Điều này thường do các sự cố với đường dây điện, như là động cơ điện, máy điều hòa không khí, tủ lạnh, lò vi ba và nhiều thứ khác gây ra nhiễu. Thử thay dây nguồn, cắm màn hình và/hay hệ thống vào ổ cắm khác hay chuyển nó đến vị trí khác. Tôi cũng nhìn thấy vấn đề này bị gây ra bởi thiết bị phát sóng vô tuyến địa phương chẳng hạn như trạm phát thanh hay truyền hình gần đó hay máy liên lạc vô tuyến hai chiều hoạt động trong vùng lân cận hệ thống này. Nếu màn hình là CRT và hình ảnh bị cong và mất màu, nó có thể do màn kim loại (shadow mask) bị nhiễm từ. Để khử từ, bạn bật và tắt màn hình liên tục; việc này làm cuộn xóa từ được dựng sẵn chung quanh vòng ngoài của đèn thủy tinh kích hoạt để khử từ màn kim loại. Một số màn hình CRT có tính năng giải từ trên trình đơn màn hình, được chọn qua việc bật tắt màn hình. Nếu việc giải từ dường như làm việc một phần nhưng không hoàn toàn, bạn có thể cần một cuộn dây giải từ chuyên dụng từ các cửa hàng dịch vụ TV hay đồ điện tử để khử từ màn kim loại này. Cuối cùng, nếu sự cố vẫn còn, thay cáp màn hình, thử một màn hình khác (chuẩn) và sau chót thay card video.
Tôi mua một card video và nó không phù hợp với khe cắm.
Phần lớn card video được thiết kế phù hợp đặc điểm kỹ thuật AGP 4X, AGP 8X hay PCI Express X16. Cũng không thể lắp card PCI Express X16 vào khe cắm không phải PCI Express xl6, nhưng vấn đề phát sinh với card AGP là khi chúng được dùng với hệ thống AGP cũ hơn.
Cả AGP 4X lần AGP 8X được thiết kế chi vận hành ở 1.5 V. Hầu hết bo mạch chủ cỏ khe cắm AGP 2X được thiết kế chỉ chấp nhận card 3.3V. Nếu cắm card 1.5V vào khe cắm 3.3V cả card lẫn bo mạch chỉ có thể bị tổn hại. Do đó các phím đặc biệt được kết hợp vào đặc điểm kỹ thuật AGP để ngăn chặn tai họa như vậy. Thông thường, khe cắm và card được khóa chốt như là card 1.5V chỉ phù hợp với socket 1.5V và card 3.3V hoặc card 3.3V. Khóa chốt cho card AGP và các đầu kết nối được tuân thủ theo tiêu chuẩn AGP, như được thể hiện trong hình 20.10.
Như bạn thấy trong hình 20.11, card AGP 4X hay 8X (1.5V) chỉ phù hợp khe cắm 1.5V hay khe cắm phổ dụng (3.3V hay 1.5V). Nhờ thiết kế khóa chốt của đầu kết nối và card, card 1.5V
không thể cắm vào khe cắm 3.3V. Vì vậy, nếu card AGP mãi không phù hợp khe cắm AGP trên bo mạch chủ hiện có, nên xem đây là điều tốt bởi vì nếu cắm card vào được, bạn có thể làm cháy card lẫn bo mạch chủ. Trong trường hợp như thế này, hoặc bạn phải trả card 4X/8X hoặc lấy bo mạch chủ có hỗ trợ card 4X/8X (1.5 V).
Tôi nâng cấp bộ xử lý nhưng nó không hoạt động.
Đầu tiên, hãy chắc bo mạch chủ hỗ trợ bộ xử lý được lắp đặt. Cũng chắc là bạn dùng BIOS mới nhất cho bo mạch chủ; kiểm tra với nhà sản xuất bo mạch chủ để xem liệu có sẵn bất kỳ nâng cấp nào để tải về, cài đặt chúng. Kiểm tra các thiết lập cầu nhảy (bo mạch chủ cũ hơn) hay màn hình BIOS Setup để xác định đúng bộ xử lý chưa và thiết lập đúng tốc độ FSB (hay bus CPU), hệ số nhân đồng hồ và các thiết lập điện áp. Trên một số hệ thống, bạn cần nhận Ctrl+Fl hay một số kết hợp phím đặc biệt khác trong BIOS hệ thống để hiển thị màn hình thiết lập cho việc cấu hình định thời gian bộ xử lý và bộ nhớ.
Hãy chắc là bộ xử lý được đặt để chạy ở tốc độ quy định và không bị vượt xung. Nếu bất kỳ thiết lập CPU trong BIOS Setup bị ghi đè bằng thao tác tay, đặt chúng về tự động. Kế tiếp đặt lại bộ xử lý vào socket. Tiếp theo, hãy chắc bộ tản nhiệt được lắp đặt đúng và bạn đang dùng kem tản nhiệt tại khớp nối giữa bộ xử lý và bộ tản nhiệt.
Bộ xử lý phù hợp với socket (hay khe cắm) trên bo mạch chủ không có nghĩa là nó sẽ hoạt động. Để bộ xử lý vận hành trong hệ thống, điều sau đây được yêu cầu sau:
■ Bộ xử lý phải phù hợp socket. Tham khảo chương 3, “Loại bộ xử lý và đặc điểm kỹ thuật," để có hướng dẫn đầy đủ với các loại socket bộ xử lý khác nhau và bộ xử lý nào tương thích với chúng.
■ Bo mạch chủ phải hỗ trợ điện áp mà bộ xử lý yêu cầu. Đo mạch chủ hiện đại thiết lập điện áp bằng cách đọc các chân điện áp ID (VID: voltage ID) trên bộ xử lý và kế tiếp đặt module điều chinh điện áp (VRM: voltage regulator module) trên bo mạch chủ về các thiết lập thích hợp. Bo mạch chủ cũ hơn có thể không hỗ trợ những yêu cầu điện áp thấp của bộ xử lý mới hơn.
■ ROM BIOS bo mạch chủ phải hỗ trợ bộ xử lý. Bo mạch chủ hiện đại cùng đọc bộ xử lý để xác định các thiết lập tốc độ FSB (hay CPU bus) đúng cũng như các thiết lập hệ số nhân đồng hồ cho bộ xử lý. Nhiều bộ xử lý có những yêu cầu thiết lập bộ nhớ đệm khác nhau và sự khởi động, cũng như định lỗi và cách giải quyết.
■ Chipset bo mạch chủ phải hỗ trợ bộ xử lý. Trong một số trường hợp, các kiểu chipset cụ thể hay sửa đổi có thể cần để hỗ trợ bộ xử lý nhất định.
Trước khi mua bộ xử lý nâng cấp cho hệ thống, bạn nên kiểm tra nhà sản xuất bo mạch chủ để xem liệu bo mạch chủ cùa bạn có hỗ trợ bộ xử lý. Thường thì nâng cấp BIOS cho phép bộ xử lý mới hơn được hỗ trợ trong bo mạch chủ cũ hơn, vượt xa cái được liệt kê đầu tiên trong bảng hướng dẫn khi mua bo mạch chủ. Cách duy nhất để biết chấc là kiểm tra nhà sản xuất bo mạch chủ về thông tin được nâng cấp liên quan đến các bộ xử lý được hỗ trợ đối với một bo mạch chủ cụ thể.
Trong ví dụ, tôi đã mua một bo mạch chủ mới và bộ xử lý để xây dựng một hệ thống mới và vào lúc bật nguồn điện đâu tiên, hệ thống này không hoạt động. Sau khi điều tra, tôi tìm ra bo mạch chủ mới không hỗ trợ bộ xử lý. Bo mạch chủ này phải đặt trên kệ một thời gian do phiên bản BIOS cũ. Tất cả tôi phải làm để giải quyết vấn đề này là nâng cấp BIOS, nhưng tôi làm gì đến lúc BIOS được nâng cấp. Tôi trong tình huống cổ điển “con gà có trước quả trứng”. Cuối cùng tôi tìm thấy một người bạn có bộ xử lý cũ, cái vận hành được với BIOS cũ trong bo mạch chủ. Tôi mượn con chip này và lắp đặt nó cho đến khi nâng cấp BIOS; rồi tôi tháo con chip mượn và lắp đặt chip mới. Hệ thống hoạt động hoàn hảo.
Hệ thống chạy tốt vài phút sau đó đóng băng hay bị treo.
Đây là triệu chứng của hệ thống đang quá nhiệt. Khả năng lớn nhất là bộ xử lý đang quá nhiệt, nhưng thành phần khác như card video hay chipset bo mạch chủ cũng đang quá nhiệt. Nếu hệ thống mới hay được xây dựng theo thiết kế riêng, thiết kế có thể không tiện lợi cho làm mát đúng cách, bộ tản nhiệt lớn hơn, nhiều quạt hơn hay những vấn đề khác có thể cần đến. Nếu hệ thống đang vận hành tốt nhưng hiện giờ xuất hiện sự cố, kiểm tra để xem liệu vấn đề có bắt đầu sau bất kỳ thay đổi gần đây. Nếu có, bất cứ thay đổi nào được làm cùng có thể là nguyên nhân sự cố. Nếu không có thay đổi nào được thực hiện, rất có thể cái gì đó như quạt làm mát hòng hay sẽ bắt đầu hỏng.
Hệ thống hiện đại có nhiều quạt, một cái trong bộ cấp nguồn, một cái trên bộ xử lý (hay được đặt để thổi vào bộ xử lý) và những quạt khác cho thùng máy. Xác định tất cả quạt được lắp đặt đúng cách và quay. Chúng không phát ra tiếng ồn kèn kẹt hay gầm gừ, tiếng ồn này thường cho biết hỏng ổ trục. Nhiều hệ thống mới hơn có các quạt ổn nhiệt; trong những hệ thống này tốc độ quạt thay đổi theo nhiệt độ. Hãy chắc rằng thùng máy cách tường vài inch và các cổng quạt không bị tắc. Thử tháo và đặt lại bộ xử lý; kế tiếp lắp lại bộ tản nhiệt bộ xử lý với chất liệu dẫn nhiệt. Kiểm tra bộ cấp nguồn và xác định nó cấp đủ nguồn điện cho hệ thống (nên là 300 watt hay nhiều hơn). Dùng một đồng hồ đo điện để xác định đầu ra điện áp của bộ cấp nguồn, nên nằm trong khoảng 5% điện áp quy định tại mỗi chân. Thử thay bộ câp nguồn bằng bộ chuẩn chất lượng cao.
Tôi đang gặp vấn đề xảy ra không liên tục với các ổ cứng.
Thông thường, các vấn đề không thường xuyên được tìm thấy với cáp và ổ đĩa khá hiếm khi thiết bị tiếp hợp chủ (host adapter) hỏng hay thể hiện sự cố. Các ổ đĩa SATA dùng cáp đơn giản kết nối trực tiếp từ thiết bị tiếp hợp chủ (thường trên bo mạch chủ) đến ổ đĩa. Thử thay cáp bằng cáp chuẩn. Các ổ đĩa PATA dùng cáp 40-conductor hay 80-conductor, với một đầu nối 40 chân tại một đầu cuối dây và một cái tùy chọn ở chính giữa. Các ổ đĩa hỗ trợ tốc độ truyền cao hơn ATA-33 (33MBps hay Ultra DMA Mode 2) phải dùng cáp 80-conductor. Kiểm tra cáp để đảm bảo nó không bị cắt hay bị tổn hại; kế tiếp thử tháo ra và cắm lại nó vào ổ đĩa và bo mạch chủ. Thử thay cáp bằng cáp 80-conductor.
Nếu thay thế cáp không tác dụng, thử thay ổ cứng, cài đặt hệ điều hành và kiểm tra liệu sự cố còn tồn tại không. Nếu vẫn còn ngay cả khi đã thay cáp và ổ cứng, sự cố có khả năng lớn là do bo mạch chủ, có thể cần thay thế.
Nếu hệ thống dùng ổ cứng Serial ATA (SATA), nên nhớ rằng thiết kế cáp và đầu nối được dùng bởi một số bo mạch chủ và ổ cứng SATA không có cơ cấu khóa. Cáp có thể bị không kết nối với bo mạch chủ hay ổ cứng. Cáp SATA cũng bị hỏng nếu bị cong hay bị đứt. Thay cáp hỏng và chắc chắn cáp được kết nối với ổ đĩa, bo mạch chủ hay card tiếp hợp chủ.
Theo “Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scott Mueller