Trang chủ » Tư vấn »Bảo Trì Máy Tính - Mạng LAN» Chu trình bộ nguồn

Ngày tạo: 20/01/2016

Chu trình bộ nguồn



Có nên tắt hệ thống khi không dùng nó? Để trả lời câu hỏi này bạn nên hiểu một số thông tin về các thành phần dùng điện và cái làm cho chúng hỏng. Kết hợp kiến thức này với thông tin về sự tiêu thụ điện năng, chi phí và sự an toàn bạn có câu trả lời cho chính bạn. Do các tình huống khác nhau, câu trả lời tốt nhất cho bạn có thể khác với những người khác, tùy thuộc vào nhu cầu và các ứng dụng của bạn.

Bật và tắt nguồn một hệ thống thường xuyên gây ra sự hư hỏng và tổn hai cho các thành phần. Điều này dường như hợp lý, nhưng nguyên nhân đơn giản lại mù mờ với phần lớn người dùng. Nhiều người tin rằng bật nguồn và tắt nguồn hệ thống thường xuyên có hại vì gây sốc điện hệ thống. Tuy nhiên vấn đề thực sự là do nhiệt độ hay sốc nhiệt. Khi một hệ thống nóng lên, các thành phần nở ra; khi nó lạnh đi, các thành phần co lại. Ngoài ra, những vật liệu khác nhau trong hệ thống có hệ số giãn nở nhiệt khác nhau, vì vậy chúng nở ra hay co lại ở các mức độ khác nhau. Qua thời gian, sốc nhiệt gây ra sự hư hỏng tại nhiều khu vực của hệ thống.

Từ quan điểm hệ thống hoàn toàn tin cậy, bạn nên tránh hệ thống khỏi sốc nhiệt càng nhiều càng tốt. Khi một hệ thống được bật, các thành phần nóng dần khởi điểm từ nhiệt độ chung quanh (trong phòng) 185 độ F (85 độ C) trong vòng 30 phút hay ít hơn. Khi tắt hệ thống, điều tương tự xảy ra theo trình tự ngược lại và các thành phần mát dần về nhiệt độ chung quanh trong thời gian ngắn. Sự giãn nở và co rút bởi nhiệt là nguyên nhân lớn nhất cho sự hư hỏng thành phần. Các hộp chứa chíp có thể nẻ, hơi ẩm trần vào và làm nhiễm bẩn chúng. Các đầu nối và hệ thống dây nội bộ chuyên dụng có thể bị gẫy và co rút theo các mức độ khác nhau, gây ra sự căng thẳng cực lớn tại các mối hàn. Các mối hàn có thể bị hư do sự tôi cứng kim loại từ những căng thẳng lập đi lập lại, dẫn đến rạn nứt vết hàn. Các thành phần dùng hộp giải nhiệt, như bộ xử lý, các tụ điện và bộ điều chỉnh áp, có thể quá tải và hư hỏng do chu trình nhiệt độ làm những chất keo giải nhiệt hư hại, làm gãy liên kết dẫn nhiệt giữa thiết bị và bộ giải nhiệt. Chu trình nhiệt cũng làm thiết bị được lắp vào khe cắm với các kết nối lỏng hay rão (creep), gây ra một loạt lỗi kết nối.

Sự giãn nở và co rút bởi nhiệt ảnh hưởng không chỉ các chip và bo mạch điện mà còn các thứ khác chẳng hạn như các ổ đĩa cứng. Hầu hết ổ đĩa cứng ngày nay có tiến trình bù trừ nhiệt phức tạp thực hiện các điều chỉnh trong vị trí đầu từ liên quan đến các platter giãn nở hay co rút. Phần lớn ổ đĩa cứng thực hiện thủ tục bù trừ nhiệt cứ mỗi lần 5 phút cho 30 phút đầu tiên ổ đĩa chạy và kế tiếp cứ mỗi 30 phút sau đó. Trong cac ổ đĩa cũ, tiến trình này được nghe như tiếng “ticktick-tick-tick” nhanh.

Về thực chất, bất cứ điều gì bạn cũng có thể làm để giữ hệ thống ở nhiệt độ ổn định kéo dài tuổi thọ của hệ thống và cách tốt nhất để mở hệ thống hoặc tắt hệ thống vĩnh viễn.

Tôi không nói bạn nên để hệ thống chạy 24 một ngày. Một hệ thống được bật nguồn và bỏ mặc có thể gây cháy (tôi đã từng chứng kiến ít nhất hai màn hình tự bốc cháy – may thay tôi có mặt kịp thời), có thể là một nguy cơ về an toàn dữ liệu (tự đội vệ sinh hay những vị khách khác), có thể dễ dàng bị hư hại nếu bị di chuyển trong khi đang chạy và gây lãng phí năng lượng điện.

Mức thông thường là 10 xen cho một kilowatt-hour điện. Dùng số liệu này kết hợp với những tin về mức tiêu thụ mà một máy tính thông thường sử dụng, chúng ta xác định được một hệ thống chạy hàng năm tốn bao nhiêu tiền và hiệu quả nào chúng ta chọn trên chi phí hoạt động bằng cách tắt nguồn đúng cách hay dùng các thuận lợi của các chế độ có sẵn như nghỉ ACPI, tạm dừng hay Stand By, ACPI (Advanced Power and Configuration Interface) được mô tả chi tiết sau đây trong chương này.

Một máy tính để bàn thông thường tiêu thụ từ 75W đến 300W khi không hoạt động và từ 150W đến 600W theo một tải, tùy thuộc vào cấu hình, năm sản xuất và thiết kế hệ thống. Mức tiêu thụ này không bao gồm màn hình, đối với LCD từ 25W đến 50W khi hoạt động, trong khi CRT từ 75W đến 150W hay nhiều hơn. Một màn tính và màn hình LCD mà tôi đã kiểm tra tiêu thụ trung bình 250W (0.25 kilowatts) điện cho hoạt động bình thường. Mức tiêu thụ của hệ thống tương tự là 200W trong hệ thống ACPI SI Stand By, chỉ 8W trong chế độ ACPI S3 Stand By và 7W điện trong chế độ tắt hay không hoạt động (chế độ ACPI S4). Dùng những số liệu này tính toán cho chi phí điện hàng năm:

Giá điện                             $0.10 Dollar cho mỗi KWh
Điện máy tính/màn hình:    trung bình 0.250 KW trong khi chạy
Điện máy tính/màn hình:    trung bình 0.200 KW chế độ ACPI S1 Stand By
Điện máy tính/màn hình:    trung bình 0.008 KW chế độ ACPI S3 Stand By
Điện máy tính/màn hình:    trung bình 0.007 KW chế độ ACPI S4 Stand By
Điện máy tính/màn hình:    trung bình 0.007 KW chế độ Off

Số giờ vận hành:                 2080 mỗi năm
Số giờ không vận hành:      6656 mỗi năm
Tổng số giờ:                        8736 mỗi năm

Chi phí hoạt động hằng năm:        $218.40 để bật liên tục
Chi phí hoạt động hàng năm:        $185.12 trong chế độ S1 Stand By suốt các giờ không vận hành.
Chi phí hoạt động hàng năm:        $57.32 trong chế độ S3 Stand By suốt các giờ không vận hành
Chi phí hoạt động hàng năm:         $ 56.66 trong chế độ S4 Stand By suốt các giờ không vận hành
Chi phí hoạt động hàng năm:         $ 56.66 tắt máy suốt các giờ không vận hành

Tiết kiệm hàng năm:                        $0.00 để bật liên tục
Tiết kiệm hàng năm:                        $33.28 trong chế độ S1 Stand By suốt các giờ không vận hành
Tiết kiệm hàng năm:                        $161.08 trong chế độ S3 Stand By suốt các giờ không vận hành
Tiết kiệm hàng năm:                        $161.74 trong chế độ S4 Stand By suốt các giờ không vận hành
Tiết kiệm hàng năm:                        $161.74 tắt máy suốt các giờ không vận hành

Điều này có nghĩa chi phí trên $218 hàng năm để chạy hệ thống nếu hệ thống để bật liên tục.

Tuy nhiên, nếu có tắt trong suốt các giờ không vận hành, chi phí hàng năm sẽ giảm xuống $56, tiết kiệm hàng năm trên $161! Bạn thấy đó, tắt hệ thống khi không sử dụng tiết kiệm số tiền lớn.

Nhưng thú vị hơn là bạn không phải tắt hệ thống theo tất cả cách để đạt tiền tiết kiệm này. Khi được cấu hình đúng, hầu hết máy tính sẽ vào chế độ ACP S3 Stand By bằng thao tác hay hay sau một kỳ không hoạt động được định trước, hạ xuống mức tiêu thụ nguồn 8W hay ít hơn. Mặt khác nếu cấu hình máy tính vào chế độ S3 Stand By khi không hoạt động, bạn có thể đạt mức tiết kiệm như thể tắt nó hoàn toàn. Trong thí dụ trước, chi phí chỉ thêm $0.66 để giữ hệ thống trong chế độ Stand By trong suốt các giờ không vận hành đối với việc tắt hoàn toàn, vẫn có khoản tiết kiệm hàng năm vượt $161.

Với các khả năng quản lý nguồn được cải tiến của phần cứng hiện đại, kết hợp với tính năng ổn định và kiểm soát có sẵn trong hệ điều hành như là Widows XP trở về sau, bạn thiết lập hệ thống vào chế độ Stand By và Ressume hầu như tức thì, không cần qua các thủ tục tắt máy và khởi động (cold boot) lập đi lập lại. Tôi thực sự ngạc nhiên về một số người mà tôi đã gặp đã nắm được lợi thế này bởi vì nó cho tiết kiệm chi phí và thuận tiện.

Phần lớn máy tính để bạn được cấu hình để thực hiện thủ tục tắt hoàn toàn khi bạn nhấn nút nguồn, đóng tất cả ứng dụng đang mở, tắt hệ điều hành và hệ thống hoàn toàn. Kế tiếp khi bật lại nguồn, chúng khởi động và tải lại hệ điều hành, các trình điều khiển và các ứng dụng từ đầu, sau đó bạn vẫn phải mở bất kỳ ứng dụng thường dùng khác.

Có một sự thay đổi tốt hơn nhiều: Đó là, thay vì tắt bình thường, hệ thống này lưu toàn bộ bối cảnh hệ thống (tình trạng của hệ thống, nội dung của RAM và nhiều thứ) trong RAM trước khi tắt nguồn và rồi sau đó phục hồi bối cảnh này khi bật nguồn. Không may nhiều hệ thống không được cấu hình để tận dụng loại chế độ tạm hoãn này, đặc biệt là những máy cũ hơn.

Mấu chốt là trong cấu hình hệ thống, bắt đầu với một thiết lập rất quan trọng trong BIOS Setup. Thiết lập này được gọi là chế độ tạm hoãn ACPI và bạn thiết lập nó vậy là hệ thống sẽ vào tình trạng S3. S3 đôi khi được gọi là STR (Suspend to RAM). Nó là thiết lập mặc định cho máy tính xách tay; tuy nhiên nhiều nếu không là hầu hết máy để bàn có thiết lập chế độ tạm hoãn ACPI mặc định tình trạng SI. ACPI S1 đôi khi được gọi là POS (Power on Suspend), một chế độ trong đó màn hình trống và CPU đóng hoạt động; tuy nhiên, hầu như mọi thứ vẫn giữ nguồn đầy đủ. Như một ví dụ một hệ thống và màn hình LCD tiêu thụ 250W thường rơi xuống mức tiêu thụ năng lượng 8W trong tình trạng S3 (Suspend To RAM).

Khi hệ thống được đặt để tạm hoãn trong tình trạng S3, trong lúc nào Stand By (bằng tay hay tự động), bối cảnh hệ thống hiện tại được lưu vào Ram và tất cả phần cứng hệ thống ( bộ xử lý, bo mạch chủ, quạt, màn hình và thứ khác ngoại trừ RAM) bị tắt nguồn. Trong chế độ này, hệ thống giống như thể nó tắt và tiêu thụ lượng điện bằng như nó tắt thực sư. Để tiếp tục bạn chỉ nhấn vào nút nguồn như thể đang bật hệ thống bình thường. Bạn cấu hình phần lớn hệ thống hoạt động lại bằng nhấn phím hay nhấp chuột, ngay lập tức bật nguồn và hoạt động lại từ chế độ bình thường và mọi thứ bắt đầu lại, hệ thống ngay lập tức bật nguồn và hoạt động lại từ chế độ Stand By, hồi phục lại bối cảnh đã lưu từ trước. Hệ điều hành, các trình điều khiển, tất cả ứng dụng mở và nhiều thứ, xuất hiện bình thường đầy đủ như lúc bạn “tắt nguồn”.

Như đã đề cập, nhiều người đang dùng tính năng trên máy tính xách tay, nhưng một số ít người biết dùng nó trên hệ thống để bàn. Để kích hoạt tính năng nghỉ sâu này, chỉ có hai bước:

Tôi cũng đề nghị chọn thẻ Hibernate và kế tiếp kiểm tra hộp này để cho hiệu lực chế độ không hoạt động (Enabke Hibernation). Điều này cho phép bạn dùng tình trạng ACPI S4 (STD = Suspend to Disk) ngoài S3, ACPI S4 rất giống S3, ngoại trừ bối cảnh hệ thống được lưu vào ổ đĩa (hiberfil.sys) thay vì RAM, sau đó hệ thống vào tình trạng G2/S5. Tình trạng G2/S5 cũng được biết như Tắt bằng phần mềm (Soft Off), chính xác giống như thế hệ thống này được tắt bình thường. Khi bật nguồn từ chế độ Hibernation (S4), máy tính vẫn khởi động, tuy nhiên hơn là tải lại từ đầu, Windows hồi phục bối cảnh hệ thống từ đĩa (Hiberfil.sys). Mặc dù chế độ không hoạt động gần như không nhanh bằng S3 (Suspend to RAM), nó vẫn nhanh hơn đóng hệ thống hoàn toàn và khởi động lại, nó vận hành dù là hệ thống mất điện toàn bộ trong lúc ngừng hoạt động.

Cuối cùng để hệ thống vào chế độ Stand By tự động, chọn thẻ Power Schemers. Kế tiếp là Settings cho Custom Power Scheme, When Computer Is Plugged In, thiết lập System Standby đối với thời gian chọn lựa. (Tôi thường đặt nó 30 phút). Điều này cho phép hệ thống tự động vào Stand By sau thời gian dự định không hoạt động trôi qua.

Bằng cách dùng chế độ Stand By S3, bạn để hệ thống chạy tất cả thời gian và vẫn đạt được gần mức tiết kiệm giống như thể tắt nó hoàn toàn. Trong bất kỳ trường hợp nào, tôi không đề nghị tắt hệ thống vào bữa ăn trưa, nghỉ giải lao hay bất kỳ thời điểm ngắn nào khác. Nếu bạn là người dùng tại gia đình, để máy tính chạy, (chế độ ngừng) nếu bạn sẽ dùng nó trong ngày hoặc cần truy cập tức thời. Máy chủ để chạy liên tục, song nếu đặt hệ thống này ở WOL (WOL: Wake on LAN) trong BIOS Setup lẫn Windows, hệ thống này sẽ tắt nguồn và sau đó tự động tỉnh dậy bất cứ lúc nào được truy cập. Cuối cùng, tận dụng chế độ S3 lưu được một số năng lượng (hay tiền bạc) đáng kể quan thời gian. Không vấn đề gì, chỉ là những hướng dẫn; nếu đủ khả năng để hệ thống 24 giờ một ngày, bảy ngày trong tuần, hãy thực hiện hệ thống như vậy.

Theo “Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scott Mueller