Trang chủ » Tư vấn »Bảo Trì Máy Tính - Mạng LAN» Các đầu nối giao diện Bàn phím/Chuột

Ngày tạo: 02/11/2015

Các đầu nối giao diện Bàn phím/Chuột



Mặc dù phương pháp kết nối cáp bàn phím đến bàn phím khác nhau (một số sử dụng kết nối không dây), tất cả bàn phím máy tính dùng một trong ba đầu nối sau để kết nối bàn phím (hay bộ phát không dây) đến máy tính:

+ Đầu nối DIN 5 chân – Được sử dụng trong hầu hết các hệ thống máy tính bo mạch chủ Baby –AT đã lỗi thời.

+ Đầu nối mini-DIN 6 chân – Thường được gọi là đầu nối PS/2 do đầu tiên nó được sử dụng trong hệ thống IBM PS/2.

+ Đầu nối USB – Phần lớn hệ thống gần đây dùng bàn phím và chuột USB

Hình 15.8 và bảng 15.2 thể hiện bố trí vậy lý, sơ đồ chân của các phích cắm và ổ cắm đầu nối bàn phím tương ứng (ngoại trừ USB); mặc dù một số nhà sản xuất bàn phím không sử dụng đầu nối SDL 6 chân trong hình thức này, hầu hết bàn phím không phải của IBM dùng đầu nối hơi tương tự để gắn cáp bàn phím vào bàn phím. Bạn có thể dùng sơ đồ chân ra được liệt kê trong bảng 15.2 để kiểm tra sự liên tục của mỗi dây trong đầu nối bàn phím.

Các thiết bị chuột PS/2 cũng dùng đầu nối Mini-DIN 6 chân và có cùng mô tả tín hiệu, sơ đồ chân ra như đầu nối bàn phím; tuy nhiên các gói dữ liệu không tương thích. Do đó, bạn dễ dàng cắm cổng chuột của bo mạch chủ (loại PS/2) với đầu nối bàn phím Mini-DIN hay cắm đầu nối bàn phím Mini-DIN vào cổng chuột của bo mạch chủ. Không cái nào hoạt động đúng trong vài trường hợp này.

Lưu ý: 

Tôi cũng đã thấy các máy tính cá nhân có bộ nguồn bên ngoài sử dụng đầu nối Mini-DIN giốn nhau hay tương tự. Mặc dù việc kết nối qua đầu nối Mini-DIN là sự phiền toái vô hại song đầu nối bộ cấp nguồn đến ổ cắm của bàn phím là thảm họa.

Bàn phím USB

Phần lớn bàn phím hiện nay trên thị trường kế nối với máy tính qua cổng USB thay vì cổng bàn phím PS/2 tiêu chuẩn. Do USB là bus phổ biến sử dụng một bộ chuyển để cho phép nhiều thiết bị kết nối vào một cổng, cổng USB trong hệ thống thay thế cho các cổng serial và parallel tiêu chuẩn cũng như cổng bàn phím và chuột. Nhiều hệ thống và bo mạch chủ vẫn còn cổng chuột và bàn phím PS/2 (hiện nay được gọi là các cổng kế thừa) cũng như USB, nhưng nhiều hệ thống không kết thừa mới hơn và bo mạch chủ thya thế chỉ có cổng USB tiếp xúc với các thiết bị bên ngoài hệ thống.

Hầu hết nhà sản xuất bàn phím hiện nay đều tiếp thị bàn phím USB, nhưng nếu bạn muốn sử dụng bàn phím với cả hệ thống kế thừa (PS/2) lẫn không kế thừa (USB), phương thức tiết kiệm nhất là chọn bàn phím có đầu nối USB và một thiết bị tiếp hợp cho phép bàn phím kết nối được cổng cổng PS/2.

Mặc dù hiếm hoi với các hệ thống hiện đại, một số hệ thống cũ hơn không nhận bàn phím USB, thậm chí những hệ thống này đều có cổng USB, bởi vì BIOS máy tính tiêu chuẩn có một trình điều khiển bàn phím thích hợp với giao diện cổng bàn phím tiêu chuẩn. Khi bàn phím USB được lắp đặt hệ thống không có sư hỗ trợ bàn phím USB, hệ thống không thể sử dụng nó do không có trình điều khiển trong BIOS để làm nó vận hành. Thực tế, một số hệ thống xem thiếu bàn phím này như một lỗi và tạm dừng quy trình khởi động cho đến khi nó được cài đặt.

Để sử dụng bàn phím được kết nối qua cổng USB, bạn phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Có cổng USB trong hệ thống.
+ Hệ điều hành Microsoft Windows 98 hay mới hơn (các phiên bản trước đo không có trình điều khiển bàn phím USB).
+ BIOS và chipset hệ thống có hỗ trợ USB Legacy (bàn phím và chuột).

Hỗ trợ USB Legacy nghĩa là bo mạch chủ có các trình điều khiển trong chipset và ROM BIOS cho phép bàn phím USB được sử dụng ngoài môi trường Windows GUI. Phần lớn hệ thống 1998 và mới hơn với cổng USB có chipset và BIOS hỗ trợ USB Legacy (nghĩa là bàn phím USB), mặc dù nó có thể bị vô hiệu bởi sự mặc định trong BIOS hệ thống.

Nếu có các sự cố với chuột và bàn phím USB (hỗ trợ USB Legacy), xem các giải pháp sau:

+ Knowledge Base của Microsoft (http://support .microsoft.com) có thể có mục về sự cố này.
+ Những nhà cung cấp bàn phím và chuột có thể cung cấp trình điều khiển mới.
+ Những sản xuất bo mạch chủ hay hệ thống cung cáp một nâng cấp BIOS mà bạn cài đặt trước
+ Như một sự thay thế, kết nối bàn phím cổng PS/2 với một thiết bị tiếp hợp, hay dùng bàn phím và chuột PS/2 cho đến khi giải quyết xong sự cố.

Bàn phím với những tính năng chuyên biệt

Vài bàn phím trên thị trường có những tính năng chuyên biệt không có trong thiết kế tiêu chuẩn. Những tính năng bổ sung này có từ những tính năng đơn giản, như là máy tính, đồng hồ, điều chỉnh âm lượng dựng sẵn, cho đến những tính năng phức tạp, như là thiết bị con trỏ, bố trí ký tự đặc biệt, phím quản lý nguồn tài nguyên, hình dạng đặc biệt, đèn bên trong và phím có thể tùy chọn cho người dùng hay phím có lập trình được tích hợp.

Ghi chú:

Năm 1936, August Dvorak được cấp bằng sáng chế ra một bố trí ký tự được gọi là bàn phím DSK (DSSk: Dvorak Simlified Keyboard). Bàn phím Dvorak được thiết kế để thay thế cho bố trí QWERTY trong hầu hết bàn phím ngày nay. Bàn phím Dvorak được xem như một tiêu chuẩn ANSI năm 1982 nhưng có hạn chế sử dụng.

Theo “Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scott Mueller