Thực sự việc lắp ráp hệ thống thì dễ dàng sau khi sắp xếp thứ tự lắp đặt các thành phần. Trong thực tế, khâu mua cá thành phần là dài nhất và cố gắng dùng hết kinh nghiệm. Về cơ bản hoàn thành hệ thống là vấn đề bắt vít mọi thứ với nhau, cắm cáp và đầu nối, cấu hình hệ thống để hoạt động đúng với nhau.
Ngắn gọn, bạn sẽ tìm ra liệu hệ thống có vận hành như bạn đã lên kế hoạch hay liệu có một số vấn đề không tương thích tồn tại giữa các thành phần. Cẩn thận và chú ý cách bạn lắp đặt các thành phần, Hiếm hoi một hệ thống lắp ráp mới lần đầu tiên hoạt động hoàn hảo, ngay cả với người xây dựng hệ thống có kinh nghiệm. Rất dễ dàng quên cầu nhay (jumper), bộ chuyển mạch (switch), hay kết nối cáp mà sau đó gây ra lỗi hoạt động hệ thống. Hầu hết phản ứng đầu tiên của mọi người khi có sự cố là đổ tội cho phần cứng, nhưng thường thì không phải. Sự cố thường do bước lắp đặt thiếu hay gây ra lỗi trong quá trình lắp ráp.
Trên tất cả, nguyên tắc quan trọng nhất của việc lắp ráp hệ thống cho riêng bạn là lưu trữ tất cả tài liệu và phần mềm đi với mỗi thành phần trong hệ thống. Tài liệu này không thể thiếu trong các vấn đề xử lý lỗi mà bạn gặp phải trong suốt quá trình lắp ráp và sau này. Bạn nên giữ lại tất cả tài liệu đi với các thành phần đặt hàng qua mail cho đến khi chắc chắn chúng không phải bị trả về.
Chuẩn bị lắp ráp
Để thực hiện quy trình lắp ráp vật lý, một máy tính cần chỉ một vài công cụ cơ bản; một cần xiết ốc ¼” hay tua vít Phillipshead ¼” cho các ốc bên ngoài giữ nắp thùng máy và một cần xiết ốc 3/16” hay tua vít Phillipshead 3/16” cho tất cả ốc khác. Kim mũi nhọn cũng giúp tháo các bộ phận tách hai phần với nhau (standoffs), cầu nhảy, các đầu nối cáp chặt cứng. Do sự tiêu chuẩn hóa thị trường, chỉ vài loại và kích cỡ ốc (với vài ngoại trừ) được dùng để nối kết hệ thống. Cũng vậy, sự lắp ráp vật lý của các thành phần chính thì giống nhau dù các nhà sản xuất khác nhau. Hình 19.1 thể hiện các thành phần kết hợp thành một hệ thống bình thường và hình 19.2 thể hiện hệ thống với các thành phần được lắp ráp. Lưu ý rằng các thành phần được thể hiện ở đây là cho máy tính tiêu chuẩn. Bảng liệt kê thành phần cuối có thể thay đổi.
Công cụ khác mà bạn cần là phần mềm. Bạn sẽ cần hệ điều hành cài đặt bằng đĩa và thật tốt để có đủ các đĩa với bất kỳ gói dịch vụ nào, các trình điều khiển hay phần mềm khác mà bạn sẽ muốn cài đặt.
Phần theo sau bao trùm các thủ tục lắp ráp và tháo ráp các thành phần này:
+ Thùng máy hay lắp ráp vỏ thùng
+ Bộ cấp nguồn
+ Các bo mạch tiếp hợp
+ Bo mạch chủ
+ Các ổ đĩa
Bảo vệ chống phóng tĩnh điện (ESD Protection)
Khi đang làm việc với các thành phần bên trong máy tính, bạn phải cần các biện pháp đề phòng cần thiết để ngăn ngừa phóng tĩnh điện ngẫu nhiên đối với các thành phần. Bất kỳ lúc nào cơ thể bạn cũng tích lượng lớn tĩnh điện dễ dàng làm tổn hại các thành phần hệ thống. Trước khi đặt tay vào một hệ thống mở, đầu tiên tôi chạm vào phần kim loại tiếp đất của thùng máy, như là khung nội bộ hay khung bộ cấp nguồn. Hành động này làm cân bằng điện tích thiết bị và cơ thể. Hãy chắc là hệ thống không cắm điện trong suốt quy trình lắp ráp. Một số người cho rằng bạn nên để hệ thống cắm vào nơi có tiếp đất thông qua dây nguồn điện và ổ cắm, nhưng không cần thiết. Nếu để hệ thống cắm vào, bản thân bạn sẽ gặp những vấn đề khác, như là tình cờ bật nguồn hay để nguồn khi lắp đặt một bảng mạch hay thiết bị, làm tổn hại bo mạch chủ hay những thiết bị khác.
Lưu ý:
Lưu ý bộ cấp nguồn được sử dụng trong nhiều hệ thống ngày nay sản xuất dòng điện +5V đến bo mạch chủ liên tục – đó là, bất cứ khi nào chúng được cắm điện. Tóm lại: Hãy chắc chắn bất kỳ hệ thống nào bạn đang làm việc đều không được cắm vào nguồn điện.
Cách tốt nhất để cân bằng điện tích giữa bạn và bất kỳ thành phần hệ thống nào là sử dụng bộ bảo vệ chống phóng tĩnh điện (ESD: Electrostatic discharge). Bộ này bao gồm một vòng đeo cổ tay và miếng đệm lót tĩnh điện với dây kim loại tiếp đất để gắn vào khung hệ thống. Khi làm việc trên hệ thống, bạn đặt miếng đệm kế bên bộ hệ thống. Kế tiếp, bạn kẹp dây kim loại làm việc trên hệ thống, bạn đặt miếng đệm kế bên bộ hệ thống. Kế tiếp, bạn kẹp dây kim loại tiếp đất vào miếng đệm lẫn phần không được sơn của khung hệ thống, kết cá phần với nhau. Bạn đeo vòng tay và gắn dây kim loại đến khung hệ thống hay miếng đệm. Nếu đang dung vòng đeo cổ tay và gắn dây kim loại đến khung hệ thống hay miếng đệm. Nếu đang dùng vòng đeo cổ tay không có đệm lót, kẹp dây kim loại của vòng đeo tay vào ngay khung hệ thống. Khi kẹp dây kim loại vào khung hệ thống, tìm nơi không có sơn để có tiếp đất tốt. Bước thiết lập này đảm bảo bất kỳ điện tích cũng được cân bằng giữa bạn và bất kỳ thành phần nào của hệ thống, ngăn chặn dòng tĩnh điện bất chợt làm hư hỏng mạch điện.
Khi lắp đặt hay tháo các ổ đĩa, card tiếp hợp và đặc biệt các phần chuyên dụng như bo mạch chủ, các module bộ nhớ hay bộ xử lý, bạn nên đặt những thành phần này lên miếng đệm tĩnh điện. Đôi khi mọi người đặt bộ hệ thống nên đặt ở bạn tháo bo mạch chủ khỏi hệ thống, sắp xếp cho nó có chỗ trên tấm nệm tĩnh điện.
Nếu không có tấm đệm lót tĩnh điện, đặt các bảng mạch và thiết bị lên bàn sạch sẽ. Luôn luôn đặt card tiếp hợp ở vị trí miếng ngàm kim loại được dùng để giữa card chặt vào hệ thống. Miếng ngàm này được gắn chặt vào mạch tiếp đất với card, vì vậy sờ vào miếng ngàm trước, bạn ngăn được sự phóng tĩnh điện vào các thành phần của card. Nếu bảng mạch không có miếng ngàm kim loại (bo mạch chủ chẳng hạn), cầm bo mạch chủ ở vị trí cạnh cẩn thận, cố gắng không chạm vào bất kỳ đầu nối hay thành phần nào. Nếu bạn không có thiết bị ESD như là vòng đeo cổ tay và đệm tĩnh điện, định kỳ vào khung hệ thống trong khi làm việc bên trong hệ thống để cân bằng bất kỳ điện tích nào bạn có thể có.
Lưu ý:
Một số người đề nghị đặt các bảng mạch và chip lên miếng lá nhôm. Tôi không khuyên làm theo bởi vì nó có thể dẫn đến một vụ nổ! Nhiều bo mạch chủ, card tiếp hợp và các bảng mạch khác ngày nay có dựng sẵn pin lithium NiCad. Những pin này phản ứng mãnh liệt (quá nóng và có thể bùng nổ) khi chúng bị chập mạch, chính xác là điều mà bạn sẽ làm bằng cách đặt bảng mạch lên phần giấy nhôm. Do bạn không phải lúc nào cũng biết bo mạch chủ có sẵn pin không, an toàn nhất là không bao giờ đặt bất kỳ bảng mạch nào lên bất kỳ bề mặt kim loại dẫn điện nào.
Theo “Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scott Mueller