Trang chủ » Tư vấn »Bảo Trì Máy Tính - Mạng LAN» Chuột loại bi

Ngày tạo: 06/11/2015

Chuột loại bi



Đáy hộp chuột là nơi mà cơ cấu phát hiện hay điện tử được đặt. Ở chuột cũ, đáy hộp chuột chứa một bi cao su nhỏ lăn khi bạn di chuyển trên mặt bàn. Sự chuyển động của bi cao su này được biên dịch thành các tín hiệu điện tử được truyền đến máy tính qua sợi cáp dẫn.

Về bên trong, chuột bi cũng rất đơn giản. Viên bi này dựa vào hai con lăn: một con lăn cho việc biên dịch chuyển động theo trục X và con lăn kia biên dịch chuyển động theo trục y. Những con lăn này thường được kết nối với những đĩa nhỏ với các cửa chớp luân phiên chặn hay cho ánh sáng qua. Những bộ cảm quang nhỏ phát hiện sự di chuyển của bánh xe qua sự bật tắt ánh sáng hồng ngoại khi bánh xe cửa chớp quay và “chặt” ánh sáng này. Những sự nhấp nháy này được biên dịch thành sự chuyển động theo các trục (xem hình 15.9). Hình 15.10 thể hiện một đầu nối chuột PS/2.

Chuột quang

Phương pháp chủ yếu khác phát hiện chuyển động là quang học. Một số chuột đầu tiên được làm bởi Mouse Systems và một số ít nhà sản xuất khác sử dụng bộ cảm ứng có yêu cầu miếng đệm lưới đánh dấu đặc biệt. Mặc dù những chuột này rất chính xác nhưng nhu cầu sử dụng chúng với miếng đệm làm mất đi sự ủng hộ của người dùng.

IntelliMouse Explorer của Microsoft đi tiên phong trong sự tái sinh chuột quang. IntelliMouse Explorer và các chuột quang kiểu mới khác của Logitech hay từ các nhà sản xuất khác sử dụng công nghệ quang để phát hiện sự chuyển động, chúng không có các thành phần chuyển động của riêng chúng (ngoại trừ bánh xe cuộn và các nút bên trên). Chuột quang ngày này không cần miếng đệm lót; nó hoạt động trên bất kỳ mặt nào. Điều này thực hiện được là do sự nâng cấp bộ cảm ứng từ loại đơn giản dùng trong chuột quang cũ thành CCD tân tiến (CCD: charge device). Cái này về cơ bản là phiên bản thô của bộ cảm biến video camera phát hiện sự chuyển động bằng cách cảm nhận sự chuyển động bề mặt dưới con chuột. Một đèn LED hay laser diode được sử dụng để cung cấp ánh sáng cho bộ cảm biến.

IntelliMouse Explorer đã cách mạng nền công nghệ chuột; đầu tiên là Logitech, kế tiếp tất cả các nhà sản xuất chuột khác, bao gồm cả các nhà cung cấp cho bán lẻ và OEM, đã chuyển sang chuột quang cho hầu hết dòng sản phẩm của họ, cung cấp các loại chuột quang với nhiều giá. Hình 15.11 thể hiện các tính năng cơ bản của một chuột quang.

Tính đa dụng và ít bảo trì (chưa kể ánh sáng đỏ hay xanh tỏa ra các bên!) làm chuột quang thành một lựa chọn hấp dẫn và sự đa dạng các kiểu có từ hai nhà sản xuất cho bạn cơ hội hưởng công nghệ chuột quang mới nhất trong khoảng giá chuột bi tốt. Hình 15.12 thể hiện bên trong chuột quang thông thường

Tất cả chuột quang có độ phân giải tối thiểu 400dpi. Tuy nhiên, để có tốc độ tốt hơn, một số chuột quang có bộ cảm biến có thể điều chỉnh lên tới độ phân giải 2.000 dpi hay thậm chí cao hơn. Những chuột này thường được bán như chuột phục vụ trò chơi do độ phân giải cao hơn cho phản ứng nhanh hơn cho sự chuyển động trò chơi nhanh. Nhiều chuột hiện nay kết hợp bộ cảm biến công nghệ laser hồng ngoại, làm tăng độ phân giải bộ cảm biến này, cho phép dò vết được cải tiến trên bề mặt bóng loáng hay trong suốt.

Chuột quang có sẵn dạng có dây hay không dây (sử dụng bộ phát hồng ngoại hay RF thay cho dây). Bộ thu được cắm vào cổng USB hay cổng chuột và chuột dùng năng lượng pin chứa một bộ phát tương thích. Chuột bi không dây thường lớn hơn chuột thường do phải có hộp chứa cho cơ cấu bi kềnh càng và pin, nhưng chuột quang không dây có cùng kích cỡ như chuột có dây cao cấp.
Lời khuyên:
Chuột dây có dây cáp thường dài 4 đến 6 feet. Nếu bạn có yêu cầu về chiều dài cáp, chọn cái dài hơn. Điều này cho phép vị trí đặt chuột dễ dàng hơn đối với máy tính. Cáp mở rộng được dùng nếu cần thiết để tăng khoảng cách.

Sau khi chuột được kết nối vào máy tính, nó liên hệ với hệ thống qua trình điều khiển thiết bị được tải về hay có sẵn trong phần mềm hệ điều hành. Thí dụ, không cần trình điều khiển riêng để sử dụng chuột về hệ điều hành như là Windows, nhưng dùng chuột này với hệ điều hành cũ hơn như là DOS yêu cầu một trình điều khiển được tải từ tệp tin CONFIG.SYS hay AUTOEXEC.BAT. Trình điều khiển này biên dịch các tín hiệu điệu từ chuột vào thông tin vị trí số và cho biết tình trạng các nút.

Các trình điều khiển chuột tiêu chuẩn trong Windows được thiết kế cho chuột hai nút hay chuột cuộn (trong windows Me hoặc mới hơn), nhưng thêm một số tính năng như các nút lệnh bắt tắt chức năng hay bánh xe để làm chúng tiện dụng hơn. Những tính năng thêm này yêu cầu phần mềm trình điều khiển chuột chuyên biệt từ nhà sản xuất. 

Các giao diện thiết bị con trỏ

Đầu nối được dùng để gắn chuột vào hệ thống tùy thuộc loại giao diện bạn đang sử dụng. Chuột phần lớn kết nối với máy tính thông qua các giao diện sau:

+ Giao diện Serial (đã lỗi thời)
+ Cổng chuột bo mạch chủ chuyên dụng (PS/2)
+ Cổng USB
+ Bluetooth/wireless (bộ phát được kết nối qua USB)

Serial

Một phương pháp kết nối phổ biến chuột đến máy tính cũ là thông qua giao diện serial tiêu chuẩn. Như các thiết bị serial khác, đầu nối tại đầu dây cáp chuột thường là đầu nối cái 9 chân; một số chuột rất cũ sử dụng đầu nối cái 25 chân. Chỉ một cặp chân trong đầu nối DB-9 hay DB-25 được sử dụng cho liên lạc giữa chuột và trình điều khiển thiết bị, nhưng đầu nối chuột thường có tất cả 9 hay 25 chân.

Do phần lớn các máy tính cũ có hai cổng serial, một chuột serial có thể được cắm vào COM1 hoặc COM2. Trình điều khiển chuột không thể hoạt động nếu cổng Serial được đặt COM3 hay COM4, nhưng hầu hết hoạt động được với bất kỳ cổng COM nào (1-4).

Do chuột serial không kết nối với hệ thống trực tiếp, nó không sử dụng được các nguồn hệ thống. Thay vào đó, các nguồn chính là những cái có cổng serial mà chuột kết nối vào. Cho thí dụ, nếu bạn có một chuột được kết nối vào COM2, nếu COM2 đang sử dụng dãy địa chỉ IRQ và cổng I/O mặc định, cả hai cổng serial và chuột này được kết nối vào nó dùng IRQ3 và cổng I/O các địa chỉ 2F8h-2FFh.

Theo “Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scott Mueller