Bạn có thể sửa chữa máy tính bằng nhiều cách, nhưng cuối cùng thường đi đến lắp lại hay thay thế các thành phần. Đó là lý do tại sao tôi thường dùng phương pháp kỹ thuật đơn giản “linh kiện chuẩn” đòi hỏi rất ít dụng cụ đặc biệt hay chương trình chuẩn đoán tinh vi.
Trong hình thức đơn giản nhất, bạn có hai máy tính giống hệt đặt cạnh nhau. Một máy có sự cố phần cứng; trong thí dụ này chúng ta cho rằng một trong những module bộ nhớ bị lỗi. Tùy thuộc vào cách và nơi khuyết điểm khu trú, điều này tự thể hiện các triệu chứng từ một hệ thống chết hoàn toàn đến hệ thống khởi động bình thường nhưng treo khi chạy Windows hay các ứng dụng phần mềm. Bạn quan sát thấy hệ thống bên trái có sự cố nhưng hệ thống bên phải vận hành tốt. Kỹ thuật đơn giản nhất tìm ra vấn đề là đổi linh kịện từ hệ thống này sang hệ thống kia, từng món một, kiểm tra lại sau mỗi lần đổi. Tại thời điểm khi các DIMM được trao đổi, bật nguồn và kiểm tra (trong trường hợp này kiểm tra không gì hơn cho phép hệ thống khởi động và chạy một số ứng dụng được cài đặt). Nên biết rằng món cuối được trao đổi là DIMM bạn đã xác định nguồn của sự cố! Điều này không cần một máy kiểm tra DIMM đắt tiền hay bất kỳ phần mềm chuẩn đoán nào. Do các thành phần như các DIMM không kinh tế để sửa chữa, thay thế DIMM lỗi là giải pháp dứt khoát.
Mặc dù điều này rất đơn giản, nó thường là cách nhanh nhất và dễ dàng nhất để xác định thành phần sự cố tương phản với kiểm tra xác định từng mục với chương trình chuẩn đoán. Thay vì có một hệ thống giống hệt kế bên để mượn linh kiện, hầu hết kỹ thuật đều có kho trừ cái mà họ gọi là thành phần linh kiện chuẩn (known-good)”. Chúng là những linh kiện đã được sử dụng, vẫn hoạt động được và được dùng để thay thế linh kiện nghi ngờ bị trục trặc trong máy. Tuy nhiên, điều này khác các linh kiện thay thế mới bởi vì, khi mở hộp chứa một thành phần mới, bạn không thể chắc chắn 100% nó vận hành được. Tôi đã trong tình huống có thành phần lỗi và đã thay nó bằng cái khác cùng bị lỗi (tôi không biết) và sự cố vẫn tồn tại. Không biết thành phần mới này có lỗi, tôi phí hàng khối thời gian kiểm tra các thành phần khác không có lỗi.
Phương pháp kỹ thuật này cùng hữu hiệu bởi vì rất ít thành phần cần thiết để tạo thành máy tính và linh kiện chuẩn không luôn luôn giống nhau (cho thí dụ, một card video thấp hơn có thể được thay thế trong hệ thống để xác định card cũ bị hỏng).
Xử lý lỗi bằng các phương pháp tiếp cận khởi động
Một cách khác trong phần này là “phương pháp tiếp cận khởi động (bootstrap approach),” đặc biệt hữu dụng cho cái được xem là hệ thống chết. Trong phương pháp tiếp cận này, bạn tháo bỏ hệ thống đến mức cần thiết tối thiểu nhất, các thành phần chức năng và sau đó kiểm tra xem liệu nó có hoạt động. Cho thí dụ, bạn có thể tháo một hệ thống đến mức chỉ còn khung thùng máy/bộ cấp nguồn, bo mạch chủ, bộ xử lý (với bộ tản nhiệt), một dây RAM và một card video với màn hình rồi bật nguồn để xem liệu nó có hoạt động. Trong cấu hình được tháo bỏ này, bạn xem POST hay một hình ảnh (biểu tượng) trên màn hình, xác định rằng bo mạch chủ, bộ xử lý RAM, card màn hình và màn hình hoạt động. Nếu một bàn phím được kết nối, bạn xem ba đèn LED (capslock, scrlock và num lock) lóe trong vòng vài giây sau khi bật nguồn. Nó cho biết bộ xử lý và bo mạch chủ đang hoạt động bởi vì các thủ tục POST đang kiểm tra bàn phím này. Sau khi có hệ thống với các thành phần tối thiểu hoạt động được, bạn lắp đặt lại hay thêm một linh kiện từng lúc, kiểm tra hệ thống mỗi lần bạn thêm để xác định nó vẫn vận hành và chắc rằng linh kiện bạn thêm hay thay thế không là nguyên nhân sự cố. Về cơ bản, bạn đang xây dựng lại hệ thống từ đầu bằng cách dùng các thành phần hiện có, nhưng thực hiện từng bước tại từng thời điểm.
Nhiều sự cố do sự ăn mòn trên phần tiếp xúc hay các đầu nối, vì thế hành động chỉ tháo và ráp lại một máy tính sẽ sửa chữa nó “một cách diệu kỳ”. Qua nhiều năm, tôi đã tháo ráp, kiểm tra và lắp lại nhiều hệ thống đều thấy không có lỗi sau khi lắp lại.
Một số mẹo sửa lỗi hữu dụng như sau:
■ Loại bỏ các biến đổi không cần thiết hay các thành phần không thích đáng đối với sự cố
■ Lắp đặt lại, cấu hình lại hay thay thế từng thành phần tại từng thời điểm.
■ Kiểm tra sau mỗi thay đổi được thực hiện.
■ Lưu giừ bản ghi chi tiết (ghi nó ra) mỗi bước thực hiện.
■ Đừng nản chí! Mỗi sự cố đều có giải pháp.
■ Nếu gặp vấn đề bế tắc, hãy nghỉ ngơi hay chuyển qua giải quyết sự cố khác. Một bước tiếp cận mới mẻ ngày hôm sau sẽ tìm ra những điều bạn đã không chú ý.
■ Đừng bỏ sót điều đơn giản hay hiển hiện trước mắt. Kiểm tra hai, ba lần sự lăp đặt và cấu hỉnh mỗi thành phần.
■ Nhớ rằng bộ cấp nguồn là một trong các thành phần dễ hư nhất trong máy tính. Một bộ cắp nguồn chất lượng cao.
■ “Chuẩn” được dùng để kiểm tra các hệ thống bị nghi ngờ.
■ Cáp và các kết nối cũng là nguyên nhân sự cố chính, vì thế lưu trữ tất cả loại cần thay thế.
Trước khi bắt đầu sửa chữa hệ thống, bạn nên thực hiện một vài bước để đảm bảo điểm khởi đầu phù hợp và có thể cô lập thành phần lỗi:
1. Tắt hệ thống và bất kỳ thiết bị ngoại vi nào. Ngưng kết nối thiết bị ngoại vi bên ngoài vào hệ thống, ngoại trừ bàn phím và màn hình.
2. Hãy chắc là hệ thống được cắm vào ổ cắm nguồn được tiếp đất đúng cách.
3. Hãy chắc là bàn phím và màn hình được kết nối với hệ thống. Bật màn hình, chỉnh độ sáng và độ tương phản ít nhất lên hai phần ba của số tối đa.
4. Nếu không thể có bất kỳ hiển thị nào nhưng hệ thống dường như đang hoạt động thử chuyền card màn hình sang khe cắm khác (nếu có thể) hay thử một card video hay màn hình khác.
5. Cho hiệu lực hệ thống khởi động từ ổ cứng, hãy chắc là không có đĩa quang hay mềm trong ổ đĩa. Ngoài ra, đặt một đĩa mềm hay quang chuẩn có khả năng khởi động chứa phần mềm chuẩn đoán trong ổ đĩa cho việc kiểm tra.
6. Bật hệ thống. Quan sát bộ cấp nguồn, quạt thùng máy và các ánh đèn ở bảng trước hệ thống hay bộ nguồn. Nếu quạt không quay và đèn không sáng, bộ cấp nguồn hay bo mạch chủ có thể bị lỗi.
7. Quan sát POST (POST: power-on self test). Nếu không có phát hiện lỗi, hệ thống kêu bíp một lần và khởi động. Lỗi, xuất hiện trên màn hình (lỗi không nặng) và không treo hệ thống, hiển thị một thông báo bằng văn bản, văn bản thay đổi tùy thuộc loại và phiên bản BIOS. Ghi lại bất kỳ lỗi nào xuất hiện và tham khảo mã lỗi POST phần trên chương này để có nhiều thông tin về mã cụ thể bạn thấy. Các lỗi treo hệ thống (lỗi nặng) được chi ra bởi hàng loạt âm thanh bip.
8. Xác nhận hệ điều hành tải thành công.
Theo “Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scott Mueller