Ổ đĩa quang là một trong những thành phần dễ hỏng nhất trong máy tính. Nó không thường hỏng bất ngờ sau một năm sử dụng. Nếu bạn có vấn đề với ổ đĩa mới được lắp đặt, kiểm tra việc lắp đặt và cấu hình ổ đĩa. Nếu ổ đĩa là loại Parallel ATA, kiểm tra các thiết lập cầu nhảy trên ổ đĩa. Nếu đang dùng cáp 80- conductor, ổ đĩa nên được đặt Cáp Select; Nếu đang dùng cáp 40-conductor, ổ đĩa nên đặt hoặc chính (Master) hoặc phụ (Slave) (tùy thuộc liệu nó có là ổ đĩa duy nhất trên cáp). Thử thay cáp bằng cái mới hay cái chuẩn, chọn dùng cáp 80-conductor. Hãy chắc nguồn ổ đĩa được kết nối và xác định nguồn điện có sẵn ở đầu nối bằng cách dùng đồng hồ đo điện kỹ thuật số. Cùng chắc chắn BIOS Setup được đặt đúng cách cho ổ đĩa và xác định ổ đĩa được nhận trong suốt kỳ khởi động. Cuối cùng, thử thay ổ đĩa, nếu cần thiết, thay bo mạch chủ.
Nếu ổ đĩa được cài đặt sẵn và đã hoạt động trước đó, thử đọc các đĩa khác nhau, chọn đĩa thương mại hơn là đĩa có khả năng ghi hay có khả năng ghi lại. Sau đó thử các bước được liệt kê lúc trước.
Nếu đang dùng ổ đĩa quang SATA trong Windows Vista, bạn có thể cần cấu hình thiết bị tiếp hợp chủ SATA mà ổ đĩa đang trong chế độ mô phỏng PATA hơn là chế độ AHCI hay cài đặt chương trình vá lỗi (hotfix) (xem Microsoft Knowledgebase đề mục 928253). Bạn cùng có thể cài đặt Service Pack 1 (hay mới hơn) cùng chứa chương trình vá lỗi này.
Cổng USB hay thiết bị USB không hoạt động
Hãy chắc rằng bạn đã bật cổng USB trong BIOS Setup. Thử tháo bất kỳ hub và cắm thiết bị có sự cố thẳng vào các kết nối trung tâm gốc trên hệ thống. Thử thay thế cáp. Nhiều thiết bị USB cần thêm nguồn, vì vậy chắc chắn thiết bị có bộ cấp nguồn bên ngoài nêu được yêu cầu.
Nếu thiết bị cần hồ trợ USB 2.0, hãy chắc các cổng được cấu hình để chạy chế độ USB 2.0 (USB tốc độ cao). Nhiều hệ thống chỉ cung cấp chế độ USB 1.1. Nấu thiêt bị được cấp nguồn qua bus, thử thay thế bộ cấp nguồn hệ thống; bộ cấp nguồn quá tải hay rất thấp có thể không cung cấp nguồn tin cậy cho cổng USB.
Tôi lắp đặt thêm module bộ nhớ, nhưng hệ thống không nhận ra nó. Xác định rằng bộ nhớ tương thích với bo mạch chủ. Nhiều thay đổi tinh tế trên các loại bộ nhớ giống nhau về bề ngoài. Nếu chỉ vừa với khe cắm thì không có nghĩa là bộ nhớ hoạt động thích hợp với hệ thống. Kiểm tra sách hướng dẫn về loại bộ nhớ mà hệ thống bạn cần và có thể có danh sách các module được hỗ trợ. Bạn có thể vào www.crucial.com và dùng Memory Advisor Tool của trang web để xác định chính xác loại bộ nhớ cho từng hệ thống hay bo mạch chủ. Cũng vậy lưu ý rằng tất cả bo mạch chủ đều có giới hạn về số lượng bộ nhớ mà chúng hỗ trợ, tham khảo sách hướng dẫn hay nhà sản xuất bo mạch chủ để có thông tin về sự giới hạn của bo mach chủ.
Nếu bạn chắc đã có loại bộ nhớ đúng, theo các bước sửa lỗi được liệt kê trước đó cho các sự cố bộ nhớ không liên tục.
Tôi lắp đặt một ổ đĩa mới, nhưng nó không hoạt động và đèn LED ỗ đĩa vẫn sáng.
Đây là triệu chứng của cáp bị cắm ngược. Cả hai ổ đĩa mềm và ATA đều được thiết kế để sử dụng cáp có đầu nối khóa chốt; tuy nhiên, một số cáp thiếu khóa này, nghĩa là chúng dễ dàng bị cắm ngược. Khi cáp bị cắm ngược vào bo mạch chủ hay ổ đĩa, đèn LED trên ô đĩa vẫn sáng và ổ đĩa không hoạt động. Trong một số trường hợp, điều này gây ra đóng băng toàn bộ hệ thống. Kiểm tra cáp để đảm bảo rằng chúng được cắm đúng cách tại hai đầu; sọc trên cáp cho định hướng chân 1. Trên ổ đĩa, chân 1 thường hướng về phía đầu nối nguồn. Trên bo mạch chủ, tìm dấu định hướng được in lụa trên bo mạch chủ hay quan sát sự định hướng của các cáp khác được cấm (tất cả cáp theo cùng hướng).
Trong khi tôi nâng cấp BIOS, hệ thổng bị đỏng băng và nay hệ thống chết hẳn!
Điều này xảy ra khi nâng cấp ROM bị hỏng. May là phần lớn bo mạch chủ có thể hồi phục qua một cầu nhảy trên bo mạch chủ. Khi được thực hiện, chương trình hồi phục làm hệ thống tìm đĩa mềm hay quang có chứa chương trình nâng cấp BIOS. Nếu không có sẵn, bạn cần phải BIOS được nâng cấp từ nhà sản xuất bo mạch chủ và theo những chỉ dẫn của họ cho việc đặt chương trình nâng cấp BIOS trên đĩa mềm hay quang có khả năng khởi động. Kế tiếp đặt chế độ hồi phục BIOS qua cầu nhảy trên bo mạch chủ, bật nguồn hệ thống và chờ đến khi thủ tục hoàn tất. Thường mất 5 phút, bạn nghe tiếng bíp để cho biết sự bắt đầu và kết thúc thủ tục. Khi hồi phục hoàn tất, tắt hệ thống và khôi phục cầu nhảy về các thiết lập ban đầu (bình thường).
Nếu bo mạch chủ không có khả năng hồi phục BIOS, bạn có thể gửi bo mạch chủ đến nhà sản xuất sửa chữa.
Tôi lắp đặt một bo mạch chủ mới trong hệ thống Dell cũ và không có cái gì hoạt động
Nhiều hệ thống Dell cũ trước năm 2001 (cỡ 4100, 8100 hay những hệ thống cũ hơn) không phù hợp với đặc điểm kỹ thuật ATX đối với bộ cấp nguồn và các đầu nối nguồn trên bo mạch chủ. Nếu thay thế bộ cấp nguồn Dell không tiêu chuẩn, bạn có nguy cơ làm cháy bộ cấp nguồn lẫn bo mạch chủ. Hệ thống Dell cũ hơn chỉ có thể nâng cấp bằng cách thay thế cả bo mạch chủ lẫn bộ cấp nguồn cùng lúc.
Bắt đầu năm 2001, Dell chuyển qua dùng bộ cấp nguồn, đầu nối nguồn trên bo mạch chủ của ATX tiêu chuẩn công nghiệp cho hầu hết (nhưng không phải tất cả) hệ thống của họ. Mặc dù phần lớn hệ thống Dell sau năm 2001 dùng bộ cấp nguồn tiêu chuẩn, cũng vẫn có một số hệ thống.
Tôi lắp đặt card PCI video trong khe cắm PCI của hệ thống cũ và nó không hoạt động, PCI bus trải qua vài sửa đổi; một số bo mạch chủ cũ có các khe cắm loại “2.0”, phần lớn card mới cần “2.1” hay các khe cắm PCI mới hơn. Phiên bản PCI mà hệ thống có được chỉ định bởi chipset bo mạch chủ. Nếu bạn lắp đặt card video mới hay card PCI khác thì cần khe cắm 2.1 trong hệ thống có khe cắm 2.0, thường hệ thống không khởi động hoặc không hoạt động. Giải pháp duy nhất là thay card hay bo mạch chủ để chúng tương thích nhau.
Theo “Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scott Mueller