Trang chủ » Tư vấn »Bảo Trì Máy Tính - Mạng LAN» Tiêu chuẩn cổng Parallel IEEE 1284

Ngày tạo: 26/10/2015

Tiêu chuẩn cổng Parallel IEEE 1284



Tiêu chuẩn IEEE 1284 được gọi là “Phương pháp truyền tín hiệu tiêu chuẩn  dành cho giao diện thiết bị ngoại vi Parallel hai hướng đổi với máy tính cá nhân (Standard Signaling Method for a Bidrectional Parallel Interface for Personal Computers)” được phê duyệt cuối cho phát hành vào tháng 3 năm 1994. Tiêu chuẩn này xác định các đặc điểm kỹ thuật của cổng parallel, bao gồm các chế độ truyền dữ liệu, đặc điểm kỹ thuật vật lý và điện, IEEE 1284 xác định cách xử lý truyền tín hiệu điện cho cổng parallel đa cách thức hỗ trợ các chế độ hoạt động 4 bit. Không phải tất cả chế độ được yêu cầu bởi đặc điểm kỹ thuật 1284 và tiêu chuẩn này thực hiện một số dữ liệu cho các chế độ bổ sung.

Đặc điểm kỹ thuật IEEE 1284 nhắm vào tiêu chuẩn hóa cách xử lý giữa một máy tính và một thiết bị gắn kèm, đặc biệt là máy in. Tuy nhiên, đặc điểm kỹ thuật này thú vị đối với các nhà kinh doanh thiết bị ngoại vi cổng Parallel (các ổ đĩa có thể tháo ra, máy in…).

IEEE 1284 chỉ liên quan tới phần cứng và kiểm soát đường truyền, không vạch rõ cách phần mềm gọi đến một cổng. Một phân nhánh của tiêu chuẩn 1284 đầu tiên được tạo ra để định giao diện phần mềm. Ủy ban IEEE 1284.3 được hình thanh để phát triển tiêu chuẩn cho phần mềm dùng phần cứng tương thích IEEE 1284 được hình thành để phát triển tiêu chuẩn cho phần mềm dùng phần cứng tương thích 1284. Tiêu chuẩn này chứa đặc điểm kỹ kỹ thuật hỗ trợ chế độ EPP (Enhanced Parallel Port) qua BIOS hệ thống.

IEEE 1284 cho băng thông cao hơn trong kết nối giữa một máy tính và một máy in hay giữa hai máy tính. Kết quả là cáp máy in không còn là cáp máy in tiêu chuẩn. Cáp máy in IEEE 1284 sử dụng công nghệ xoắn cặp, dẫn đến kết nối không lỗi và đáng tin cậy.

Tiêu chuẩn IEEE 1284 cũng xác định đầu nối cổng parallel, bao gồm hai loại đã tồn tại (Type A và Type B) và đầu nối Type C mật độ cao. Type A nói đến đầu nối DB25 tiêu chuẩn được sử dụng trong hầu hết hệ thống máy tính cho kết nối cổng parallel, trong khi Type B nói đến đầu nối loại Centronics 36 chân tiêu chuẩn trên máy in. Type C là đầu nối 36 chân mật độ cao trên một số máy in. Phần lớn cổng parallel sử dụng ổ cắm Type A tiêu chuẩn. Ba loại đầu nối được thể hiện trong hình 14.23.

Tiêu chuẩn cổng IEEE 1284 xác định năm chế độ cổng hoạt động, chú trọng chế độ EPP và ECP tốc độ cao. Một số chế độ chỉ được nhập vào, trong khi chế độ khác chỉ xuất ra. Năm chế độ này kết hợp tạo ra bốn loại cổng, như được thể hiện trong bảng 14.16.

Mỗi loại cổng và chế độ được đề cặp trong phần sau đây

Các cổng Parallel tiêu chuẩn

Hệ thống cũ hơn không có các loại cổng parallel khác nhau. Cổng có sẵn duy nhất là cổng parallel được sử dụng để gửi thông tin từ máy tính đến thiết bị như máy in. Tính chất một hướng của cổng parallel máy tính phù hợp với việc sử dụng ban đầu của nó – đó là, gửi dữ liệu đến máy in. Tuy nhiên có thời gian nó được mong muốn có hai chiều – cho ví dụ, khi cần thiết nhận thông tin phản hồi từ máy in, thường với máy in PostScript. Điều này không thể thực hiện dễ dàng với cổng một chiều.

Mặc dù nó không bao giờ được dự định để sử dụng cho đầu vào, một sơ đồ thông mình được nghĩ ra trong đó bốn trong các đường tín hiệu được dùng như kết nối đầu vào 4 bit. Do vậy, những cổng này thực hiện được đầu ra 8 bít (byte) (được gọi là compatible mode) và đầu vào 4 bit (được gọi là nibble mode). Điều này vẫn rất phổ dụng trên máy tính để bản cấp thấp. Các hệ thống sau năm 1993 có khả năng nhiều cổng parallel, như cổng Bidirectional, EPP hay Ecp.

Cổng parallel tiêu chuẩn có tốc độ truyền đầu ra khoảng 150KBps và đầu vào khoảng 50KBps.

Các cổng Parallel Bidirectional (8-Bit)

Với sự ra mắt của hàng loạt máy PS/2 năm 1987, IBM giới thiệu parallel hai chiều (bidirectional parallel port). Cổng này được thấy trên các hệ thống tương thích máy tính ngày nay và được đặt Bidirectional, loại PS/2 hay cổng parallel mở rộng. Thiết kế cổng này mở ra phương cách cho kết nối thực giữa máy tính và thiết bị ngoại vi qua cổng parallel. Điều này được thực hiện bằng cách xác định một chân số không được sử dụng trong đầu nối parallel và xác định một bit trạng thái để cho biết thông tin chiều qua kênh. Điều này cho phép đầu vào 8 bit thực (được gọi là byte mode).

Những cổng này có thể thực hiện đầu vào đầu ra 8 bit dùng tám đường dữ liệu tiêu chuẩn và nhanh đáng kể hơn cổng 4 bit khi được sử dụng với thiết bị bên ngoài. Cổng Bidirectional có tốc độ truyền xấp xỉ 150KBps trên đầu ra và đầu vào. Một số hệ thống mới hơn sử dụng điều này như chế độ tiêu chuẩn của chúng.

Cổng Parallel nâng cao

EPP (Enhanced Parallel port) đôi khi được nói đến như cổng parallel Fasst Mode. Intel, Xircom, Zenith Data Systems phát triển và thông báo EPP vào tháng 10 năm 1991. Sản phẩm đầu tiên có EPP là máy xách tay Zenith Data Systems, thiết bị điều hợp Xircom Pocket LAN và chip Intel I/O SL 82360. Trên hệ thống hiện nay có bao gồm cổng parallel, EPP là một trong những chế độ được hỗ trợ. EPP hoạt động tại tốc độ bus ISA và cung cấp gấp mười lần khả năng băng thông vượt cổng parallel thông. EPP đặc biệt được thiết kế cho thiết bị ngoại vi cổng parallel, như là thiết bị tiếp hợp LAN, ổ đĩa và các sao lưu băng từ. EPP có trong tiêu chuẩn cổng IEEE 1284 Parallel. Tốc độ truyền 2.77MBps là có thể với EPP.

EPP phiên bản 1.7 (tháng 3 năm 1992) là phiên bản phổ biến đầu tiên của đặc điểm kỹ thuật phần cứng. Với những thay đổi nhỏ, sáu đó nó bị bỏ rơi và nhập vào tiêu chuẩn IEEE 1284. Một số tài liệu tham khảo kỹ thuật sai lầm khi nói đến “Đặc điểm kỹ thuật EPP phiên bản 1.9”, gây ra sự lầm lẫn về tiêu chuẩn EPP. Lưu ý rằng về mặt kỹ thuật “EPP phiên bản 1.9” không tồn tại, bất kỳ đặc điểm kỹ thuật EPP nào sau phiên bản gốc (verison 1.7) chính xác được coi như một thành phần của đặc điểm kỹ thuật IEEE 1284.

Không may, điều này dẫn đến hai tiêu chuẩn có phần không tương thích cho EPP; tiêu chuẩn EPP Standards Committee version 1.7 đầu tiên và tiêu chuẩn IEEE 1284 Committee thường đường gọi là EPP version 1.9. Hai tiêu chuẩn này đủ giống nhau mà các thiết bị ngoại vi được thiết kế để hỗ trợ cả hai, nhưng thiết bị ngoại vi EPP 1.7 cũ hơn có thể không vận hành với cổng EPP 1284 (EPP 1.9). Vì lý do này, một số cổng đa cách cho phép cấu hình chế độ EPP 1.7 lẫn 1.9 thông thường được chọn qua BIOS Setup.

Cổng khả năng mở rộng

Năm 1992 Microsoft và Hewlett-Packard thông báo loại cổng parallel tốc độ cao khác. ECP (Enhanced Capabilities Port). Tương tự EPP, ECP cho tốc độ được cải tiến đối với cổng parallel và yêu cầu phần cứng logic đặc biệt.

Từ khi có thông báo đầu tiên, ECP đã có trong IEEE 1284 – chỉ giống như EPP. Tuy nhiên không giống như EPP, ECP không được thiết kế để hỗ trợ thiết bị ngoại vi cổng parallel của máy tính xách tay; mục đích của nó là để hỗ trợ một thiết bị gắn không đắt tiền với máy in của máy tính xách tay; mục đích của nó là để hỗ trợ một thiết bị gắn không đắt tiền với máy in hay máy quét tốc độ cao. Hơn nữa, chế độ ECP yêu cầu sử dụng kênh DMA, mà EPP không xác định và thể gây ra những xung đột với các thiết bị khác dùng DMA. Hầu hết máy tính từ giữa thập niên 1990 hỗ trợ cả chế độ EPP lẫn ECP. Nếu bạn dùng thiết bị parallel, đề nghị cổng đặt ở chế độ ECP (hay chế độ kết hợp được biết như EPP/ECP) cho băng thông tốt nhất.

Cấu hình cổng Parallel

Cấu hình cổng parallel không phức tạp như cổng serial. Ngay cả máy tính cá nhân IBM có hỗ trợ BIOS cho ba cổng LPT. Bảng 14.18 thể hiện các thiết lập địa chỉ I/O và ngắt tiêu chuẩn cho việc sử dụng cổng parallel.

Do BIOSS luôn luôn có ba quy định cho cổng paralllel, vấn đề với cổng parallel không thường xuyên.

Theo “Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scott Mueller