Tất cả các hệ thống hôm nay có khả năng vận hành âm thanh ở một số mức độ, nghĩa là cần ít nhất bộ loa ngoài tàm tạm và bo mạch chủ có âm thanh tích hợp hay một số card âm thanh rời. Phần lớn hệ thống ngày nay có tính năng âm thanh tích hợp, nhưng nó được vô hiệu nếu thêm vào card âm thanh chất lượng cao chuyên dụng. Những card chuyên dụng là lý tưởng nếu muốn chất lượng âm thanh tốt nhất cho phát lại video (playback), nắm bắt âm thanh và hiệu chỉnh, hoặc tái hiện âm thanh gây tác dụng đến các âm đến từ các nơi (suround sound) cho trò chơi. Phần lớn hệ thống âm thanh được tích hợp trên bo và card âm thanh trên thị trường đều tương thích với Creative Sound Blaster, Windows DirectSound và những API âm thanh khác, tương thích với Creative Sound Blaster, Windows DirectSound và những API âm thanh khác. Thực sự tất cả những card âm thanh chuyên dụng đều trên cơ sở PCI, có thể tìm những card ISA cũ hơn dù khó.
Loa được thiết kế để sử dụng với các loại máy tính từ những cái nhỏ đủ mạnh đến hệ thống lớn âm thanh nổi. Nhiều nhà sản xuất dẫn đầu về loa âm thanh nổi (stereo speakers) nay sản xuất những hệ thống loa cho máy tính. Một số bao gồm những loa dùng âm thanh có tần số thấp tạo ra âm thanh có độ trung thực cao (subwoofers) hay thậm chí thực thi âm thanh vòm Dolby 5,1,6,1 hay 7.1.
Phụ kiện
Ngoài những thanh phần chính, bạn cần vài phụ kiện khác để hoàn tất hệ thống. Đây là những phần nhỏ có thể lam quy trình lắp ráp hứng thú hay chán phèo. Nếu mua thành phần hệ thống từ những nguồn đặt hàng qua mail, bạn nên làm một danh sách đầy đủ những phần cần thiết, ngay cả cáp và đinh ốc, chắc chắn phải có mọi thứ trước khi bắt đầu quy trình lắp ráp. Thật bực bội để phải chờ vài ngày với hệ thống ráp dở dang vì những món bị bỏ quên.
Bộ tản nhiệt/quạt làm mát
Phần lớn những bộ xử lý nhanh hơn ngày nay đều tỏa nhiều nhiệt và nhiệt này phải được xua tan nếu không hệ thống hoạt động không liên tục hoặc thậm chí ngưng hoàn toàn. Những bộ xử lý đóng hộp từ Intel và AMD được bán với bộ tản nhiệt và quạt đi kèm. Và mặc dầu bộ xử lý OEM không bao gồm bộ tản nhiệt từ những nhà sản xuất bộ xử lý, phần lớn những nhà kinh doanh bán bộ xử lý thêm bộ tản nhiệt và quạt từ thị trường linh kiện vào gói hàng bán; thường thì bộ tản nhiệt và quạt từ thị trường linh kiện làm mát tốt hơn đáng kể so với loại đi cừng với bộ xử lý đóng hộp, làm chúng thích hợp với sự ép xưng (overclocking).
Lưu ý:
Tất cả những bộ tản nhiệt hiện đại đòi hỏi kem tản nhiệt phải được bôi vào đáy bộ tản nhiệt trước khi lắp đặt. Chỉ cần một số lượng nhỏ cho bộ tản nhiệt mới, nhưng bạn có thể muốn mua riêng bởi vì kem phải được lau sạch và phết lại mỗi lần tháo và lắp lại bộ xử lý hay bộ tản nhiệt.
Một xem xét khắc cho việc làm mát là thùng máy. Quạt trong bộ nguồn và một quạt trên bộ tản nhiệt CPU có thể không đủ có những hệ thống tốc độ cao. Tôi đề nghị bạn lấy một khung máy có thêm ít nhất một quạt làm mát. Quạt đặt ở phía sau thùng máy, trực tiếp đẩy không khí ra phía sau. Một số thùng máy bao gồm quạt đặt thêm ở phía trước nếu lắp đặt nhiều hơn ba ổ cứng. Hầu hết bo mạch chủ đều có đầu nối cho quạt bộ xử lý và ít nhất hai quạt cho thùng máy.
Những sợi cáp
Hệ thống PC cần nhiều sợi cáp khác nhau để nối mọi thứ. Những cáp này gồm cáp nguồn hay cáp thiết bị tiếp hợp, cáp ổ mềm, cáp ổ cứng parallel và Serial ATA cùng nhiều thứ khác. Thường thì bo mạch chủ có vài cáp cho ổ đĩa, nhưng nếu lắp đặt nhiều ổ đĩa bạn có thể cần mua thêm. Thùng máy thường bao gồm các cáp cho kết nối bẳng phía trước và các cáp nguồn hoặc là đi kèm thùng máy hoặc là thành phần của bộ cấp nguồn.
Phần cứng linh kiện
Bạn có thể cần ốc vít, bộ phận tách hai phần với nhau (standoffs), thanh treo (mounting rails) (nếu thùng máy cần) và phần cứng linh tinh khác để lắp ráp hệ thống. Một sự phối hợp phần cứng thường đi với thùng máy, tuy nhiên trong một số trường hợp vẫn cần thêm.
Phần cứng và phần mềm
Khi có dự định xây dựng một hệ thống, quan trọng là xem xét cách mà tất cả thành phần được lựa chọn vận hành với nhau như thế nào và cách phần mềm mà bạn cho chạy phải hỗ trợ chúng như thế nào. Tính năng bạn có đủ khe cắm trên bo mạch chủ cho tất cả card mở rộng và đủ ngăn trong thùng máy cho tất cả ổ đĩa. Bạn cũng phải xem xét đến các nguồn được yêu cầu cho hết các thành phần. Cho thí dụ, nếu thùng máy bạn lựa chọn có các cổng I/O mặt trước, đã có đủ kết nối từ chúng đến bo mạch chủ chưa? Căn bản là bạn nên lên cấu hình hệ thống hoàn tất trước khi đặt linh kiện. Lên kế hoạch cho một hệ thống đến mức chi tiết bao gồm nhiều việc, đó là một lý do – ngoài giá cả - mà hình thành sẵn số lượng lớn máy tính.
Lời khuyên:
Trong phần lớn trường hợp, bạn cần tải xuống hoặc xem trên mạng các chỉ dẫn cho bo mạch chủ, bộ xử lý và những thành phần chủ yếu khác trước khi mua chúng. Kiểm tra website của các nhà sản xuất tìm những tài liệu hướng dẫn, ghi chú kỹ thuật và đọc chúng kỹ lưỡng.
Một sự xem xét khác là hệ điều hành và phần mềm khác bạn cần. Hệ thống làm sẵn gần như luôn luôn đi với hệ điều hành được cài đặt, nhưng tự xây dựng hệ thống cần phải chuẩn bị một bản hệ điều hành bạn chọn. Hệ điều hành bạn chọn cho máy tính là một quyết định quan trọng. Bạn phải chắc chắn hệ điều hành hỗ trợ tất cả phần cứng, đôi khi trở thành một công việc khó khăn.
Lựa chọn chính ngày nay là Windows hay một trong những biến thể của Linux. Đó là một lĩnh vực bạn có những lợi thế thực sự; hệ thống OEM thường cho các lựa chọn rất hạn chế, nhưng khi xây dựng hệ thống riêng của chính bạn, việc lựa chọn hệ điều hành hoàn toàn tùy thuộc vào bạn.
Những trình điều khiển cho hệ điều hành bạn chọn và những thành phần cứng cụ thể có thể cũng là một vấn đề. Là ý tưởng hay nếu thu nhập những trình điều khiển hoàn thiện mới nhất của phần cứng của bạn, cũng như BIOS flash, những cập nhật chương trình cơ sở, những thành phần mềm khác và chuẩn bị chúng sẵn sàng khi bắt đầu quy trình lắp ráp. Để chúng trong đĩa quang hay ổ đĩa flash là ý tưởng tốt; chúng dễ dàng được truy cập và cài đặt cần thiết.
Theo “Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scott Mueller