Các máy tính để bàn từ năm 1996 hầu như dùng bộ cấp nguồn hệ số dạng ATX, kết hợp một thiết kế bộ chuyển mạch nguồn được kết nối với bo mạch chủ không trực tiếp với bộ cấp nguồn. Điều này cho bo mạch chủ và hệ điều hành kiểm soát việc tắt hệ thống, ngăn ngừa sự mất điện bất ngờ gây ra mất dữ liệu hay sự sai lạc hệ thống tệp tin. Tuy nhiên, nếu hệ thống gặp sự cố và trở nên tê liệt hay bị treo trong một cách nào đó, bo mạch chủ có thể không đáp lại nút nguồn, nghĩa là nó không gửi tín hiệu tắt đến bộ cấp nguồn. Có vẻ rằng bạn phải rút phích cắm để tắt hệ thống, may thay một ghi để tắt máy bắt buộc được chấp nhận. Chỉ nhấn và giữ nút nguồn hệ thống (thường ở phía trước thùng máy) tối thiểu 4 giây, hệ thống tắt. Mặt hạn chế duy nhất là, do loại tắt này bị bắt buộc và theo sự điều khiển cùa bo mạch chủ hay hệ điều hành, dữ liệu chưa được lưu sẽ mất và một số sai lạc hệ thốhg tệp tin xảy ra. Do đó bạn nên chạy ScanDisk (Windows 2000 và mới hơn) hay Chkdsk (Windows XP và mới hơn) để kiểm tra và chỉnh sửa bất kỳ vấn đề hệ thống tệp tin sau khi một tắt nguồn bắt buộc.
Modem không hoạt động.
Xác định đầu tiên là dây điện thoại có tốt và có âm thanh quay sổ không. Nếu cần thiết, thay cáp điện thoại từ modem đến ổ cắm tường. Nếu modem được thích hợp vào bo mạch chủ, kiểm tra BIOS Setup để đảm bảo modem có hiệu lực. Thử bỏ tùy chọn Enhanced System Configuration Data (ESCD) trong BIOS Setup. Điều này buộc thủ tục plug-and-play cấu hình lại hệ thống, giải quyết bất kỳ xung đột nào. Nếu modem gắn trong và bạn không dùng cổng serial COM 1/COM2 được tích hợp vào bo mạch chủ (cho módem bên ngoài), thử vô hiệu cổng serial để chỗ cho nguồn hệ thống thêm vào. Cũnạ vậy, thử tháo và cài lại các trình điều khiển modem, đảm bảo rằng bạn đang dùng các trình điều khiển gần nhất từ nhà sản xuất. Nếu không tác dụng gì, thử tháo và gắn lại modem. Nếu modem gắn trong, lắp nó qua khe cắm khác. Hoặc là, nếu modem gắn ngoài, hãy chắc là nó có nguồn điện riêng và được kết nối đúng vào cổng serial hay USB trên máy tính. Thử thay thế bộ nguồn hình cục gạch cùa modem gắn ngoài và cáp serial/USB. Cuối cùng, nếu bạn đã làm hết mọi việc mà nó vẫn không hoạt động, thử thay thế modem và sau chót là bo mạch chủ.
Lưu ý là modem rất dễ bị tổn hại với sét đánh. Xem xét thêm thiết bị chồng sét hay bộ triệt tăng vọt trên đường dây điện thoại chạy tới modem và không cắm modem khi cỏ bão. Nếu modem bị hư sau khi bão, bạn hầu như chắc chắn rằng nó đã bị hỏng bởi sét. Sét là tổn hại cổng serial hay bo mạch chủ, ngoài modem. Bất kỳ thử gì bị hỏng bởi sét hầu như cần được thay thế.
Bàn phím không hoạt động
Hai cách chính để kết nối bàn phím vào máy tính là qua cổng bàn phím chuẩn (thường được gọi là cổng PS/2) và qua USB. Một vấn đề là một số hệ thống cũ hơn có cổng USB không dùng đựợc bàn phím USB do hệ điều hành cung cấp sự hỗ trợ USB ví dụ, nếu bo mạch chủ có công USB nhưng không có cái được gọi là USB Legacy Support trong BIOS. Hỗ trợ này riêng biệt cho bàn phím USB (và chuột) và không phổ biến trong các hệ thống cho đến năm 1998 hay sau đó. Nhiều hệ thống có hồ trợ như vậy trong BIOS nhưng vẫn có sự cố với sự thực thi; nói cách khác, chúng có lỗi trong mã ngăn bàn phím USB hoạt động đúng cách. Nếu bạn đang có vấn đề với bàn phím USB, kiểm tra để chẳc chắn USB Legacy Support có hiệu lực trong BIOS. Nếu vẫn có vấn đề, hãy chắc là bạn cài đặt trình điều khiển BIOS và chipset mới nhất cho bo mạch chủ và bất kỳ nâng cấp Windows nào từ Microsoft. Một số hệ thống cũ hơn không bao giờ dùng bàn phím USB chính xác, trong trường hợp này bạn nên thay bàn phím PS/2. Một số bàn phím có giao diện USB lẫn PS/2, cho sự linh động để kết nối hầu hết hệ thống.
Nếu bàn phím có vấn đề, cách nhanh nhất để xác định liệu do bàn phím hay bo mạch chủ là chỉ thay thế bàn phím bằng cái chuẩn. Nói cách khác, mượn một bàn phím đang hoạt động từ hệ thống khác và thử nó. Nêu nó vẫn không hoạt động, giao diện trên bo mạch chủ có khả năng lớn là hư, sự không may này có nghĩa là thay bo mạch chủ. Nếu bàn phím thay thế hoạt động, rõ ràng bàn phím cũ có vấn đề.
Tôi không nghe bất kỳ âm thanh nào từ loa
Điều này thường đơn giản như loa không được cắm, hay cắm sai đầu cắm, hay bị tắt nguồn, vì vậy nên kiểm tra để chắc chắn! Cũng vậy kiểm tra bộ điều khiển âm lượng trong Windows hay ứng dụng của bạn để xem chúng được bật hay trong chế độ im lặng (mute). Khi bạn chắc nút âm lượng được bật, loa có nguồn điện và được cắm vào, cấu hình loa được xác định đúng trong Windows (một số phần cứng âm thanh dùng bộ điều khiển trộn độc quyền sở hữu cho công việc này), bạn cần xác định liệu sự cố ở loa hay card âm thanh. Để xác định, bạn chỉ kết nối loa chuẩn khác và xem liệu loa có hoạt động. Nếu không hoạt động, rõ ràng vấn đề này do card âm thanh có thể cấu hình card không đúng hay card bị hỏng. Điều đầu tiên là bỏ ESCD trong BIOS Setup. Điều này buộc thủ tục plug-and-play cấu hình lại hệ thống, giải quyết bất kỳ xung đột nào. Nếu điều này không tác dụng, thử tháo ra và cài đặt lại trình điều khiển card âm thanh. Cuối cùng, nếu cũng không tác dụng, tháo và đặt lại card. Bạn có thể thử đặt card trong khe cắm cũ và sau đó chuyển qua một khe cắm khác bởi vì vấn đề định thời gian đôi khi còn tồn tại trong một khe cắm đối với card gắn tiếp. Nếu vẫn không hoạt động, bạn phải thay card.
Nếu card âm thanh không thực sự là một card mà được tích hợp vào bo mạch chủ, đầu tiên thử đặt lại ESCD và cài lại trình điều khiển. Nếu không tác dụng, thử vô hiệu âm thanh tích hợp và cài đặt card thay thế hay lắp đặt bo mạch chủ thay thế. Nếu vấn đề chỉ đối với các CD âm thanh, kiểm tra cáp giữa card âm thanh và ổ đĩa. Nếu không có cáp, kiểm tra các thuộc tính ổ đĩa trong Device Manager của Windows để xem liệu tùy chọn Digital CD Audio có hiệu lực. Nếu không có, cho hiệu lực tùy chọn này. Nếu hệ thống không cho phép hiệu lực âm thanh CD số, nó không được hỗ trợ và bạn phải lắp đặt một cáp analog giừa card âm thanh và ồ đĩa. Màn hình xuất hiện hoàn toàn lộn xộn hay không thể đọc được. Một màn hình lộn xộn thường do thiết lập sai, không phù hợp hay không được hỗ trợ cho tần số làm tươi màn hình, độ phân giải hay mức độ màu sắc. Dùng trình điều khiển không đúng có thể gây ra điêu này. Kiểm tra cấu hình của card màn hình, bước đầu là bật nguồn hệ thống và xác định liệu bạn có thấy quy trình POST hay màn hình chờ của hệ thống và vào BIOS Setup. Nếu màn hình trông bình thường trong suốt kỳ POST nhưng lộn xộn khi Windows bắt đầu nạp, vấn đề hầu như chắc chắn do thiết lập hay cấu hình card không đúng. Để giải quyết vấn đề này, mở trình đơn khởi động và chọn chế độ Windows Safe (nhấn phím chức năng F8 khi Windows bắt đầu nạp để hiển thị trình đơn này). Điều này bỏ qua trình điều khiển video, các thiết lập hiện thời và đặt hệ thống trong chế độ VGA mặc định được hỗ trợ bởi BIOS trên card video. Khi Windows màn hình nền xuất hiện, bạn nhắp chuột phải vào màn hình máy tính, chọn Properties, cấu hình lại các thiết lập video hay thay đổi trình điều khiển cần thiết.
Ghi chú:
Một số bo mạch chủ (như là một số kiểu của ASUS) dùng phím F8 để hiển thị trình khởi động thiết bị. Nếu vấn đề xày ra từ lúc bật nguồn hệ thống—và ngay cả khi bạn khởi động đa mềm DOS (chẳng hạn như đa mềm khởi động Windows 98)—một vẩn đề phần cứng chắc chắn ở card video, cáp hay màn hình. Đầu tiên, thay màn hình bằng cải khác; nếu cáp có thể tháo rời, cũng thay luôn. Nếu thay màn hình và cáp không giải quyết được vấn đề, card video có thể bị hỏng. Thay thế card hay, nếu là card PCI, di chuyển nó đến một khe cắm khác. Nếu card video này được tích hợp vào bo mạch chủ, bạn phải thêm một card rời hay thay thế bo mạch chủ.
Theo “Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scott Mueller