Hệ thống tự bảo vệ nguồn thực hiện điều như tên hàm ý: bảo vệ thiết bị khỏi tác động của sự quá áp và mất điện. Đặc biệt sự đột biến điện và biến điện áp làm tổn hại thiết bị máy tính, và mất điện cũng đưa đến mất dữ liệu. Trong phần này, bạn tìm hiểu về bốn loại thiết bị bảo vệ nguồn chủ yếu có sẵn và khi nào dùng chúng.
Trước khi cân nhắc bất ky mức bảo vệ nguồn lớn hơn, bạn nên biết bộ cấp nguồn chất lượng cung cấp sự bảo vệ đáng kể. Những bộ cấp từ các nhà cung cấp mà tôi đã đề nghị được thiết kế để cung cấp sự bảo vệ không bị dòng điện và điện áp cao hơn bình thường và cung cấp việc lọc nhiễu dòng điện có giới hạn. một số bộ cấp nguồn hậu mãi rẻ tiền có thể không có loại bảo vệ này. Nếu có bộ máy tính không đắt, khôn ngoan là bảo vệ hệ thống thêm nữa.
Cẩn trọng
Tất cả tính năng bảo vệ nguồn trong chương này và các tính năng bảo vệ của bộ cấp nguồn bên trong máy tính yêu cầu cáp nguồn AC của máy tính được nối đất.
Nhiều nhà cũ không có ổ cắm ba lỗ (được tiếp đất) để thích hợp với các thiết bị được tiếp đất.
Không dùng một thiết bị điều hợp ba lỗ (đi vòng qua yêu cầu ba lỗ và cho phép bạn kết nối một ổ cắm hai lỗ) để cắm máy triệt tăng áp, máy tính, hay UPS vào ổ cắm hai lỗ. Nó không tiếp đất tốt và ngăn chặn khả năng của thiết bị bảo vệ nguồn.
Bạn cũng nên kiểm tra các ổ cắm nguồn để đảm bảo chúng được tiếp đất. Đôi khi các ổ cắm, mặc dù ổ cắm có ba lỗ, không được kết nối với dây tiếp đất; Một bộ kiểm tra ổ cắm không đắt lắm (có sẵn ở hầu hết cửa hàng bán phần cứng) phát hiện được điều này.
Tất nhiên, cách bảo vệ dễ dàng nhất là tắt khi cơn giông bão sắp xảy đến và cắm lại thiết bị máy tính (modem). Tuy vậy, khi điều này không khả thi, cần có sẵn các lựa chọn thay thế.
Bộ cấp nguồn nên đáp ứng các đặc điểm kỹ thuật hoạt động và tiếp tục vận hành trong hệ thống ngay cả khi có nhiễu loạn dòng điện:
+ Điện áp hạ xuống 80V trong 2 giây.
+ Điện áp hạ xuống 70V trong 5 giây
+ Tăng áp đến 143V trong 1 giây
Phần lớn bộ cấp nguồn chất lượng cao sẽ không bị tổn hại bởi những vấn đề xảy ra sau:
+ Tắt điện hoàn toàn
+ Bất kỳ điện áp nào rớt (sụt áp)
+ Một biến điện áp lên tới 2.500V
Do sự bảo vệ nội bộ của chúng, nhiều nhà sản xuất dùng bộ cấp nguồn chất lượng cao nói rõ trong tài liệu rằng máy kiềm tăng áp không cần thiết của hệ thống của họ.
Để xác định các mức bảo vệ có sẵn trong bộ cấp nguồn của hệ thống máy tính, một phòng thí nghiệm độc lập thực hiện thí nghiệm với vài hệ thống máy tính không được bảo vệ với nhiều biến điện áp và đột biến điện lên tới 6.000V – được xem như mức tối đa của tăng áp được truyền đến hệ thống qua các ổ cắm điện. Bất kỳ mức điện áp cao hơn nào đều làm năng lượng tạo nên cung điện xuống đất trong ổ cắm. Không hệ thống nào chịu đựng nổi sự tổn hại lâu dài trong những thí nghiệm này. Điều tệ hại nhất là một số hệ thống khởi động lại hay tắt khi tăng áp nhiều hơn 2.000V. Mỗi hệ thống khởi động lại khi công tắc nguồn được bật sau khi tắt.
Tôi không dùng bất kỳ hình thức bảo vệ nguồn trên các hệ thống của tôi và chúng đã sống sót sau khi chịu sét gần như trực tiếp và tăng áp mạnh mẽ. Việc xảy ra gần đây nhất, chỉ 50 feet từ văn phòng của tôi, một cú sét trực tiếp vào ống khói bằng gạch thổi đầu ống khói văng xa. Không cái nào trong các hệ thống của tôi (đang vận hành trong thời điểm đó) bị tổn hại; chúng chỉ tự tắt. Tôi có thể khởi động hệ thống bằng cách bật công tắc nguồn. Một hệ thống báo động trong phòng bị hỏng bởi cú sét đó. Tôi không nói rằng cú sét hay thậm chí biến điện áp nhẹ hơn nhiều và tăng áp không thể làm hư hại máy tính – cú sét khác gần đó đã làm hỏng modem và thiết bị tiếp hợp serial gắn vào một trong các hệ thống của tôi. Tôi chỉ may mắn là sự phá hoại không đụng đến bo mạch chủ.
Phần đề cặp này chỉ ra một sơ suất quan trọng số kế hoạch bảo vệ nguồn: Đừng quên bảo vệ chống biến điện áp và tăng áp trên dây điện thoại.
Việc tắt tự động của máy tính trong suốt các bất ổn điện là một chức năng có sẵn trong phần lớn bộ cấp nguồn chất lượng cao. Bạn thiết lập lại bộ cấp nguồn bằng cách bật rồi tắt công tắt nguồn và lập lại lần nữa. Một số bộ cấp nguồn có cả chức năng tự động khởi động lại. Loại bộ nguồn nên hành động giống như những bộ nguồn khác trong biến điện áp lớn hay tình huống tăng áp: tắt hệ thống. Sự khác biệt là sau khi nguồn điện bình thường lại, bộ cấp nguồn này chờ 3-6 giây tự thiết lập lại và bật nguồn hệ thống. Do không cần bật công tắc bằng tay, tính năng này có thể thỏa đáng trong các hệ thống chức năng như máy chủ mạng hay trong các hệ thống ở các vị trí không được giám sát.
Lần đầu chứng kiến một vụ tăng áp lớn gây tắt tất cả hệ thống ngay lập tức, tôi cực kỳ ngạc nhiên. Tất cả hệ thống này đều im lìm, nhưng ánh đèn màn hình và modem vẫn sáng. Ý nghĩ đầu tiên của tôi là mọi thứ đều bị hư, nhưng bật công tắt nguồn của mỗi hệ thống làm các bộ cấp nguồn thiết lập lại và các bộ này bật nguồn không có vấn đề gì. Từ lần đó tắt kiểu này xảy ra vài lần với tôi, hầu như không có sự cố gì lớn hơn nữa.
Các loại thiết bị bảo vệ nguồn là:
+ Bộ triệt tăng vọt (Surge suppressor)
+ Bộ bảo vệ chống tăng áp đường dây điện thoại (Phone-line surge protectors)
+ Bộ điều hòa dòng điện (Line conditioner)
+ Bộ cấp nguồn dự phòng (SPS: Standby power supplies)
+ Bộ lưu trữ điện dự phòng (UPS: Uninterruptible power supplies)
Theo “Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scott Mueller