Bộ nhớ chính thường được lắp đặt trong hình thức của hai module bộ nhớ (DIMMs; dual inline memory modules). Ba loại module bộ nhớ chính thường được sử dụng ở những hệ thống PC ngày nay, với vài sự khác biệt ở mỗi loại. Những loại chính là:
+ 184-pin DDR DIMM
+ 240-pin DDR2 DIMM
+ 240-pin DDR3 DIMM
Bộ nhớ SDRAM gấp đôi tốc độ dữ liệu (DDR: Double data rate) là sự biến đổi mới hơn trên SDRAM trong đó dữ liệu được truyền nhanh gấp đôi và nó là loại bộ nhớ phổ biến nhất được dùng trong các hệ thống từ 2004. DDR3 là loại bộ nhớ chính mới nhất trên thị trường và nhanh chóng trở thành loại bộ nhớ có trong những hệ thống mới.
Bo mạch chủ hiện đại dùng bộ nhớ trong chế độ một, hai hay ba kênh. Trong chế độ kênh đơn, mỗi DIMM 64 bit được truy cập riêng lẻ, trong khi chế độ kênh đôi hay ba các module được truy cập nhanh gấp 2 hay ba lần cho hiệu suất cao hơn. Nếu muốn sử dụng sự lợi ích của chế độ nhiều kênh nhanh hơn, bạn chắc chắn mua và lắp đặt các module bộ nhớ phù hợp với chế độ nhiều kênh.
Một số module bộ nhớ có bit dư kiểm tra lỗi cho mỗi nhóm 8 bit. Chúng được gọi là các module ECC (error-correcting code). Sự hỗ trợ ECC thường chỉ thấy trên bo mạch chủ loại máy chủ và hiếm khi thấy trên bo mạch chủ được dùng cho máy tính. Nếu muốn lắp đặt các module ECC mắc tiền hơn trong hệ thống, phải chắc chắn bo mạch chủ có đủ hỗ trợ cần thiết.
Để có nhiều thông tin về tất cả loại bộ nhớ máy tính, tham khảo chương 6
Các cổng I/O
Thực sự tất cả bo mạch chủ hiện nay đều có sẵn các cổng I/O. Trong trường hợp hiếm hoi không có những cổng này, chúng phải được cung cấp qua bo cắm mở rộng làm lãng phí một khe cắm mở rộng. Những cổng sau đây có thể được bao gồm trong bất kỳ hệ thống mới nào mà bạn lắp ráp:
+ Cổng bàn phím PS/2 (loại mini-DIN)
+ Cổng chuột PS/2 (loại mini-DIN)
+ Cổng Serial
+ Cổng Parallel
+ Bốn hay nhiều cổng USB
+ Một hay nhiều cổng FireWire
+ Một hay hai đầu nối analog VGA, DVI, HDMI hay DisplayPort video (video được tích hợp).
+ Cổng RJ-45 cho 10/100 hay Gigabit Ethernet
+ Đầu nối Audio (Loa, microphone và nhiều thứ).
+ Một hay nhiều cổng Parallel ATA.
+ Hai hay nhiều cổng Serial ATA.
Một số bo mạch chủ thiếu các cổng serial, parallel, bàn phím và chuột (được xem là những cổng kế thừa –legacy port), thay vào đó chọn USB cho những kết nối này. Bạn có thể muốn tránh những bo mạch chủ “không kế thừa” nếu vẫn dùng những thiết bị ngoại vi với những loại kết nối này. Phần lớn bo mạch chủ có tính năng âm thanh tích hợp với nhiều bo mạch chủ có thêm video tích hợp.
Tất cả những cổng tích hợp được hỗ trợ trực tiếp bởi chipset bo mạch chủ hay bởi chip Super I/O và những thành phần giao diện thêm vào. Thêm giao diện âm thanh, video trực tiếp vào bo mạch chủ tiết kiệm được tiền bạc và một khe cắm mở rộng, đặc biệt quan trọng cho những hệ thống giá thấp được bán hiện nay. Trong trường hợp video tích hợp bạn có khả năng đạt tốc độ như có một card video AGP hoặc PCI Express riêng biệt.
Nếu những thiết bị này không có trên bo mạch chủ, những bo Super I/O hoặc multi-I/O đều thực thi được những cổng này. Phần lớn những phiên bản mới hơn của những bo này dùng chip đơn bởi vì rẻ hơn và khá tin cậy.
Tất nhiên điêu trở ngại đầu tiên của việc có nhiều chức năng như card video và card mạng được dựng sẵn trên bo mạch chủ là việc có ích hoặc không được lựa chọn về những tính năng hay chất lượng của những thiết bị tích hợp này. Những thành phần tích hợp gần như luôn luôn bền bỉ nhưng chúng không tác động đến hoạt động những card mở rộng cao cấp. Phần lớn mọi người đều quyết định một hệ thống cho chính họ vì thế họ muốn mỗi thành phần hoạt động tối ưu cho nên thường không chọn card âm thanh hay card video tích hợp.
Mua bo mạch chủ có những thiết bị tích hợp không ngăn bạn có thêm những thiết bị mở rộng cùng loại. Có thể lắp đặt card âm thanh hay video vào hệ thống có video hay âm thanh tích hợp mà không gặp sự cố gì, ngoại trừ thành phần tích hợp phải bị vô hiệu, không thể dùng kết hợp với card này. Nếu muốn sự tiện lợi của video tích hợp lẫn khe cắm PCIe x16 cần cho card video.
Nếu có bốn hay nhiều cổng USB tồn tại, chúng thường được tách ra trong số hai hay nhiều bus, với một bộ kết nối ở phía sau bo mạch chủ và bộ kia như đầu nối đầu chân chốt trên bo mạch chủ. Một sợi cắp gắn vào đầu nối này, cho phép bạn dẫn cổng bus USB thứ hai đến phía trước thùng máy. Phần lớn thùng máy mới hơn có những dữ liệu cho những cổng USB gắn trên phía trước theo cách này, làm những thiết bị kết nối tạm thời như flash drive, camera kỹ thuật số hay máy MP3 truyền tệp tin dễ dàng hơn.
Lưu ý rằng bo mạch chủ có những thiết bị tích hợp như video và âm thanh, trong một số trường hợp bạn phải vào BIOS Setup để vô hiệu hóa những thiết bị này nếu muốn card thay thế. Kiểm tra bảng chọn BIOS Setup cho thiết lập Enable/Disable với bất kỳ thiết bị tích hợp nào.
Theo “Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scott Mueller