Trang chủ » Tư vấn »Bảo Trì Máy Tính - Mạng LAN» Mạch chuyển loại màng

Ngày tạo: 29/10/2015

Mạch chuyển loại màng



Mạch chuyển màng là một biến thể của loại nắp cao su, dùng một bo mạch phẳng, mềm dẻo đễ nhận dữ liệu nhập và truyền nó đến bộ điều khiển cực nhỏ của bàn phím. Phiên bản công nghiệp của bo mạch màng dùng một tấm chung cho các phím đặt trên dải nắp cao su cho sự bảo vệ chống lại môi trường khắc nghiệt. Sự sắp xếp này hạn chế sự chuyển dịch phím. Vì lý do này, bàn phím mảng bề mặt phẳng không được coi là tiện lợi cho việc gõ phím thông thường. Tuy nhiên chúng lý tưởng cho việc sử dụng trong môi trường cực kỳ khắc nghiệt. Do các tấm có thể kết hợp cùng nhau và được gắn từ các yếu tố, bàn phím loại màng được dùng trong tình huống không có loại nào khác có thể tồn tại. Nhiều ứng dụng công nghiệp sử dụng bàn phím màng cho thiết bị đầu cuối không đòi hỏi nhập liệu nhiều nhưng được dùng để vận hành thiết bị, như là máy đếm tiền và đầu cuối điểm bán trong nhà hàng.

Thế nhưng các mạch chuyển phím loại màng không chỉ dùng cho sử dụng cho quầy bán thức ăn nhanh hay sử dụng công nghiệp. Mạch chuyển phím loại màng dùng với các nắp bàn phím thông thường trở thành mạch chuyển thông dụng nhất trong bàn phím loại trung giá thấp và thậm chí một số bộ cao cấp. Mặc dù mạch chuyển loại màng giới hạn chỉ 5 – 10 triệu lần gõ phím, một số của các kiểu tốt hơn lên tới 20 triệu lần gõ phím, đặt chúng trong hàng mạch chuyển thuần cơ học về mức bền bỉ (xem hình 15.4). Một số mạch chuyển loại màng thậm chí còn bền hơn: bàn phím G8x –series của Cherry Corporation sử dụng thiết kế mạch chuyển loại mảng 50 triệu lần gõ phím (www.cherrycorp.com).

Các bàn phím loại màng thường cung cấp một tiếp xúc chắc chắn hơn bàn phím loại nắp cao su hay bàn phím thành phần bọt và những bàn phím này với thiết kế “bucking spring” có thể cho sự tới hạn trong phản hồi tiếp xúc. 

Một biến thể thú vị bao gồm dòng bàn phím của KeyTronicEMS dùng phiên bản mạch chuyển phím loại màng của họ. Phần lớn bàn phím của họ có tính năng Ergo Technology, có năm mức lực từ 35 gram đến 80gram, tùy thuộc mạnh tương đối của các ngón tay dùng để đánh các phím khác nhau. Lực nhỏ bằng 35gram cho các phím được sử dụng bỏi các ngón nhỏ như Q, Z, A lực lớn hơn cho các phím được sử dụng bởi các ngón khác (xem hình 15.5). Phím spacebar cho lực lớn nhất: 80gram. Điều này so sánh với mức lực tiêu chuẩn 55gram cho tất cả phím trên bàn phím bình thường, Để có nhiều thông tin về bàn phím với Ergo Technology, xem website KeyTronicEMS (www.keytronic.com).

Có lẽ loại bàn phím màng nổi tiếng nhất là IBM/Lexmark “Model M”. Để tìm bàn phím tốt nhất từ số lượng lớn trên thị trường, xem đánh giá vòng đời của các mạch chuyển phím. Những mạch chuyển bền làm tăng chi phí bàn phím nhưng sẽ có một đánh giá tốt hơn qua tuổi thọ bàn phím.

Mạch chuyển điện dung Buckling Spring và loại màng

Bàn phím của hệ thống IBM PC, XT và AT đã sử dụng mạch chuyển điện dung kết hợp với cơ cấu buckling spring để cung cấp sự tới hạn trong hiệu suất và phản tồi tiếp xúc. Về mặt kỹ thuật mạch chuyển điện dung chỉ là mạch chuyển không cơ học được sử dụng ngày nay (xem hình 15.6). Mặc dù sự chuyển động phím và cơ cấu bucklink spring là cơ học trong tự nhiên, trong thiết kế đầu tiên những thành phần này không đóng một tiếp xúc cơ học hay chuyển đổi. Do chi phí mạch chuyển điện dung cao, IBM chuyển bàn phím của họ từ điện dung qua loại màng vào giữa thập niên 1980. Tuy nhiên không giống như bàn phím màng phổ biến khác, tất cả bàn phím buckling spring có thiết kế cực kỳ cao cấp. Bất kể là thiết kế điện dung hay loại màng được dùng, mạch chuyển phím buckling spring được xem như trong số tốt nhất trên thế giới, cho phản hồi tiếp xúc chất lượng cao nhất của bất kỳ loại chuyển đổi nào. Nó được gọi là bàn phím buckling spring bởi vì lò xo được uốn cong và cần thăng bằng trong mỗi mạch chuyển, cung cấp phản hồi tiếp xúc và âm thanh.

Một chuyển đổi điện dung không hoạt động bởi việc tiếp xúc giữa các chất dẫn. Thay vào đó, hai miếng thường làm bằng nhựa được tiết xúc trong một ma trận chuyển đổi để phát hiện các thay đổi điện dung của mạch điện. Phiên bản mạch chuyển loại màng dung hai tấm tiếp xúc điện được ngăn cách bởi một tờ cách ly với những lỗ nhỏ.

Khi nhấn phím, pit-tông chuyển dịch miếng trên so với miếng dưới cố định, cho phép bên trên và bên dưới tiếp xúc. Cơ cấu buckling spring cho phản hồi tiếp xúc qua trung tâm dễ nhận biết với một âm vang “lách cách”. Khi điện dung giữa hai miếng thay đổi hay hai màng thực hiện một kết nối, mạch bộ phận so sánh trên bàn phím nhận biết nó như một nhấn phím.

Hạn chế duy nhất của thiết kế này này là giá. Các bàn phím bucking spring là trong số những thiết kế đắt nhất, cho dù sử dụng mạch chuyển điện dung hay loại màng. Tuy vậy đặc tính cảm nhận và độ bền của chúng làm chúng đáng giá.

Mặc dù một số bàn phím cũ hơn của IBM có tính năng mạch chuyển phím điện dung hầu hết bàn phím IBM/Lenovo hiện nay dùng mạch chuyển phím loại màng, nắp cao su hay các mạch chuyển giá thấp hơn khác. Năm 1991, IBM tách bộ phận bàn phím/máy in của họ thành Lexmark, kế tiếp tách bộ phận bàn phím thành Unicomp năm 1996. Ngày nay, Unicomp vẫn sản xuất và bán bàn phím “IBM” với công nghệ mạch chuyển loại màng buckling spring (“tiếng lích kích nhịp nhành” như một số người nói). Bạn có thể mua các bàn phím Unicomp (IBM) trực tiếp bằng cách gọi trực tiếp số miễn phí của công ty (800-777-4886) hay vào cửa hàng trực tuyến của họ (www.pckeyboard.com).

EnduraPro/104 có sẵn một thiết bị con trỏ TrackPoint: tuy nhiên, sự thay đổi thiết kế làm cho thiết bị TrackPoint dùng trong những model này không được chấp nhận. Như bất kỳ người sử dụng TrackPoint hiểu, que trỏ tự nó là một thiết bị cảm ứng áp lực, không phải cần điều khiển và như vậy nó phải cứng, không di chuyển được. Không may, thiết kế TrackPoint hiện nay được Unicomp sử dụng thể hiện sự chuyển động vật lý không theo ý muốn, làm giảm đáng kể chức năng. Nếu bạn muốn bàn phím có TrackPoint, tôi chỉ đề nghị các mẫu của IBM hay Lenovo.

Sử dụng mạch chuyển phím buckling spring, tôi ủng hộ mạnh mẽ bàn phím của IBM Lexmark và Unicomp.

Theo “Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scott Mueller