Vài kết nối phải thực hiện giữa bo mạch chủ và thùng máy. Chúng bao gồm đèn LED cho ổ cứng và nguồn, loa trong, nút khởi động lại và nút nguồn. Phần lớn bo mạch chủ hiện đại cũng có vài cổng I/O dựng sẵn cần phải được kết nối, bao gồm hai thiết bị tiếp hợp chủ cũng có vài cổng I/O dựng sẵn cần phải được kết nối, bao gồm hai thiết bị tiếp hợp chủ ATA/SATA, bộ điều khiển ổ mềm, cổng USB phía trước hay cổng IEEE 1394. Một số bo mạch chủ có thêm những phần như là âm thanh và video dựng sẵn, hay thiết bị tiếp hợp SCSI.
Nếu bo mạch chủ là kiểu ATX, những đầu nối cho tất cả cổng I/O ngoài được dựng sẵn ở phía sau bo mạch chủ. Nếu dùng do kiểu Baby-AT kế thừa, bạn có thể phải lắp đặt những sợi cáp và giá móc để những cổng Serial, parallel, I/O ngoài khác đến phía sau thùng máy.
Nếu bo mạch chủ có I/O trên bo (gần như các cáp PC ngày nay đều sử dụng I/O trên bo), dùng tiến trình sau để nối những cáp:
1.Nối cáp ổ mềm giữa ổ mềm và đầu nối bộ điều khiển ổ mềm 34 chân trên bo mạch chủ.
2.Nối những cáp Serial ATA, Parallel ATA đến các ổ cứng và cổng tiếp hợp chủ trên bo mạch chủ (xem hình 19.19). Thông thường, hệ thống cũ dùng đầu nối kênh ATA chính cho các ổ cứng và kênh thứ hai cho các ổ quang. Hầu hết hệ thống mới hơn dùng kết nối Serial ATA cho các ổ cứng và Parallel ATA cho các ổ đĩa quang hay có thể kết nối SATA cho tất cả ổ đĩa.
3.Gắn công tắc bảng trước, LED, dây loa trong và những cổng đặt phía trước như là USB, IEE 1394 từ bảng phía trước thùng máy vào bo mạch chủ. Nếu thùng không được đánh dấu trên bo , hãy kiểm tra từng cacsi trên biểu đồ trong sách hướng dẫn sử dụng bo mạch chủ. Hình 19.20 thể hiện các đầu nối bảng trước. Không may là, mặc dù có những tiêu chuẩn cho các loại kết nối này, nhiều nhà sản xuất bo mạch chủ và thùng máy không tuân thủ theo những tiêu chuẩn công nghiệp và bạn có thể thất vọng thực hiện kết nối. Chương 4 có sơ đồ chân ra và biểu đồ kết nối chi tiết cho hầu hết bo mạch chủ và thùng máy.
Lắp đặt ổ đĩa
Tại phần này, bạn lắp đặt các ổ đĩa cứng, ổ đĩa quang và ổ đĩa mềm tùy chọn.
Cấu hình ổ đĩa
Trước khi láp đặt ổ đĩa cứng hay ổ đĩa quang vào máy tính, bạn phải chắc là nó được định hình đúng. Các ổ Serial ATA thường không đòi hỏi bất kỳ cấu hình cầu nhảy nào. Các ổ Parallel ATA lại yêu cầu mỗi ổ được định hình như chính/phụ (master/slave) hay chọn cáp (CS:cáp select). Thông thường bạn thiết lập các ổ cứng Parallel ATA qua chọn cáp (CS) và dùng cáp dẫn 80.
Do ổ đĩa Serial ATA kết nối với thiết bị tiếp hợp chủ SATA trong cấu hình điểm nối điểm dùng một sợi cáp chuyên dụng, không có thiết lập chính, phụ hay chọn cáp như các ổ đĩa Parallel ATA.
Tuy nhiên lưu ý rằng một số ổ đĩa cứng SATA có thể dùng cầu nhảy để giải quyết vấn đề tương thích, chẳng hạn như khóa ổ đĩa tốc độ giao diện 3Gbps vào chế độ 1.5Gbps để vận hành với một số thiết bị tiếp hợp chủ 1.5Gbps cũ.
Lắp đặt ổ đĩa
Một số thùng máy dùng các ray nhựa hay kim loại để đảm bảo cho các canh ổ đĩa trượt vào ô chứa trong thùng máy. Một số thùng máy khác có các ô chứa ô đĩa trực tiếp giữ ổ đĩa qua các đinh ốc và không cần phần cứng khác. Một số thùng máy có các chốt trượt để giữ ổ đĩa không cần các đinh ốc. Vẫn có những thùng máy dùng lồng chứa, đầu tiên bạn lắp các ổ đĩa vào lồng và sau đó trượt lồng vào thùng máy (xem hình 19.21). Nếu thùng máy của bạn dùng các ray hay lồng chứa, chúng luôn đi kèm với thùng máy. Với cơ cấu gắn kết thích hợp của thùng máy, tất cả bạn cần lắp đặt ổ đĩa trần.
Do các ổ đĩa PATA và SATA dùng cáp khác nhau, hãy chắc bạn sử dụng đúng cáp cho ổ đĩa và bộ điều khiển/thiết bị tiếp hợp chủ. Cho thí dụ, để chạy chế độ PATA 66MBps và nhanh hơn (133MBps), bạn cần cáp dẫn 80. Cáp này cũng được đề nghị ngay cả khi bạn chạy chế độ 33MBps và chậm hơn. Để xác định cáp dẫn 40 hay 80, đơn giản đếm các lằn gợn trên dải cáp mỗi lằn gợn chứa một dây dẫn (conductor). Một nhận biết khác là cáp dẫn 80 thường có phần cuối đầu nối bo mạch chủ được mã màu xanh da trời, các đầu nối ổ đĩa chính và phụ được mã màu đen, xám, theo thứ tự.
Nếu bạn cần thêm phần cứng mang ổ đĩa (không đĩa chung với thùng máy hay ổ đĩa), có vài công ty chuyên về rầm treo ổ đĩa, cáp và các linh kiện, phần cứng khác như Ci Design (www.cidessign.com) . Micro Accessories (www.micro-a.com), Jameco (www.Jameco.com) và NewEgg (www.newegg.com). Nếu định đặt ổ cứng 3 ½” vào ổ chứa 5 ¼”, bạn cần một loại rầm treo. Nhiều ổ cứng 3 ½” đi với những rầm treo, hay một rầm có thể đi kèm với thùng máy.
Ghi chú:
Bạn cũng nên xem độ dài cáp ổ đĩa khi thêm ổ đĩa cứng. Rất phiền hà để lắp mọi thứ mà bạn nghĩ sẽ cần để lắp một ổ đĩa và rồi nhận ra sợi cáp ổ đĩa không đủ dài để nối đến vị trí ổ đĩa mới. Bạn có thể loay hoay đặt lại ổ đĩa vào vị trí gần hơn đối với đầu nối giao diện trên thiết bị tiếp hợp chủ hay bo mạch chủ hay là chỉ cần dây cáp dài hơn. Giải cáp PATA về mặt kỹ thuật bị giới hạn 18” tổng chiều dài theo tiêu chuẩn; tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp bạn có thể dùng cáp 27” chiều dài miễn là loại cáp dẫn 80. Cáp dài hơn mức đó, cũng như loại “tròn”, không được dùng. Điều này thực quan trong nếu ổ đĩa sẽ dùng chế độ cũng như loại “tròn”, không được dùng . Điều này thực quan trọng nếu ổ đĩa sẽ dùng chế độ 133MBps. Dùng cáp quá dài gây ra các lỗi định thời gian và suy biến tín hiệu, có thể gây sai lạc dữ liệu trên ổ cứng.
Lưu ý:
Nhiều ổ đĩa cứng đi với các ốc vít có độ dài ngắn đặc biệt mà có thể cùng kích cỡ ốc như các ốc khác mà bạn dùng trong hệ thống, nhưng lại không thể thay cho nhau được. Nếu dùng ốc quá dài, nó có thể thò ra quá xa vào vỏ ổ đĩa và gây ra các sự cố.
Quy trình cơ bản cho lắp đặt ổ đĩa như sau:
1.Nếu ổ đĩa là PATA, hãy chắc là các cầu nhảy được thiết lập đúng (Chọn cáp được thực hiện đúng). Nếu ổ đĩa là SATA thường không cần cấu hình cầu nhảy, tuy nhiên trong một số ổ đĩa 3.0Gbps bạn có thể cần đặt một cầu nhảy để buộc ổ đĩa vào chế độ 1.5Gbps cho tương thích với thiết bị tiếp hợp chủ 1.5Gbps.
2.Trượt ổ đĩa vào ổ chứa ổ đĩa có sẵn, gắn chắc chắn nó bằng ốc vít, các ray hay rầm treo đi chung với ổ cứng hay thùng máy.
3.Kết nối cáp dữ liệu SATA hay PATA giữa ổ đĩa và thiết bị tiếp hợp chủ (đầu nối bo mạch chủ). (xem hình 19.23).
4.Gắn đầu nối nguồn với ổ đĩa. Một số ổ đĩa SATA có đầu nối nguồn thiết bị ngoại vi 4 chân cũng như đầu nối nguồn SATA 15 chân, trong đó bạn dùng đầu này hay đầu kia, nhưng không đồng thời. Nếu ổ cứng chỉ có đầu nối nguồn SATA và bộ cấp nguồn không có đầu nối nguồn SATA, bạn có thể cần mua một thiết bị ngoại vi đến SATA (peripheral-to-SATA) nếu nó không đi chung với ổ đĩa. Loại tiếp hợp này đổi đầu nối nguồn thiết bị ngoại vi 4 chân thành đầu nối SATA 15 chân. Nếu cần, bạn cũng dùng cáp chia chữ Y để tạo ra hai đầu nối từ một đầu nối (một số máy tính có ít đầu nối nguồn hơn ô chứa ổ đĩa).
Lưu ý:
Nếu ổ đãi có loại đầu nối nguồn quy ước (cũng được gọi là peripheral hay legacy) lẫn SATA, bạn không được cắm hai đầu nối nguồn cùng lúc, nếu không ổ cứng có thể bị hư hại.
Theo “Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scott Mueller