Trong lúc lắp ráp hệ thống, bạn nên ghi lại tất cả thiết lập vậy lý và cấu hình của từng thành phần, bao gồm các thiết lập cầu nhảy và chuyển mạch, các định hướng cáp và cách đặt cáp, các vị trí dây tiếp đất và thậm chí cả việc đặt trong bảng mạng tiếp hợp. Cần có một máy tính xách tay đề ghi các mục này. Xem chương 4 để có nhiều thông tin về đầu nối, cầu nhảy và sự định vị các thành phần khác trên bo mạch chủ. Hình 19.3 thể hiện một cầu nhảy bo mạch chủ bình thường.
Lắp đặt bo mạch chủ
Khi lắp đặt bo mạch chủ của hệ thống, tháo gói bo mạch chủ và kiểm tra để chắc rằng bạn có đủ mọi thứ đi kèm. Nếu mua bo mạch chủ mới bạn thường nhận được một bo mạch chủ, một vài cáp I/O và sách hướng dẫn.
Lắp đặt bộ xử lý và bộ tản nhiệt
Trước khi bo mạch chủ được lắp đặt, bạn nên lắp đặt xử lý và bộ nhớ. Điều này khá dễ để thực hiện trước khi lắp bo mạch chủ vào thùng máy. Một số bo mạch chủ có cầu nhảy điều khiển tốc độ CPU và điện áp cung cấp cho bộ xử lý. Nếu những cầu nhảy này được thiết lập không đúng, hệ thống có thể không hoạt động, hoặc hoạt động thất thường, hoắc có thể gây hại cho bộ xử lý. Các bo mạch chủ hiện đại điều khiển điện áp tự động hay qua chương trình Setup BIOS. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các thiết lập, kiểm tra tài liệu về bo mạch chủ và bộ xử lý.
Tất cả bộ xử lý ngày nay vận hành đủ nóng để cần một bộ tản nhiệt để xu tan nhiệt từ bộ xử lý. Để lắp đặt bộ xử lý và bộ tản nhiệt, theo thủ tục sau:
1.Chuẩn bị bo mạch chủ. Lấu bo mạch chủ ra khỏi túi chống tĩnh điện và đặt nó lên túi hoặc thảm chống tĩnh điện nếu có.
2. Lắp đặt bộ xử lý. Trước tiên chốt 1 trên bộ xử lý; nó thường ở góc con chip được đánh dấu bởi một chấm hay cạnh xiên. Kế tiếp, tìm chân chốt 1 tương ứng của socket cho CPU trên bo mạch chủ; nó cũng thường được đánh dấu trên bo hay với cạnh xiên ở một góc của socket. Phải đảm bảo những chân của của bộ xủ lý hay socket thẳng và không cong; nếu chúng cong, con chip không được chèn đúng vào socket. Nếu cần thiết, dùng kim mũi nhọn hoặc kẹp (dạng kẹp cầm máu) kéo thẳng cẩn thận bất kỳ chân cong nào. Không uốn chúng quá nhiều – chúng có thể gãy rời, làm hư con chip. Chèn CPU vào socket bằng cách nâng đòn bẩy cho đến lúc ó thẳng đứng. Kế tiếp, nhằm những chân chốt trên bộ xử lý vào thẳng những lỗ trên socket và hạ nó xuống đúng vị trí. Nếu bộ xử lý đường như không xuống trong cách này, tháo nó ra và kiểm tra sự sắp hàng chính xác và bất kỳ chân chốt cong nào. Khi bộ xử lý định vị trên socket đẩy đòn bẩy khóa trên socket xuống cho đến khi nó vào chốt để giữ an toàn cho bộ xử lý (xem Hình 19.4).
3.Phết kem tản nhiệt trên mặt (TIM: Thermail interface material). Các bộ xử lý bán lẻ mới thường đi với bộ tản nhiệt có sẵn TIM. Kem tản nhiệt không dùng lại được. Nếu nó bị hỏng hay bộ tản nhiệt đã được lắp đặt một lần, TIM phải được lau sạch và phết lại. Để làm điều này, dùng miếng khăn mềm hay giẻ mềm lau sạch kèm cũ khỏi bộ tản nhiệt và phía trên bộ xử lý. Phết lớp kem mới lên trên phần trải nhiệt của bộ xử lý (metal cap). Dùng lượng kem nhỏ nhất mà bạn có thể trải đều lên phía trên con chip. Dùng ngón tay (mang bao tay cao su để không dính keo vào tay) hay một thẻ nhựa cứng (như là thẻ tín dụng) để quẹt kem thành lớp mỏng nhất trên toàn bộ bề mặt phần trải nhiệt của bộ xử lý.
4. Lắp đặt bộ tản nhiệt. Nếu bộ tản nhiệt dùng các chân chốt đầy, hãy chắc các chân được quay theo đúng vị trí. Các phần đỉnh nên xoay theo hướng ngược lại của các mũi tên bên trên. Đặt bộ tản nhiệt lên trên bộ xử lyws sao cho bốn chân ăn khớp vào các lỗ trên socket. Kế tiếp đẩy mỗi chân của bốn chân này xuống cho đến khi chúng phát ra tiếng lách cách hay chốt vào vị trí. Điều này đòi hỏi nhiều lực hơn là bạn có thể nghĩ là cẩn trọng, vì vậy hãy chắc chắn xem xét kỹ để đảm bảo cả bốn chân khớp đủ và bị khóa. Bộ số bộ tản nhiệt dùng một hay nhiệt kẹp giữ (xem hình 19.5). Với loại này bạn phải cẩn thận khi gắn kẹp vào socket; bạn không muốn nó bật ra đập vào bo mạch chủ, làm tổn hại các dấu mạch điện hay các thành phần. Bạn cũng cần giữ bộ tản nhiệt vững chắc trên con chip trong khi gắn các kẹp, vì vậy không xê dịch, không nghiêng, hay làm trượt bộ xử lý trong khi gắn.
5.Kết nối quạt. Cắm đầu nối quạt vào đầu nối quạt bộ xử lý trên bo mạch chủ (xem hình 19.6), gần socket bộ xử lý. Tùy chọn, một số bộ tản nhiệt dùng đầu nối nguồn thiết bị ngoại vi cho nguồn quạt. Dẫn các dây dẫn quạt như vậy sẽ không dính với quạt hay bất kỳ thành phần khác.
6.Cấu hình những cầu nhảy bo mạch chủ (nếu cần thiết). Những bo mạch cũ hơn dùng cầu nhảy để cấu hình bộ xử lý và các tốc độ bus. Tham khảo sách hướng dẫn của nhà sản xuất bo mạch chủ để thiết lập những cầu nhảy phù hợp CPU bạn dự định lắp đặt. Trong các hệ thống hiện đại cấu hình bộ xử lý được thực hiện qua setup BIOS bo mạch chủ.
Theo “Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scott Mueller