ gắn vào thùng máy (xem Hình 19.15).
Kết nối bộ cấp nguồn
Rất dễ dàng lắp đặt bộ nguồn, nó thường được gắn vào thùng máy với bốn đinh ốc. Hình 19.16 và 19.17 thể hiện sự lắp đặt bộ cấp nguồn vào thùng máy và xiết chặt các đinh ốc.
Bo mạch chủ kiểu ATX có đầu nối bộ nguồn chính 20 hay 24 chân và đầu nối nguồn bộ xử lý 4 hay 8 chân. Cả hai đầu nối này được khóa vì thế chỉ có thể cắm theo một hướng (xem Hình 19.18). Những thiết kế bo mạch chủ Baby-AT và kiểu cũ khác như là LPX thường có hai đầu nối nguồn 6 dây tác biệt từ bộ cấp nguồn đến bo mạch chủ, tham khảo chương 18 thông tin quan trọng về sự lắp đặt đúng bộ cấp nguồn Baby-AT. Để gắn những đầu nối nguồn từ bộ nguồn đến bo mạch chủ, theo những bước sau:
1.Hệ thống nên dùng đầu nối nguồn chính ATX có khóa 20 chân hay 24 chân. Bạn có thế cắm đầu nối 20 chân vào socket 24 chân (và ngược lại). Phần lớn hệ thống ATX cũng dùng đầu nối 12V TX 4 chân hay 8 chân. Những đầu nối này đều có khóa và chỉ cắm theo một hướng.
2.Cắm đầu nguồn cho quạt CPU nếu được dùng. Quạt kết nối bộ cấp nguồn qua đầu nối nguồn ổ đĩa hay kết nối trực tiếp đến đầu nối nguồn quạt trên bo mạch chủ.
Theo “Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scott Mueller