Bây giờ hệ thống được lắp ráp gần xong. Tất cả còn lại là lắp nắp đậy và kết nối bất kỳ thiết bị ngoài được nối bằng cáp vào hệ thống, thường là cáp bàn phím, chuột, màn hình và cáp mạng. Tôi thường không thích bắt ốc nắp đậy thùng máy cho đến khi kiểm tra xong hệ thống và chắc rằng mọi thứ làm việc chính xác.
Khởi động hệ thống
Tại phần này bạn đã sẵn sàng bật nguồn hệ thống cho lần đầu tiên. Để chuẩn bị cho điều này, bạn nên kết nối phần sau:
+ Bàn phím
+ Chuột
+ Màn hình
+ Nguồn
Lưu ý là tôi không kết nối cáp mạng. Tôi thường đề nghị bạn thực hiện điều này sau khi hệ điều hành được cài đặt, cùng với bất kỳ gói dịch vụ nào và sau khi chắc chắn bạn bật router hay bật firewall của hệ điều hành.
Bây giờ mọi thứ đã kết nối, bạn bật nguồn hệ thống và chạy chương trình BIOS Setup. Điều này cho phép cấu hình bo mạch chủ đề truy cập những thiết bị đã được lắp đặt và đặt ngày giờ hệ thống. POST hệ thống cũng chạy (POST: power-on self-test) để xác định liệu có bất kỳ sự cố nào hiện hữ. Theo các bước sau:
1.Bật nguồn màn hình trước và kế tiếp là bộ hệ thống. Quan sát hoạt động qua màn hình và lắng nghe bất kỳ tiếng bíp nào từ hệ thống loa.
2.Hệ thống tự động chạy thông qua POST (power on self test) bao gồm kiểm tra BIOS video, kiểm tra RAM video, kiểm tra RAM và thường là báo cáo thành phần được lắp đặt. Nếu một lỗi xuất hiện trong quá trình POST, bạn không thể thấy gì trên màn hình và hệ thống kêu bíp nhiều lần, chỉ lỗi cụ thể. Kiểm tra tài liệu bo mạch chủ hay BIOS để xác định những mã tiếng bíp nghĩa là gì. Một danh sách mã POST trong chương 20.
3.Nếu không có lỗi, bạn nên nhìn hiển thị POST trên màn hình. Tùy thuộc loại BIOS bo mạch chủ, như là Phoenix, AMI, Award hay những thứ khác, bạn phải nhấn một phím để ngắt tần số khởi động bình thường và vào màn hình chương trình BIOS Setup cho phép nhập những thông tin quan trọng. Thông thường, hệ thống chỉ định qua phần hiển thị trên màn hình phím để nhấn kích hoạt chương trình BIOS Setup trong suốt kỳ POST, nhưng nếu không có, kiểm tra sách hướng dẫn bo mạch chủ cho những phím nhấn để vào BIOS Setup. Những phím thường được dùng vào BIOS Setup là F1, F2, Del, F10, Esc và Ins.
4.Chạm vào phím thích hợp để vào BIOS Setup khi được nhắc. Do POST trong các bo mạch chủ hiện đại chạy rất nhanh, dễ dàng mất lần mà bạn cần chạm phím, vì vậy tôi thường bắt đầu gõ nhẹ phím liên tục chỉ một hay hai giây sau khi bật nguồn. Trong một số trường hợp điều này có thể tạo ra một thông báo lỗi bàn phím mà bạn có thể lờ đi khi màn hình BIOS Setup xuất hiện. Hiện tại bạn đang trong BIOS Setup. Nếu không chạm phím đúng lúc, khởi động lại hệ thống và thử lại.
5.Kiểm tra phiên bản BIOS được báo cáo trên màn hình Setup chính và phải chắc nó là phiên bản mới nhất. Nếu không phải, đây là thời điểm tốt nhất để cài đặt bản flash BIOS nâng cấp. Phương pháp dễ dàng nhất để thực hiện một nâng cấp BIOS trên hệ thống là qua CD có khả năng khởi động chứa BIOS Image. Để làm điều này, trên hệ thống khác nhau vào trang web nhà sản xuất bo mạch chủ và tải về tệp tin CD Image (*.ISO) có khả năng khởi động. Ghi phần này vào CD, đặt nó vào ổ đĩa quang của hệ thống mới và tái lập nó. Theo những hướng dẫn trên màn hình đển hoàn tất phần nâng cấp BIOS.
Ghi chú:
Nhiều bo mạch chủ không hỗ trợ nâng cấp CD Bios có khả năng khởi động qua các ổ đĩa quang SATA. Bạn cần lắp đặt tạm thời một ỗ đĩa quang PATA để hoàn tất việc nâng cấp hay thực hiện sự nâng cấp qua một trong các tiến trình khác, như qua ổ đĩa thực thi trên nền Windows hay ổ đĩa USB Flash có khả năng khởi động.
6.Kiểm tra các màn hình BIOS Setup để chắc chắn bộ xử lý và bộ nhớ được nhận biết đúng và được hỗ trợ. Kiểm tra loại, tốc độ, bộ nhớ đệm bộ xử lý, tổng số RAM, chế độ kênh và nhiều nữa.
7.Vô hiệu bất kỳ cổng hay thiết bị nào không được dùng như là cổng serial, Parallel, hồng ngoại và nhiều thứ.
8.Kiểm tra xem tất cả ổ đĩa được lắp đặt có được nhận biết.
9.Kiểm tra Drive Configuration. Hãy chắc là hệ thống được thiết lập AHCI (Advanced Host Controller Interface) ở mức tối thiểu, hay thậm chí tốt hơn, được thiết lập chế độ RAID (Redundant Aray of Independent Disks). Tôi đề nghị chế độ RAID ngay cả khi bạn không định dùng RAID trong tương lai mà không cần phải cài đặt lại hệ điều hành hay các trình điều khiển. Điều này được gọi là “RAID Ready” . Thiết lập chế độ IDE (tương thích ngược) nếu bạn đang cài hệ điều hành cũ không có AHCI hay các trình điều khiển RAID. Không tốt là điều này sẽ làm giảm tốc độ trình điều khiển do các tính năng SATA như là NCQ (Native Command Queuing) bị vô hiệu hóa.
10.Kiểm tra Fan Control và Hardware Monitoring để xem tất cả quạt có quạt có được nhận biệt không và các quạt cso đúng tốc độ quay không. Cũng quan sát nhiệt độ của các thành phần. Lưu ý rằng một số thành phần như là chipset ICH (I/O Controller Hub) được “thiết kế để vận hành ở nhiệt độ 90 độ C đến 115 độ C(lên tới 239 độ F).
11.Kiểm tra Memory Configuration. Tôi đề nghị để các thiết lập Auto mặc định, sẽ tự động định thời gian bộ nhớ theo các module được lắp đặt.
12.Kiểm tra chipset Configuration. Nếu đang chạy Windows Vista hay Windows 7, tôi đề nghị cho hiệu lực HPET (Hih Precision Event Timer), như nó được hỗ trợ trong những phiên bản của Windows, nhưng không phải Windows XP.
13.Trong bảng chọn Security, cho hiệu lực VT (Virtalization Technology). Điều này cho phép phần mềm ảo hóa như Virtual PC hay Vmware sử dụng ảo hóa phần cứng trong chip, làm cải thiện tốc độ các hệ điều hành và ứng dụng được ảo hóa.
14. Trong bảng chọn Power, kiểm tra ACPI Suspend State. Hãy chắc là nó được đặt ở S3 (Suspend to Ram) thay vì S1 (Sleep). Lý do là S3 hầu như sử dụng cùng nhiều chi phí năng lượng cho mỗi hệ thống.
15.Trong bảng chọn Boot, kiểm tra lịnh boot. Hãy chắc là ổ đĩa quang có khả năng khởi động ở vị trí trước ổ cứng, cho phép sự cài đặt hệ điều hành thành công từ CD hay DVD.
16.Sau khi bạn kiểm tra tất cả những thiết lấp trong BIOS Setup, theo những những chỉ dẫn trên màn hình hay trong sách hướng sử dụng bo mạch chủ để lưu lại những thiết lập và thoát khỏi bảng chọn Setup.
Theo “Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scott Mueller