Tại phần này, nếu đang bắt đầu với ổ đĩa mới, bạn phải cài đặt hệ điều hành. Nếu dùng hệ điều hành không phải Windows, theo tài liệu cho quy trình cài đặt. Nếu đang cài đặt Windows và muốn biết thông tin chi tiết, xem phiển bản mới nhất của cuốn sách Nâng cấp và sửa chữa Windows (Upgrading and Repairing Windows).
Trên hệ thống mới đang cài Windows, thực sự không có bất kỳ điều gì bạn cần phải làm khác hơn là khởi động từ đĩa (bạn có thể phải cho phép ổ đĩa quang như thiết bị khởi động trong BIOS Setup) và theo các hướng dẫn để cài đặt hệ điều hành. Windows tự động nhận biết liệu ổ cứng cần được phân vùng, định dạng và cho phép bạn thực hiện tại bước đầu phần cài đặt.
Nếu đang cài Windows XP trên hệ thống với ổ cứng SATA đặt ở chế độ RAID hay AHCI, bạn có thể cần nhấn phím F6 tại bước đầu phần cài đặt, yêu cầu đĩa mềm cài đặt với các trình điều khiển thích hợp. Bạn đã có một đĩa này đi kèm với bo mạch chủ; nếu không có, tải các trình điều khiển về từ nhà sản xuất bo mạch chủ. Hiển nhiên bạn cần một ổ đĩa mềm cho việc này; nếu không có ổ mềm; bạn tích hợp các trình điều khiển lưu trữ lớn nhất vào đĩa cài đặt XP bằng cách dùng các gói trình điều khiển tại www.driverpacks.net.
Các DVD cài đặt Windows 7/Vista tích hợp các trình điều khiển cho hầu hết chipset, vì vậy bạn không cần thêm các trình điều khiển. Tuy nhiên, nếu ổ cứng không được nhận biết tại bước đầu của phần cài đặt hệ điều hành, có nghĩa các trình điều khiển có thể được yêu cầu. Điều tốt là bạn không phải cung cấp chúng qua đĩa mềm như với Windows XP, thay vào đó, qua đĩa quang hay ổ USB flash, rất tiện lợi.
Trong suốt bước đầu của phần cài đặt, bạn có thể xóa các phân vùng tồn tại và tạo ra phần vùng mới nếu muốn. Trên ổ đĩa không có phân vùng, nếu bạn nói người cài đặt cài Windows vào “chỗ không được phân vùng”, người cài đặt tự động tạo và định dạng một phân vùng bằng cách dùng tất cả không gian có sẵn.
Một khi có hệ điều hành đã cài đặt, tôi đề nghị cài trình điều khiển. Bạn phải cài đặt nhiều trình điều khiển sau khi hệ điều hành được cài đặt. Bao gồm các trình điều khiển chipset cho bo mạch chủ, trình điều khiển card video, trình điều khiển USB và nhiều nữa. Trong những số này, các trình điều khiển chipset bo mạch chủ là then chốt và phải được cài đặt trước. Một đĩa chứa những trình điều khiển này đi kèm với bo mạch; chèn đĩa này và theo các hướng dẫn để cài đặt các trình điều khiển. Kế tiếp cài đặt những trình điều khiển khác như là video, mạng, modem và nhiều nữa.
Một khi các trình điều khiển quan trọng được cài đặt, bạn cài đặt bất kỳ gói dịch vụ nào không có trong đĩa cài đặt hệ điều hành và cuối cùng cập nhật bất kỳ hệ điều hành nào. Bước cuối cùng, bạn có thể cần kết nối cáp mạng và truy cập trực tuyến. Miễn là bạn cài đặt gói dịch vụ mới nhất, bật firewall mặc định. Sau khi nâng cấp hệ điều hành, bạn cài đặt các ứng dụng ưa thích của bạn.
Sửa lỗi những lắp đặt mới
Tại lúc này, hệ thống nên khởi động lại và thử nạp hệ điều hành từ ổ mềm, ổ quang hay ổ cứng. CD hay DVD có khả năng khởi động chứa hệ điều hành hiện đại nhất được chèn vào ổ đĩa quang thứ nhất. Khi bắt đầu, hệ thống khởi động và hoặc hoàn tất bảng chọn cài đặt hoặc một lệnh chính xác. Nếu bất kỳ sự cố nào tồn tại, đây là những mục cơ bản để kiểm tra:
+ Nếu hệ thống không có nguồn điện, kiểm tra dây nguồn. Nếu dây nguồn được cắm vào dài nguồn (power strip), hay đảm bảo dài này được cắm. Thông thường, công tắc điện có thể tìm thấy phía trước thùng máy, nhưng một số nguồn cung cấp điện có công tắc ở phía sau.
+ Kiểm tra xem công tắc điện có kết nối đúng bên trong thùng máy không. Có một kết nối từ công tắc đến bo mạch chủ; kiểm tra hai đầu để đảm bảo chúng được kết nối đúng.
+ Kiểm tra đầu nối nguồn chính từ nguồn cung cấp đến bo mạch chủ. Đảm bảo những đầu nối được đặt đủ và nếu bo mạch chủ thuộc loại Baby-AT, phải chắc chắn là chúng được cắm vào đúng hướng và theo trình tự.
+ Nếu hệ thống đang chạy nhưng không thể hiện trên màn hình, kiểm tra để đảm bảo màn hình đã được cắm vào hệ thống, được bật, được kết nối an toan và chính xác để card video.
+ Kiểm tra card video để đảm bảo nó được đặt hoàn toàn trong khe cắm bo mạch chủ. Tháo ra và đặt lại card video, có thể thử khe cắm khác nếu nó là card PCI.
+ Nếu hệ thống kêu bip nhiều hơn một lần, BIOS đang báo lỗi. Xem mã lỗi BIOS được liệt kê trong chương 20 xem chúng có ý nghĩa gì. Cũng vậy tham khảo tài liệu bo mạch trong phần BIOS bảng mã lỗi.
+ Nếu đèn LED trên ổ mềm, ổ cứng hay ổ quang ở tình trạng sáng liên tục không nhấp nháy, cáp dữ liệu có thể được lắp đặt về phía sau hay bị bỏ đi vài chân. Kiểm tra kí hiệu trên cáp có được định hướng đúng về phía chân 1 trên hai đầu nối ổ đĩa và bo mạch chủ. Cũng vậy, kiểm tra những cầu nhảy ổ đĩa cho những quan hệ kiểu master/slave đúng.
Khi bạn chắc hệ thống bật và chạy thành công, tắt nguồn và xiết ốc vỏ đậy thùng máy. Bây giờ hệ thống mới của bạn đã sẵn sàng cho phần cài đặt hệ điều hành.
Theo “Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scott Mueller