Sự gia tăng và giảm bớt từ các thay đổi nhiệt độ môi trường xung quanh tạo ra sự căng thẳng trên hệ thống máy tính. Do vậy, giữ nhiệt độ trong văn phòng hay phòng tương đối ổn định là quan trọng để hệ thống hoạt động tốt.
Sự thay đổi nhiệt độ dẫn đến nhiều sự cố nghiêm trọng. Nếu các thay đổi rất khác nhau xảy ra trong thời gian ngắn, các vạch truyền tín hiệu trên bảng mạch có thể bị gãy tách ra, các mối hàn đứt và phần tiếp xúc trong hệ thống phải chịu đựng sự ăn mòn gia tốc. Các thành phần đặc như các chip bị tổn hại và một loạt sự cố khác phát sinh.
Để đảm bảo hệ thống hoạt động trong nhiệt độ môi trường xung quanh một cách chính xác, đầu tiên bạn phải xác định phạm vi chức năng cụ thể của hệ thống. Hầu hết nhà sản xuẩt cung cấp dữ liệu về phạm vi nhiệt độ hoạt động cho hệ thống của họ. Hai đặc điểm kỹ thuật về nhiệt có thể có sẵn, một cho biết nhiệt độ cho phép trong suốt kỳ hoạt động và cái kia cho biết nhiệt độ cho phép theo các điều kiện không hoạt động. Nhiều nhà sản xuất liệt kê các phạm vi nhiệt dưới đây mà phần lớn hệ thống chấp nhận.
Hệ thống hoạt động: 60°-90° Fahrenheit
Hệ thống tắt nguồn: 50°-110° Fahrenheit
Phần lớn môi trường văn phòng cung cấp nhiệt độ ổn định để vận hành máy tính, nhưng một số văn phòng thì không như thế. Cần có một số cân nhắc đối với việc đặt thiết bị.
Chu kỳ điện (Mở/Tắt)
Như đã vừa biết, các sự thay đổi nhiệt mà một hệ thống gặp phải gây ảnh hưởng lớn cho các thành phần vật lý của hệ thống. Sự thay đổi nhiệt độ lớn nhất mà một hệ thống gặp phải là nhiệt độ xảy ra trong suốt kỳ nóng lên ngay sau khi bật máy tính. Bật nguồn một hệ thống lạnh đưa nó đến các thay đổi nhiệt bên trong có thể lớn nhất. Nếu muốn hệ thống có tuổi thọ dài nhất hầu như không bị sự cố, bạn nên hạn chế các thay đổi nhiệt độ trong môi trường của nó.
Bạn hạn chế chu kỳ nhiệt theo hai cách đơn giản: để hệ thống tắt hết hoặc để hệ thống bật trong suốt thời gian sử dụng. Tất nhiên trong hai cách bạn có thể muốn chọn cách thứ hai. Để hệ thống bật là cách tốt nhất mà tôi biết để tăng cường tính xác thực của hệ thống. Nếu chỉ quan tâm đến tuổi thọ, lời khuyên đơn giản là giữ hệ thống bật (hoặc là tắt!). Tuy nhiên thực tế có nhiều thay đổi cần xem xét, như là giá điện, nguy cơ hỏa hoạn của những thiết bị vận hành không được giám sát và các quan tâm khác.
Nếu nghĩ về cách mà các bóng đèn tròn thường hỏng, bạn có thể hiểu cách chu kỳ nhiệt gây ra nguy hiểm như thế nào. Bóng đèn tròn cháy thường nhất từ khi bật lên bởi vì dây tóc phải chịu đựng sự cãng thẳng về nhiệt đáng kể khi thay đổi nhiệt độ, ngắn hơn một giây, từ môi trường xung quanh đến hàng ngàn độ. Một bóng đèn bật liên tục kéo dài hơn bóng đèn bật tắt liên tục.
Măc dù nghe như tôi đang bảo bạn để thiết bị máy tính của bạn chạy 24 giờ một ngày, bảy ngày một tuần, tôi không đề nghị vận hành theo kiểu đó. Một vài mối quan tâm đã làm dịu sự ham muốn để mọi thứ chạy liên tục. Một là hệ thông bật nguồn không được giám sát gây ra nguy cơ hỏa hoạn. Tôi đã từng thấy màn hình bốc cháy bên trong bất ngờ và hệ thống mà các quạt làm mát ngưng chạy, làm bộ cấp nguồn và toàn bộ hệ thống quá nhiệt. Tôi không để bất kỳ hệ thống nào vận hành trong tòa nhà không được giám sát. Một vấn đề khác là gây lãng phí điện. Nhiều công ty chấp nhận các phương án cắt giảm liên quan tắt đèn và các thiết bị khác khi không dùng. Sự tiêu thụ điện của một số hệ thống có công suất lớn và phụ kiện ngày nay cùng đáng kể. Cũng vậy, một hệ thống không giám sát thi nhiều rủi ro hơn hệ thống tắt nguồn và được khóa.
Thực tế — chẳng hạn như nguy cơ hỏa hoạn với những hệ thống không được giám sát vận hành suốt đêm hay các giờ cuối tuần, các vấn đề bảo mật và vấn đề tiêu thụ điện — có thể ngăn bạn để hệ thống chạy suốt. Tốt nhất trong trường hợp này là bật nguồn hệ thống ban ngày và cấu hình các thiết lập quản lý nguồn trong hệ điều hành để đặt hệ thống và màn hình vào chế độ Stand-By hay Hibernate trong suốt thời gian không hoạt động. Khi các thiết lập quản lý nguồn được cấu hình đúng, bạn tiết kiệm nhiều hơn $100 hàng năm cho một hệ thống trong chi phí năng lượng.
Ghi chú:
Nếu dùng chương trình hay dịch vụ truy cập từ xa để kết nối vào máy chủ, máy chủ truy cập không được tắt. Để tiết kiệm điện, tắt màn hình và cấu hình quản lý nguồn của nó để làm chậm bộ xử lý và các thành phần khác khi nhàn rỗi. Trong nhiều trường hợp bạn vẫn đặt hệ thống vào chế độ Stand-By hay Hibernate, miễn là vẫn bật Wake-on-LAN (kiểm tra BIOS Setup) vì thế hệ thống khôi phục lại khi một phiên truy cập từ xa bắt đầu.
Bạn cũng nên cấu hình hệ thống máy chủ dùng các đăng nhập hệ thống không cài đặt các cập nhật Windows tự động bởi vì một số cập nhật khởi động lại hệ thống, vì thế hệ thống không rảnh đối với các kết nối từ xa vào máy chủ cho đến khi một người dùng đăng nhập vào được. Đối với những hệ thống này, hãy chắc là bạn thiết lập một kế hoạch cho việc cài đặt những nâng cấp tải về để đảm bảo hệ thống sẵn sàng cho sự truy cập từ xa và cập nhật ngay khi có thể.
Tĩnh điện linh độn hay sự phóng tĩnh điện (USD: electrostatic discharge) gây ra vô số sự cố trong hệ thống. Sự cố thường xuất hiện trong suốt các tháng mùa đông khi độ ẩm thấp hay trong thời tiết khô hanh độ ẩm thấp quanh năm. Trong những tình trạng này, bạn có thể cần một sự dự phòng đặc biệt để chắc là máy tính không bị hư hỏng.
Sự phỏng tĩnh điện bên ngoài hiếm khi là nguyên nhân gây ra các sự cố thường xuyên của hệ thống. Thông thường, ảnh hưởng có thể tệ nhất của sự phóng tĩnh điện đối với thùng máy, bàn phím, hay thậm chí một vị trí gần máy tính là treo hệ thống (system lockup). Hầu hết sự cố nhạy cảm tình điện đều bị gây ra bới sự tiếp đất không đúng cúa nguồn hệ thống. Hãy chắc là bạn luôn luôn dùng dây nguồn tiếp đất ba chia cắm vào ổ cắm có tiếp đất đúng cách. Nếu không chắc về ổ cắm, bạn mua một bộ kiểm tra ổ cắm, như là những bộ được mô tả ở phần trên trong chương này, tại phần lớn các cửa hàng bán bộ cấp nguồn hay ổ cứng điện tử giá chỉ vài đô.
Theo "Nâng cấp và sửa chữa máy tính" Scott Mueller