Đối với hệ thống để bàn tiêu chuẩn, quản lý nguồn là tiết kiệm và tiện lợi. Bằng cách tắt các thành phần máy tính cụ thể khi chúng không được dùng, bạn có thể làm giảm tiền điện và tránh tắt mở máy tính bằng tay.
Đối với hệ thống xách tay, quản lý nguồn khá là quan trọng. Thêm DVD-ROM. Bộ loa và những thành phần khác vào máy tính xách tay (laptop hay notebook) làm giảm tuổi thọ pin. Bằng cách bổ sung công nghệ quản lý nguồn, một hệ thống xách tay chỉ cấp nguồn cho các thành phần mà nó thực sự cần hoạt động, do vậy kéo dài tuổi thọ pin.
Hệ thống có Energy Star
EPA khởi động một chương trình chứng thực cho các máy tính và thiết bị ngoại vi sử dụng năng lượng hiệu quả. Để là thành viên của chương trình này, máy tính hay màn hình phải rơi xuống mức kéo điện năng đầu 30 watt hay ít hơn trong suốt các kỳ không hoạt động. Các hệ thống phù hợp với đặc điểm kỹ thuật này được mang biểu trưng của Energy Star. Đây là chương trình tự ý; tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất lại thấy rằng nó giúp họ bán được hệ thống của họ nếu quảng cáo các hệ thống này là sử dụng năng lượng hiệu quả.
Một vấn đề với loại hệ thống này là bo mạch và các ổ đĩa có thể ngủ, nghĩa là chúng vào chế độ standby rút điện năng cực thấp. Điều này gây ra sự nguy hiểm với một số bộ cấp nguồn cũ bởi vì việc kéo nguồn thấp không đủ một tải cho chúng hoạt động. Hầu hết bộ cấp nguồn mới hơn trên thị trường, được thiết kế để vận hành với những hệ thống này, có đặc điểm kỹ thuật tải cực thấp. Tôi đề nghị bạn hãy chắc chắn việc tải tối thiểu này được các thành phần hệ thống cung cấp nếu bạn mua một nâng cấp của bộ cấp nguồn. Mặt khác khi máy tính ngủ, mất một chu trình chuyển đổi năng lượng để đánh thức nó dậy trở lại. Vấn đề này được chú ý nhất nếu bạn đầu tư bộ cấp nguồn đầu ra rất cao và dùng nó trong hệ thống rút rất ít điện năng để khởi động.
Quản lý nguồn cao cấp
Quản lý nguồn cao cấp (APM: Advanced Power Management) là một đặc tả kỹ thuật được Intel và Microsoft phát triển xác định chuỗi giao diện giữa phần cứng có khả năng quản lý nguồn và hệ điều hành của máy tính. Khi được kích hoạt đầy đủ AMP tự động chuyển máy tính vào trong số năm trạng thái, tùy thuộc hoạt động hiện thời của hệ thống. Mỗi trạng thái thể hiện một mức giảm sử dụng điện năng, được thực hiện bằng cách đặt các thành phần không sử dụng vào chế độ năng lượng thấp. Năm tình trạng hệ thống như sau:
+ Full on – Hệ thống hoàn toàn hoạt động, không có sự quản lý nguồn
+ APM Enabled – Hệ thống hoạt động, với một số thiết bị được quản lý nguồn. Những thiết bị không sử dụng được tắt và động hồ CPU chậm lại hay ngừng lại
+ APM Standby – Hệ thống không hoạt động, với hầu hết thiết bị trong trạng thái năng lượng thấp. Khóa CPU chậm lại hay ngừng lại, nhưng tham số hoạt động vẫn tồn tại trong bộ nhớ. Khi được khởi động bởi một người dùng hay hoạt động hệ thống, hệ thống này trở về trạng thái APM Enabled gần như ngay lập tức.
+ APM Suspend – Hệ thống không hoạt động, với hầu hết thiết bị không được cung cấp nguồn. Khóa CPU bị ngừng, các tham số hoạt động được lưu vào ổ đĩa cho sự hồi phục sau này. Khi được khởi động bởi một tác động báo thức, hệ thống này trở về trạng thái PAM Enabled khá chậm chạp.
+ Off-Hệ thống không hoạt động. Bộ nguồn bị tắc.
APM yêu cầu sự hỗ trợ từ phần cứng và phần mềm để hoạt động. Trong chương này, bạn đã thấy bộ cấp nguồn loại ATX được điều khiển bởi các lệnh phần mềm như thế nào bằng cách dùng dùng tín hiệu Power_On và đầu nối nguồn tùy chọn 6 chân. Các nhà sản xuất cũng đang tích hợp tính năng điều khiển tương tự vào các thành phần hệ thống khác, chẳng hạn như bo mạch chủ, màn hình và ổ đĩa cứng.
Các hệ điều hành hỗ trợ quản lý nguồn khởi động APM bằng cách giám sát các hoạt động được thực hiện bởi người dùng máy tính và các ứng dụng chạy trên hệ thống. Tuy nhiên, hệ điều hành này không trực tiếp xử lý các khả năng quản lý nguồn của phần cứng. Tất cả phiên bản Windows từ 3.1 đều có hỗ trợ APM.
Một hệ thống có nhiều thiết bị phần cứng và nhiều phần mềm hoạt động tham gia vào các chức năng APM, làm giao tiếp khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, cả hệ điều hành và phần cứng có một lớp trừu tượng thuận tiện cho sự giao tiếp giữa các yếu tố khác nhau của cấu trúc APM.
Hệ điều hành chạy trình điều khiển APM giao tiếp với nhiều ứng dụng và chức năng phần mềm kích hoạt các hoạt động quản lý nguồn, trong khi tất cả thiết bị phần cứng có khả năng APM của hệ thống giao tiếp với BIOS hệ thống. Trình điều khiển APM và BIOS liên lạc trục tiếp, làm hoàn tất kết nối giữa hệ điều hành và phần cứng.
Do đó, đề AMP hoạt động, hỗ trợ tiêu chuẩn này phải được dụng sẵn vào các thiết bị phần cứng rời của hệ thống, BIOS hệ thống và hệ điều hành (bao gồm trình điều khiển APM). Không có các thành phần này, không có các hoạt động APM.
Theo “Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scott Mueller