Trang chủ » Tư vấn »Bảo Trì Máy Tính - Mạng LAN» Bo mạch chủ

Ngày tạo: 19/02/2016

Bo mạch chủ



Vài hệ số dạng tương thích được sử dụng cho bo mạch chủ. Hệ số dạng cho biết kích thước và kích cỡ bo mạch chủ và chỉ ra loại thùng máy nào vừa với bo mạch chủ.

Nói chung an toàn nhất với hệ số dạng ATX, hay các biến thể của ATX như là microATX, ATX đơn thuần là dòng có hệ số dạng phổ biến nhất, với nó bạn sẽ có nhiều lựa chọn về thùng máy, bo mạch chủ và bộ cấp nguồn.

Ghi chú:

Để có nhiều thông tin về tất cả hệ số dạng bo mạch chủ, tham khảo chương 4. Bạn cũng tìm được các tài liệu tham khảo chuẩn chi tiết về các hệ số dạng hiện đại tại trang (www.formfactors.org).

Ngoài hệ số dạng và sự hỗ trợ bộ xử lý, bạn nên xem xét vài tính năng khác khi lựa chọn bo mạch chủ. Phần sau phân tích từng tính năng.

Chipset

Ngoài bộ xử lý, thành phần chính trên bo mạch chủ được gọi là chipset. Đây thường là một bộ từ 1 hay 2 con chip chứa những mạch điện chính của bo mạch chủ. Chỗ hai chip được sử dụng thường được gọi là North Bridge, MCH (Memory Controller Hub) hay IOH (I/O Hub) và South Bridge hay ICH (I/O Controller Hub). Nhiều bộ xử lý mới tích hợp các chức năng của chip thứ nhất vào bộ xử lý và gọi chip còn lại là PCH (Plaform Controller Hub). Những chip trong chipset này thay cho 150 hay nhiều hơn các thành phần khác nhau được sử dụng trong hệ thống AT IBM đầu tiên và cho phép nhà thiết kế bo mạch chủ dễ dàng tạo ra một hệ thống chức năng chỉ từ vài phần tử. Trong phần lớn hệ thống chipset chứa hầu hết các mạch bo mạch chủ ngoại trừ bộ xử lý và bộ nhớ.

Bởi vì chipset thực sự là bo mạch chủ, chipset được dùng trong các bo mạch chủ có ảnh hưởng sâu sắc đến tốc độ hoạt động của bo mạch chủ. Nó đọc tất cả tham số tốc độ và những giới hạn của bo, như là kích cỡ và tốc độ bộ xử lý, những bus được hỗ trợ và tốc độ của chúng và nhiều thứ nữa.

Nếu bạn lên kế hoạch để kết hợp những công nghệ như là Accelerated Graphics Port (AGP) hoặc Universal Serial Bus (USB) vào hệ thống, bạn phải chắc là bo mạch chủ của bạn có chipset hỗ trợ những tính năng này.

Nếu bạn lên kế hoạch để kết hợp những công nghệ như là Accelerated Graphics Port (AGP) hoặc Universal Serial Bus (USB) vào hệ thống, bạn phải chắc là bo mạch chủ của bạn có chipset hỗ trợ những năng này.

Do chipset liên tục được giới thiệu và cải tiến, tôi không thể liệt kê tất cả chúng và chức năng của chúng; tuy nhiên bạn sẽ tìm thấy mô tả chi tiết của chúng trong chương 4. Vài chipset tốc độ cao phổ biến trên thị trường hôm nay.

Rõ ràng, sự lựa chọn chipset phải trên cơ sở bộ xử lý bạn chọn và những thành phần bổ sung mà bạn dự định lắp đặt vào máy tính.

Chipset chỉ ra loại khe cắm bus trên bo mạch chủ. Phần lớn chipset gần đây chỉ có khe cắm PCI và PCIe (PCI Express): nếu bạn có card ISA hay AGP, nhiều khả năng chúng sẽ không thể sử dụng được trong hệ thống mà bạn xây dựng hay mua.
Nếu bạn thực sự muốn tìm hiểu sâu thông tin kỹ thuật về chipset trên một bo mạch chủ cụ thể, tôi đề nghị tải về tài liệu (thường được gọi là databook) cho chipset. Tài liệu này cũng giúp mô tả các chức năng Advanced Chipset Setup trong chương trình Setup của hệ thống. Với thông tin này bạn có thể tinh chỉnh cấu hình kỹ thuật bo mạch chủ bằng cách biến đổi các tính năng và thiết lập của chipset.

Lưu ý:

Một thực tế thú vị là số lượng mà nhà sản xuất bo mạch chủ đã mua chúng, chipset thường giá 40$ một cái. Nếu có bo mạch chủ cũ hơn cần sửa chữa, bạn thường không thể mau được những chipset bởi vì nó không được trữ bởi nhà sản xuất sau khi ngưng sản xuất chúng. Không nói đến phần lớn chipset có tính năng bề mặt trên gói BGA (BGA: ball grild array) khó cực kỳ khi tháo bỏ hay thay thế. Chipset giá thành thấp là một trong những lý do bo mạch chủ trở thành món hàng dùng một lần hiếm khi được sửa chữa.

BIOS 

Một tính năng quan trọng khác trên bo mạch chủ là hệ thống input/output cơ bản (BIOS; basic input/output system). Nó cũng được gọi là ROM BIOS bởi vì mã được chứa trong chip ROM (ROM: read-only memory). Có vài điều đề cập ở đây. Hầu hết BIOS được cung cấp bởi một trong những nhà cung cấp BIOS chủ yếu như AMI (American Megatrends International), một trong những nhà cung cấp BIOS chủ yếu, như AMI (American Megatrends International), Phonex hay Award (thuộc về Phoneix). BIOS thường được chứa trong loại chip có thể tái lập trình đặc biệt được gọi là Flash ROM hay EEPROM (EEPROM: electrically erasable programmable read-only memory). Điều này cho phép bạn tải xuống những cập nhật BIOS từ programmable read-only memory). Điều này cho phép bạn tải xuống những cập nhật BIOS từ nhà sản xuất, dùng một chương trình họ cung cấp, dễ dàng cấp nhật mã trong BIOS của bạn. Trước khi mua bo mạch chủ, kiểm tra xem bo mạch chủ có được hỗ trợ tốt và nhà sản xuất có cung cấp các nâng cấp BIOS tải về được không. Nếu không thể tìm thấy dễ dàng các nâng cấp BIOS, trình điều khiển, tài liệu cho bo mạch chủ trên website nhà sản xuất, bạn chọn bo mạch chủ từ nhà sản xuất khác có hỗ trợ tốt hơn.

Bạn cũng cần xác định bo mạch chủ và BIOS hỗ trợ xử lý lắp đặt ban đầu lẫn bộ xử lý có thể nâng cấp trong tương lai. Nếu bo mạch chủ và chipset thích ứng với bộ xử lý nhưng không thể với BIOS, nâng cấp BIOS để có sự hỗ trợ.
Thực sự tất cả bo mạch chủ xây dựng vài năm sau này đều bao gồm BIOS với hỗ trợ cho đặc điểm kỹ thuật cắm là chạy (PnP :Plug and Play). Điều này giúp cài đặt những card mới dễ dàng hơn, đặc biệt là những card Plug and Play. Plug and Play tự động phần cài đặt dùng phần mềm đặc biệt dựng sẵn vào BIOS và hệ điều hành (như là Windows 9x/Me và Winows 2000/XP) để cấu hình hoàn toàn tự động những card tiếp hợp và giải quyết những xung đột nguồn thiết bị tiếp hợp.

Bạn cũng cần kiểm tra xem BIOS có hỗ trợ cả hai bộ xử lý ba đầu dự định lắp đặt và bộ xử lý có thể nâng cấp trong tương lai. Nếu bo mạch chủ và chipset chấp nhận bộ xử lý mới nhưng BIOS không thể, nâng cấp BIOS cần thiết để có hỗ trợ chuẩn xác.

Theo “Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scott Mueller