Trang chủ » Tư vấn »Bảo Trì Máy Tính - Mạng LAN» Chọn dụng cụ đo

Ngày tạo: 26/01/2016

Chọn dụng cụ đo



Bạn cần một đồng hồ đo kỹ thuật đơn giản (DMM: digital multimeter) hay đồng hồ đo volt-ohm kỹ thuật số (DVOM: digital volt-ohm meter) để thực hiện các kiểm tra điện thế và trở kháng trên các mạch điện tử (xem hình 18.36). Bạn chỉ nên dùng DMM thay vì các dụng cụ đo loại có kim bởi vì các đồng hồ đo cũ hoạt động bằng cách tiêm 9V vào mạch điện khi đo trở kháng gây tổn hại phần lớn các mạch máy tính.

DMM dùng một điện áp cực nhỏ (thường là 1.5V) khi đo kháng trở, an toàn cho thiết bị điện tử. Bạn cần một DMM tốt với nhiều tính năng. Tôi chọn các đồng hồ đo nhỏ kích cỡ túi áo để làm việc với máy tính bởi vì dễ dàng mang chúng đi khắp nơi.

+ Kích cỡ túi áo (Pocket size) – Điều này tự giải thích lấy, nhưng các đồng hồ nhỏ có nhiều, nếu không là tất cả, tính năng của đồng hồ lớn không thực sự cần thiết cho hoạt động máy tính.

+ Bảo vệ quá tải (Overload protection) – Nếu cắm đồng hồ đo vào điện áp hay dòng điện vượt quá khả năng đo của nó, đồng hồ này tự bảo vệ nó khỏi bị tổn hại. Các đồng hồ rẻ hơn thiếu sự bảo vệ này và có thể dễ dàng bị tổn hại khi đọc các giá trị dòng điện hay điện áp quá cao.

+ Điều biến tự động (Autoranging) – Đồng hồ tự động chọn điện áp hay phạm vị trở kháng chính xác khi thực hiện các phép đo. Điều này thích hợp với các lựa chọn phạm vi sử dụng; tuy nhiên các đồng hồ tốt cho cả khả năng điều biến tự động lẫn sự khắc phục bằng tay.

+ Các dây dẫn có đầu dò tháp lắp được (Detachable probe leads) – Các dây dẫn có đầu dò dễ dàng bị tổn hại và đôi khi một loạt đầu dò hình dạng khác nhau cần cho các kiểm tra khác nhau. Những đồng hồ đo rẻ hơn có những dây dẫn gắn cố định, nghĩa là không dễ dàng thay chúng. Tìm đồng hồ có các dây dẫn có đầu dò tháo lắp được cắm vào đồng hồ.

+ Kiểm tra sự liên tục bằng âm thanh (Audible continuity test) – Mặc dù bạn có thể dùng mức ohm cho việc kiểm tra sự liên tục (các ohm 0 cho thấy sự liên tục) chức năng kiểm tra sự liên tục của đồng hồ. Bằng cách sử dụng âm thanh, bạn nhanh chóng kiểm tra các lắp ráp và các linh kiện khác về sự liên tục. Sau khi dùng tính năng này, bạn sẽ không bao giờ dùng các ohm hiểu thị cho mục đích đo nữa.

+ Tự động tắt nguồn (Automatic power-off) – Những đồng hồ này chạy bằng pin và pin dễ dàng hỏng nếu đồng hồ này vô tình để không tắt nguồn. Các đồng hồ tốt tự động tắt khi không đọc sau khoảng thời gian được xác định trước.

+ Tự động giữ hiển thị (Automatic display hold) – Tính năng này cho phép bạn giữa vững kết quả đọc cuối cùng trên màn hình thậm chí sau khi không đọc nữa. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn đang cố gắng làm việc trong khu vực khó xoay sở một mình.

+ Bắt được các đọc tối thiểu và tối đa (Minimum and maximum trap) – Tính năng này cho phép đồng hồ bắn tín hiệu đọc thấp nhất và cao nhất trong bộ nhớ và giữ chúng cho hiển thị sau này, đặc biệt hữu dụng nếu việc đọc đang dao động quá nhanh để thấy trên màn hình.

Dẫu cho một DMM cơ bản chỉ $20 song một cái với tất cả tính năng này có giá gần $100 và một số có thể cao hơn nhiề. RadioShack có một số bộ tốt không mắc, bạn có thể mua các kiểu cao cấp từ các nhà cung cấp đồ điện tử như Newark hay Digi-Key

Đo điện thế

Để đo điện thế trên hệ thống đang hoạt động, bạn phải dùng một kỹ thuật được gọi là thăm dò ngược (back probing) trên các đầu nối (xem hình 18.37). Bạn không thể ngừng kết nối bất kỳ đầu nối nào trong khi hệ thống đang chạy, vì thế phải đo tất cả những gì được kết nối. Gần như tất cả đầu nối bạn cần dò tìm được mở ở phía sau nơi các dây dẫn vào đầu nối. Đầu dò của đồng hồ đủ hẹp để vừa vặn vào đầu nối đi cùng dây dẫn và thực hiện tiếp xúc với các cực kim loại bên trong. Kỹ thuật được gọi là thăm dò ngược bởi vì bạn đang dò tìm đầu nối từ phía sau. Bạn phải dùng kỹ thuật này để thực hiện tất cả việc đo lường sau đây.

Để kiểm tra bộ cấp nguồn có đầu ra đúng, kiểm tra điện áp tại chân Power_ Good (P8-1 trên bộ cấp nguồn AT, Baby –AT và LPX; chân 8 trên đầu nối loại ATX) cho dòng điện +3V đến +6V. Nếu không có số đo trong phạm vi này, hệ thống không bao giờ thấy tín hiệu power_Good và do đó không khởi động hay vận hành chính xác. Phần lớn là bộ cấp nguồn này hỏng và phải được thay thế.

Tiếp tục bằng cách đo các dãy điện áp của các chân trên các đầu nối nguồn bo mạch chủ và ổ đĩa. Nếu bạn đang đo điện áp cho mục đích kiểm tra, bất kỳ đọc nào trong vòng 10% điện áp quy được được gọi là chấp nhận được, mặc dù các nhà sản xuất bộ cấp nguồn cao cấp định rõ 5% dung sai. Đối với bộ capap nguồn ATX, đặc tả kỹ thuật yêu cầu các điện áp phải trong vòng 5% của việc đánh giá, ngoại trừ dòng điện 3.3V, phải trong vòng 4%. Bảng 18.25 thể hiện các dãy điện áp nằm trong những dung sai này.

Bảng 18.25: Các dãy điện áp

 

Dung sai linh hoạt

Dung sai chuẩn

Điện áp yêu cầu

Tối thiểu (-10%)

Tối đa (+8%)

Tối thiểu (-5%)

Tối đa (+5%)

+3.3V

2.97V

3.63V

3.135V

3.465V

+/-5.0V

4.5V

5.4V

4.75V

5.25V

+/-12.0V

10.8V

12.9V

11.4V

12.6V


Tín hiệu Power_Goog có các dung sai khác với điện áp khác, mặc dù về lý thuyết là +5V ở hầu hết hệ thống. Điểm kích khởi cho Power_Good khoảng +2.4V, nhưng phần lớn hệ thống cần điện áp tín hiệu nằm trong dung sai được liệt kê dưới đây:

Tín hiệu

Tối thiểu

Tối đa

Power_Good (+5V)

3.0V

6.0V


Thay thế bộ cấp nguồn các điện áp bạn đo được nằm ngoài các phạm vi này. Lần nữa đáng chú ý là bất kỳ và tất cả kiểm tra, đo lường bộ cấp nguồn phải được thực hiện với bộ cấp nguồn được tải đúng, thường có nghĩa là nó phải được lắp đặt trong một hệ thống và hệ thống này phải đang vận hành.

Theo “Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scott Mueller