Hệ thống cần tối thiểu một ổ cứng. Một trong những quy định chính của việc mua sắm máy tính là không bao giờ có bộ lưu trữ quá nhiều. Hãy mua đủ như bạn cần và dù gì thì bạn sẽ hầu như chắc chắn đổ đầy chúng.
Serial ATA đã trở thành giao diện ổ cứng thông dụng nhất, với nhiều bo mạch chủ có sáu hay nhiều các đầu nối SATA. Nhiều bo mạch chủ vẫn có cổng Parallel ATA.
Một số bo mạch chủ mới có tính năng giao diện SATA hay ATA tương thích RAID. Những giao diện này cho phép cài đặt hai ổ cứng IDE đồng nhất (cho ví dụ một cặp ổ cứng 80GB) và coi chúng như một ổ cứng 160GB rất nhanh và rất lớn.
Nhiều bo mạch chủ mới tính năng giao diện SATA có khả năng RAID. Những bo mạch chủ này cho phép bạn lắp đặt nhiều ổ đĩa trong số cấu hình lưới mạng, bao gồm RAID 0, RAID 1, RAID 5 và RAID 10. Dùng cấu hình RAID 1, RAID 5 hay RAID 10 đặc biệt hữu dụng để tăng cường bảo vệ chống mất dữ liệu, RAID 1 yêu câu một cặp ổ đĩa phù hợp, trong khi RAID 5 yêu cầu ba hay nhiều ổ đĩa và RAID 10 bốn ổ đĩa.
Phần lớn bo mạch chủ có sẵn các cổng USB 2.0 và nhiều hệ thống cũng có cổng IEEE 1394 (FireWire). Các ổ đĩa USB and FireWire ngoài hữu ích cho việc sao lưu cũng như đi chuyển số lượng lớn dữ liệu từ hệ thống này sang hệ thống kia.
Bộ lưu trữ di động
Hầu hết các hệ thống ngày nay không còn trang bị ổ đĩa mềm 1.44MB 3 ½” bởi vì tất cả hệ thống đều có khả năng khởi động từ ổ đĩa quang hay USB.
Bất kể định dạng, một số hình thức ổ đĩa quang thường được lắp đặt, nếu không vì lý do để cài đặt hệ điều hành và/hay phần mềm khác. Mặt khác nếu ổ đĩa quang không thực sự cần thiết trong hệ thống, một ổ đĩa quang USB ngoài được dùng tạm thời và hệ thống được dựng mà không cần ổ đĩa quang USB ngoài được dùng tạm thời và hệ thống được dựng mà không cần ổ đĩa quang nội bộ (được lắp đặt lâu dài). Một ổ đĩa cứng bên ngoài cũng có giá trị nếu bạn cần một bộ lưu trữ di động ngoài để mang đi hay cho sao lưu dữ liệu. Các địa quang có thể ghi lại được không thể sánh với dung lượng lưu trữ của ổ đĩa ngoài này được, nó lưu giữ đến vài terabyte dữ liệu. Vỏ bao ngoài có cổng USB hay FireWire (đôi lúc cả hai) hiện nay giá $30 hay ít hơn và nhiều trong số chúng có phần mềm có phép bạn cấu hình cái được gọi là “one button backups” bạn chỉ nhấn một nút trên ổ đĩa ngoài này và nó tự động sao lưu dữ liệu thiết yếu của bạn.
Quy mô nhỏ hơn, ổ đĩa USB flash cung cấp giải pháp lưu trữ cô đọng mà có thể mang theo bạn bất cứ nơi nào. Ổ đĩa thế hệ thứ nhất thường chứa 16MB dữ liệu, nhưng ngày nay có thể đạt tới 32GB hay nhiều hơn.
Những thiết bị nhập liệu
Một cách hiển nhiên, hệ thống cần bàn phím và một số loại thiết bị con trỏ như là chuột. Mỗi người lựa chọn mỗi loại bàn phím khác nhau và cảm nhận loại này khác đáng kể với loại khác. Mỗi người lựa chọn mỗi loại bàn phím khác nhau và cảm nhận loại này khác đáng kể với loại khác. Nếu có thể, đề nghị bạn thử nhiều loại bàn phím cho đến khi tìm ra loại phù hợp với bạn nhất. Tôi chọn tiếp xúc cứng phản hồi xúc giác của chính tôi, nhưng người khác chọn tiếp xúc nhẹ.
Bàn phím và chuột thường bao gồm những đầu nối có thể thích ứng cổng PS/2 hay USB. Mặc dầu những phiên bản PS/2 cắm vào đầu nối 6 chân mini-DIN (PS/2) là phổ biến nhất, song USB đã thay thế chúng trong các hệ thống mới. Bàn phím và chuột không dây thường không hỗ trợ cổng PS/2.
Lời khuyên:
Bạn có thể hà tiện chọn bàn phím và chuột để tiết kiệm vài đô. Đừng làm vậy! Bạn thực hiện mọi tương tác với máy tính thông quá cá thiết bị này và những cái rẻ tiền nhắc bạn sự hiện diện của chúng mỗi khi bạn dùng hệ thống.
Card video và màn hình
Bạn cần một thiết bị tiếp hợp video và một màn hình (monitor hay display) để hoàn tất hệ thống. Vô số lựa chọn trong lãnh vực này nhưng quan trọng nhất là chọn một màn hình tốt. Màn hình là giao diện chính đối với hệ thống và có thể là căn nguyên nhiều giờ buồn phiền hay hài lòng. Tại thời điểm CRT đã không còn, tôi đề nghị LCD cho hệ thống mới.
Phần lớn LCD được gắn với cổng analog VGA, nhưng hầu hết những kiểu hiện nay được thiết kế với đầu nối DV1, HDMI hay đầu nối Display Port đang thay thế cổng analog VGA.
Hệ thống cũ dùng cổng AGP (AGP: Accelerated graphics port) hay giao diện PCI cho card video, trong khi hệ thống hiện đại dùng PCI Express, Windows hỗ trợ nhiều màn hình trên một hệ thống và nó là tính năng rất hữu dựng với nhiều ứng dựng. Nếu tốc độ trò chơi là mục đích hệ thống và nó là tính năng rất hữu dụng với nhiều ứng dụng. Nếu tốc độ trò chơi là mục đích của bạn và bạn có thể chịu thêm chi phí, tìm hệ thống hỗ trợ hai hay nhiều card đồ họa PCI Express x16. Cả NVIDIA và ATI (nay là thành viên của AMD) đều cung cấp chipset video tốc độ cao được sử dụng để chạy nhiều card video cùng nhau làm gia tăng hiệu suất hiển thị video.
Nếu bạn dự kiến lắp đặt card video mới hơn như một sự thay thế nâng cấp cho hệ thống nên bỏ đi card video cũ và thay thế nó bằng bất kỳ card video nào hỗ trợ tiêu chuẩn bo mạch chủ (AGP hay PCI Express). Trong trường hợp hệ thống cũ hơn dùng AGP, nên chắc chắn rằng khe cắm AGP và card tương thích nhau bởi vì AGP có nhiều phiên bản dựa trên tốc độ (4x, 8x…). Cũng nên thay thế card video PCI hiện tại bằng card video PCI khác nếu không có khe cắm AGP, nhưng nên xem xét về sự nâng cấp hệ thống thay vì thêm khe cắm AGP hay PCI Express cho video nhanh hơn.
Nhiều bo mạch chủ tích hợp video cũng có khe cắm card AGP hay PCI Express; nếu bo mạch chủ có một khe cắm, nên thêm card thích hợp vào đó. Đa phần video trên bo sẽ tự động vô hiệu hóa, mặc dù bạn có thể phải vô hiệu nó trong BIOS Setup trong một số trường hợp.
Phần cứng âm thanh
Tất cả các hệ thống hôm nay có khả năng vận hành âm thanh ở một số mức độ, nghĩa là cần ít nhất bộ loa ngoài tàm tạm và bo mạch có âm thanh tích hợp hay một card âm thanh rời. Phần lớn hệ thống ngày nay có tính năng âm thanh tích hợp, nhưng nó được vô hiệu nếu thêm vào card âm thanh chất lượng cao chuyên dụng. Những card chuyên dụng là lý tưởng nếu muốn chất lượng âm thanh tốt nhất cho phát lại video (playback), nắm bắt âm thanh và hiệu chỉnh, hoặc tái hiện âm thanh gây tác dụng đến các âm đến từ các nơi (surround sound) cho trò chỉnh, hoặc tái hiện âm thanh được tích hợp trên bo và card âm thanh trên thị trường đều tương thích với Creative Sound Blaster, Windows DirectSound và những API âm thanh khác. Thực sự tất cả những card âm thanh chuyên dụng đều trên cơ sở PCI, có thể tìm những card ISA cũ hơn dù khó.
Loa được thiết kế để sử dụng với các loại máy tính từ những cái nhỏ đủ mạnh đến hệ thống lớn âm thanh nổi. Nhiều nhà sản xuất dẫn đầu về loa âm thanh nổi (stereo speakers) nay sản xuất những hệ thống loa cho máy tính. Một số bao gồm những loa dùng âm thanh có tần số thấp tạo ra âm thanh có độ trung thực cao (subwoofers) hay thậm chí thực thi âm thanh vòm Dolby 5.1, 6.1 hay 7.1.
Theo “Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scott Mueller