Thùng máy và bộ cấp nguồn (PSU: Power supply unit) được bán thành một bộ, mặc dầu có một số nhà kinh doanh bán chúng riêng rẽ. Bộ cấp nguồn đi với thùng máy giá rẻ hơn thường có chất lượng thấp hơn hay không đủ cấp điện, vì thế bạn có thể muốn thay thế PSU được bán với cái bạn lựa chọn. Có nhiều thiết kế thùng máy để lựa chọn, thường tùy thuộc hệ số dạng bo mạch chủ bạn muốn sử dụng, số hộc ổ đĩa sẵn có để dùng và liệu hệ thống là máy để bàn hay đặt trên sàn nhà dưới cái bàn, trên kệ hay một số vị trí đặt khác. Có những thùng máy bổ sung quạt làm mát, cổng I/O và cổng audio mặt trước, những tấm cạnh có thể tháo lắp, ngăn đựng bo mạch chủ để lắp đặt bo mạch chủ dễ dàng hơn, cũng như các thùng máy không cần công cụ tháo lắp, các thùng máy dạng rack và nhiều cái khác nữa. Đối với phần lớn hệ thống xây dựng cho khách hàng, thùng máy dạng tháp cỡ trung hỗ trợ bo mạch chủ dạng ATX hay microATX đi với nguồn dạng ATX12V hay EPS12V là lựa chọn được khuyên dùng. Bộ cấp nguồn ATX12V 2.x và EPS12V đều có đầu nối nguồn chính 24 chân. EPS12V cũng có đầu nối nguồn bộ xử lý +12V 8 chân thay vì 4 chân tiêu chuẩn trên bộ cấp nguồn ATX12V.
Kích cỡ và hình dạng của một thành phần được gọi là hệ số dạng. Hệ số dạng thùng máy phổ biến nhất như sau:
+ Tháp cỡ lớn (Full-tower)
+ Tháp cỡ trung hoặc nhỏ (Mid-hay mini-tower)
+ Loại để bàn (Desktop)
+ Loại thấp bé (cũng được gọi là slimline)
Những cái này không là hệ số dạng chính thức như bo mạch và bộ cấp nguồn; tuy nhiên mỗi thùng máy được thiết kế để phù hợp với hệ số dạng bo mạch chủ và bộ cấp nguồn cụ thể. Bạn phải chắc chắn rằng thùng máy bạn lựa chọn phù hợp với loại bo mạch chủ và bộ cấp nguồn bạn muốn sử dụng.
Sau khi định được dạng thùng máy, bạn cần chọn một cái phù hợp với dạng bo mạch chủ và bộ cấp nguồn bạn muốn sử dụng. Thùng máy dạng tháp thấp nhỏ hoặc slimline thường chỉ chấp nhận bo mạch MicroATX, FlexATX hay những bo mạch chủ nhỏ hơn, có phần hạn chế, sự lựa chọn của bạn.
Trong họ ATX và BTX, thùng máy lớn hơn luôn thích hợp bo mạch chủ nhỏ hơn. Cho thí dụ, nếu một thùng máy vừa bo mạch ATX kích cỡ đầy đủ, nó cũng thích hợp với bo mạch chủ microATX và FlexATX.
Thùng máy bạn chọn thực sự là vấn đề sở thích cá nhân và vị trí đặt hệ thống. Phần lớn mọi người cảm thấy hệ thống dạng tháp rộng hơn và dễ dàng làm việc hơn, thùng máy kích cỡ đầy đủ có nhiều ngăn cho các thiết bị lưu trữ. Các thùng máy dạng tháp thường không đủ ngăn để chứa ổ đĩa mềm, nhiều ổ đĩa cứng, ổ đĩa quang, các ổ đĩa băng từ và bất kỳ linh kiện nào bạn có thể muốn lắp đặt. Tuy nhiên, một số thùng máy để bàn có nhiều chỗ như thùng máy dạng hình tháp, đặc biệt các kiểu dạng tháp cỡ nhỏ và tháp cỡ trung. Thực tế thùng máy hình tháp đôi khi được xem như thùng máy để bàn quay về một bên hay ngược lại. Một số thùng máy thì có thể hoán đổi đó là chúng được dùng cho dạng để bàn hay hình tháp.
Khi nói đến bộ cấp nguồn, điều quan tâm nhất là bạn dự định gắn bao nhiêu thiết bị vào hệ thống và chúng cần bao nhiêu điện năng. Chương 18, “Bộ cấp nguồn” mô tả tiến trình tính toán lượng điện năng mà phần cứng hệ thống cần và chọn bộ cấp nguồn thích hợp cho nhu cầu của bạn.
Khi xây dựng hệ thống, bạn nên chú ý đến khả năng nâng cấp và sửa chữa. Một máy tính được thiết kế riêng sử dụng lâu hơn kiểu làm sẵn bởi vì bạn dễ dàng thêm hay thay thế các thành phần. Khi chọn thùng máy và bộ cấp nguồn, để lại một số chỗ cho việc mở rộng, trên giả định bạn sẽ muốn lắp đặt thêm các ổ đĩa hay những thiết bị mới khác xuất hiện trên thị trường mà bạn cần có. Cụ thể hãy chắc là bạn có ít nhất vài ngăn ổ đĩa trống bên trong và chọn bộ cấp nguồn sản lượng cao hơn điện năng ban đầu bạn cần cho thiết bị hiện thời, vì vậy nó sẽ không đòi hỏi khi thêm các thành phần sau này.
Bộ xử lý
Cả Intel lẫn AMD bán những bộ xử lý thông qua hai kênh hay phương thức chủ yếu. Chúng là dạng đóng hộp (boxed) (hay bán lẻ) và OEM.
Sự khác biệt hiển nhiên nhất của bộ xử lý đóng hộp và OEM là sự đóng gói. Cả hai về mặt kỹ thuật đều được đóng hộp, bộ xử lý đóng hộp Intel hay AMD được đóng hộp riêng trong một hộp nhỏ đầy màu sắc bao gồm bộ xử lý, bộ tản nhiệt và quạt, sách hướng dẫn lắp đặt, một giấy hộp nhỏ đầy màu sắc bao gồm bộ xử lý, bộ tản nhiệt và quạt, sách hướng dẫn lắp đặt, một giấy chứng nhận tính xác thực, giấy tờ bảo hành và những thứ khác. Trong số lưu ý đặc biệt là hệ thống làm mát trong thùng máy được thiết kế để hoạt động trong môi trường nhiệt tệ hại nhất và là bộ nặng nề, chất lượng rất cao.
Mặt khác, bộ xử lý OEM đặt trong hộp lớn chứa nhiều tray, mỗi tray 10 bộ xử lý, tổng lên tới 100 bộ xử lý trong một hộp, không bộ tản nhiệt và quạt, không sách hướng dẫn lắp đặt, không giấy tờ bảo hành và những thứ khác đi kèm. Các nhà kinh doanh OEM có thể cung cấp bộ tản nhiệt và quạt cùng với bộ xử lý OEM; tuy nhiên chúng thường không có chất lượng đồng đều và tốc độ dưới mức chuẩn. Các nhà sản xuất hệ thống chính mua số lượng lớn bộ xử lý OEM.
Bộ xử lý đóng hộp thường có ba năm bảo hành trực tiếp từ nhà sản xuất bộ xử lý. Vì vậy, nếu bộ xử lý hỏng trong ba năm từ ngày mua, người dùng tiếp xúc trực tiếp với Intel hay AMD và họ sẽ được thay chip này. Bộ xử lý OEM không được bảo hành từ nhà sản xuất (Intel hay AMD); công ty mà bạn mua bộ xử lý sẽ bảo hành 30 hay 90 ngày. Thời gian bảo hành và cách thức mà nó dược quản lý toàn bộ tùy thuộc đại lý mà bạn mua bộ xử lý, có thể là một vấn đề nếu đại lý đó không còn kinh doanh nữa.
Do bo mạch chủ tác động vào hay làm hạn chế sự lựa chọn của bạn trên bộ xử lý, bạn nên chọn bộ xử lý trước, kết tiếp loại socket bộ xử lý (hay khe cắm) trên bo mạch chủ. Để có nhiều thông tin về bộ xử lý, tham khảo chương 3, “các loại bộ xử lý và đặc điểm kỹ thuật”.
Lời khuyên:
Kiểm tra NewEgg.com tìm thông tin bo mạch chủ và bộ xử lý được bán. Trang này như một công cụ tìm kiếm hữu ích để kiểm tra thành phần nào hiện đang có sẵn, giá của nó, cũng như đặc điểm kỹ thuật và các yêu cầu tương thích.
Theo “Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scott Mueller