Trang chủ » Tư vấn »Bảo Trì Máy Tính - Mạng LAN» Các loại giao diện thiết bị con trỏ

Ngày tạo: 07/11/2015

Các loại giao diện thiết bị con trỏ



Đầu nối được dùng để gắn chuột vào hệ thống tùy thuộc loại giao diện bạn đang sử dụng. Chuột phần lớn kết nối với máy tính thông qua các giao diện sau:

+ Giao diện Serial (đã lỗi thời)
+ Cổng chuột bo mạch chủ chuyên dụng (PS/2)
+ Cổng USB
+ Bluetooth/wireless (bộ phát được kết nối qua USB)

Serial

Một phương pháp kết nối phổ biến chuột đến máy tính cũ là thông qua giao diện serial tiêu chuẩn. Như các thiết bị serial khác, đầu nối tại đầu dây cáp chuột thường là đầu nối cái 9 chân; một số chuột rất cũ sử dụng đầu nối cái 25 chân. Chỉ một cặp chân trong đầu nối DB-9 hay DB-25 được sử dụng cho liên lạc giữa chuột và trình điều khiển thiết bị, nhưng đầu nối chuột thường có tất cả 9 hay 25 chân.

Do phần lớn các máy tính cũ có hai cổng serial, một chuột serial có thể được cắm vào COM1 hoặc COM2. Trình điều khiển thiết bị, khi khởi động, tìm các cổng để xác định chuột kết nối vào cổng nào. Một số trình điều khiển chuột không thể hoạt động nếu cổng serial được đặt COM3 hay COM4, nhưng hầu hết hoạt động được với bất kỳ cổng COM nào (1-4).

Do chuột serial không kết nối với hệ thống trực tiếp, nó không sử dụng được các nguồn hệ thống. Thay vào đó, các nguồn chính là những cái có cổng serial mà chuột kết nối vào. Cho thí dụ, nếu bạn có một chuột được kết nối vào COM2, nếu COM2 đang sử dụng dãy địa chỉ IRQ và cổng I/O mặc định, cả hai cổng serial và chuột này được kết nối vào nó dùng IRQ3 và cổng I/O mặc định, cả hai cổng serial và chuột này được kết nối vào nó dùng IRQ3 và cổng I/O các địa chỉ 2F8h-2FFh.

Cổng chuột bo mạch chủ (PS/2)

Phần lớn máy tính có cổng chuột chuyên dụng trên bo mạch chủ. Phần thực hành này được IBM giới thiệu với hệ thống PS/2 năm 1987, vì thế giao diện này thường được xem như giao diện chuột PS/2. Thuật ngữ này không hàm ý chuột chỉ hoạt động với PS/2; thay vào đó nó có nghĩa chuột có thể kết nối đến bất kỳ hệ thống có một cổng chuột chuyên dụng trên bo mạch chủ.

Từ góc độ phần cứng, một đầu nối chuột PS/2 thì thường chính xác giống như đầu nối mini-DIN được dùng cho bàn phím. Thực tế, cổng chuột PS/2 được kết nối đến bộ điều khiển bàn phím loại 8042 trên bo mạch chủ. Tất cả máy tính PS/2 đều có các đầu nối cổng bàn phím mini-DIN và chuột ở phía sau. Phần lớn máy tính có bo mạch chủ LPX bán độc quyền và tất cả bo mạch chủ ATX-series sử dụng cùng các đầu nối vì lý do không gina. Hầu hết bo mạch chủ Baby-AT có đầu nối chân (pin-header) cho cổng chuột do phần lớn bo tiêu chuẩn không có dự phòng cho đầu nối chuột mini-DIN. Nếu đặp trường hợp này, tìm một cáp tiếp hợp đi với hệ thống. Cáp này phù hợp với đầu nối chân trên bo mạch chủ đối với đầu nối loại mini-DIN tiêu chuẩn sử dụng cho cổng chuột bo mạch chủ.

Chú ý:

Như đề cặp trong phần “Các đầu nối giao diện Bàn phím/Chuột” đầu chương này, ổ cắm mini-DIN được dùng cho kết nối bàn phím và chuột trên nhiều hệ thống về mặt vật lý và về mặt điện có khả năng thay cho nhau, nhưng các gói dữ liệu chúng mang thì không thể. Hãy chắc chắn cắm thiết bị vào đúng ổ cắm; nếu không sẽ không hoạt động tốt.

Đừng sợ nếu bạn cắm lộn chúng. Chúng về mặt điện giống nhau, vì vậy không thể làm hư cổng hay thiết bị.

Kết nối một chuột vào cổng chuột có sẵn là cách kết nối tốt nhất trên hệ thống không có các cổng USB bởi vì không mất bất kỳ khe cắm giao diện hệ thống hay bất kỳ cổng serial nào và tốc độ không bị hạn chế bởi mạch cổng serial. Sử dụng nguồn tiêu chuẩn cho cổng chuột bo chủ (hay PS/2) là IRQ12, cũng như cổng I/O địa chỉ 60h và 64h. Bởi vì cổng chuột bo mạch chủ dùng chip điều khiển bàn phím loại 8042, các địa chỉ cổng là những địa chỉ của chip này IRQI2 là một ngắt thường không bị ràng buộc trên phần lớn hệ thống, nhưng nếu sử dụng chuột USB, có thể bạn vô hiệu cổng chuột này để thiết bị khác dùng IRQ12.

Chuột lai

Chuột lai là những chuột được thiết kế để cắm vào hai loại cổng. Mặc dù một số ít chuột giá thấp được bán lẻ để cắm vào cổng serial hay cổng PS/2, phần lớn chuột trên thị trường bán lẻ hôm nay được cắm vào cổng PS/2 hay USB. Những chuột kết hợp này linh động hơn chuột đóng gói cùng với hệ thống, được thiết kế để chỉ vận hành với cổng PS/2 hay USB mà chúng cắm vào.

Mạch điện trong chuột lai tự động phát hiện loại cổng mà nó được kết nối và cấu hình chuột tự động. Chuột lai serial-PS/2 thường đi với đầu nối mini-DIN ở đầu cáp có chứa một thiết bị tiếp hợp chuyển đổi đầu nối mini-DIN thành đầu nối serial 9 hay 25 chân, mặc dù sự đảo ngược này đôi khi thích hợp với những trường hợp đầu của chuột này. Chuột USB PS/2 thường đi với cổng USB ở đầu kia của cáp có chứa thiết bị điều hợp mini-DIN (PS/2), như được thể hiện trong hình 15.13.

Đôi lúc người ta sử dụng thiết bị điều hợp thử kết nối chuột serial đến cổng chuột bo mạch chủ hay từ chuột bo mạch chủ đến cổng serial. Nếu không hoạt động không phải thiết bị điều hợp có lỗi. Nếu chuột không thể hiện rõ ràng là chuột serial và PS/2, nó chỉ vận hành trên giao diện duy nhất mà nó được thiết kế. Hầu như tên cho loại chuột được in ở phía mặt dưới. Một nguyên tắc an toàn là nếu chuột không có thiết bị điều hợp hay chuột được đóng gói với hệ thống, nó có thể không vận hành với thiết bị điều hợp.

USB

Cổng USB cực kỳ linh hoạt đã trở thành cổng phổ biến cho chuột cũng như bàn phím và các thiết bị I/O khác. So sánh với các giao diện khác, chuột USB (và những thiết bị con trỏ USB khác như thiết bị bi xoay) có những thuận lợi sau: cáo vị trí của nó thì cao hơn nhiều. Chuột PS/2 có tốc độ báo cao khoảng 40Hz, trong khi chuột có cáp USB trung bình có tần số báo cáo 125Hz (hầu hết chuột không dây USB có tốc độ báo cáo 40Hz -50Hz). Vài tiện ích có sẵn để kiểm tra và điều chỉnh tần số chuột.

+ Chuột USB và thiết bị con trỏ, tương tự như tất cả thiết bị USB khác, đều dễ tháo lắp. Nếu thích dùng bi xoay (trackball) và sử dụng máy tính chọn chuột, bạn có thể thao tác thiết bị con trỏ của người dùng khác và cắm vào máy tính của bạn, hay di chuyển nó từ máy tính này sang máy tính khác. Bạn không thể thực hiện điều này với các loại cổng khác.

+ Nhiều thiết bị con trỏ. Với USB, bạn dễ dàng có nhiều thiết bị con trỏ kết nối cùng lúc và dễ dàng chuyển qua lại giữa chúng hay cùng dùng chúng trong hợp ác.
+ Các chuột USB có thể gắn vào một bộ chuyển USB. Sử dụng một bộ chuyển để gắn và tháo chuột dễ dàng không cần bò trên sàn nhà để tiếp xúc phía sau máy tính. Nhiều máy tính có các cổng USB đặt phía trước, để bạn dễ dàng gắn và tháo chuột USB không cần sử dụng một bộ chuyển bên ngoài.

Mặc dù các chuột USB cũ đặc biệt cao nhất trong mức giá, hiện nay chuột USB giá thấp có sẵn giá thấp bằng $10. Có nghĩa là, nhiều chuột quang và laser có sẵn với giá lên tới $100 và nhiều hơn.

Nếu muốn dùng chuột USB ở MS-DOS nhanh chóng, trong chế độ Windows Safe, hay trong một số môi trường khác ngoài Windows 98 hay mới hơn, hãy chắc chắn là chế độ USB Legacy được kích hoạt trong BIOS của máy tính, như được đề cập ở đầu chương này. Chế độ Legacy cho phép hệ thống không nhận USB nhận ra chuột và bàn phím USB.

Một loại kết nối thứ tư, bus chuột (Microsoft như chuột Inport), sử dụng card tiếp hợp ISA chuyên dụng và đã lỗi thời lâu.

Theo “Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scott Mueller