Trang chủ » Tư vấn »Bảo Trì Máy Tính - Mạng LAN» Thiết bị nhập liệu

Ngày tạo: 27/10/2015

Thiết bị nhập liệu



Bàn phím

Một trong những thành phần cơ bản nhất là bàn phím, thiết bị nhập liệu chính. Bàn phím được dùng cho việc nhập liệu và dữ liệu vào hệ thống. Phần này xem xét về các bàn phím cho máy tính, kiểm tra các loại bàn phím khác nhau, cách chúng vận hành thế nào, giao diện bàn phím đến hệ thống ra sao và cách xem lỗi và sửa chữa chúng thế nào.

Trong nhiều năm theo sự ra đời của máy tính các nhân IBM đầu tiên, IBM tạo ra ba thiết kế bàn phím cho hệ thống máy tính, kể từ đó Microsoft đã phát triển một trong số chúng. Những thiết kế này trở thành những tiêu chuẩn trên thực tế trong ngành công nghiệp và được dùng chung cho tất cả nhà sản xuất máy tính. Các loại bàn phím chính là:

+ Bàn phím nâng cao 101 phím
+ Bàn phím Windows 104 phím
+ Bàn phím PC và XT 83 phím (lỗi thời)
+ Bàn phím AT 84 phím (lỗi thời)

Phần này đề cặp đến bàn phím nâng cao 101 phím và bàn phím Windows 104 phím, thể hiện sự bố trí và thể hiện vậy lý của hai bàn phím này. Mặc dù bạn vẫn tìm được bàn phím 83 phím và 84 phím, nhưng hiếm.

Ghi chú:

Nếu bạn cần tìm hiểu nhiều về bàn phím PC và XT 83 phím hay bàn phím AT 84 phím, xem chương 7 của sách, ấn bản thứ 10.

Bàn phím nâng cao 101 phím

Năm 1986, IBM giới thiệu bàn phím nâng cao 101 phím cho kiểu XT và AT. Thiết kế này đầu tiên xuất hiện ở máy tính RT của IBM, là hệ thống RISC (reduced instruction set computer) được thiết kế cho các ứng dụng khoa học và kỹ thuật. Bàn phím với thiết kế này đã nhanh chóng được đưa vào mỗi loại hệ thống và thiết bị đầu cuối mà IBM bán. Các công ty khác nhanh chóng sao chép thiết kế này, nó trở thành tiêu chuẩn trên hầu hết máy tính cá nhân cho đến lúc giới thiệu bàn phím Windows 104 phím năm 1995 (được đề cặp sau trong chương này).

Thiết kế bàn phím nâng cao được cải tiến so với bộ 84 phím, với phím Enter trở lại kích cỡ nhỏ hơn, Bàn phím nâng cap 101 phím được thiết kế tuân thủ theo đặc điểm kỹ thuật và quy tắc quốc tế cho bàn phím. Thực tế, các công ty khác như Digital Equipmetn Corporation (DEC) và Texas Instruments (TI) đã sẵn sàng dùng các thiết kế tương tự như bộ IBM 101 phím. Bộ IBM phím đầu tiên có và không có đèn LED chỉ định trạng thái, tùy thuộc vào bộ này được bán với hệ thống một số với thiết bị đầu vào được tích hợp, như là IBM TrackPoint, bị xoay và hay thiết bị cảm ứng, cũng như các phím có thể lập trình hữu dụng cho các nhiệm vụ thường trình tự động.

IBM (với bàn phím Lexmark của họ và máy in) và Unicomp (hiện nay sản xuất những bàn phím này) sản xuất một số kiểu bàn phím, bao gồm các phiên bản với thiết bị đầu vào dựng sẵn và cách bố trí mới an toàn, hiệu quả. Vài biến thể đầu nối cũng chấp nhận được. Trong khi bàn phím máy tính khởi đầu dùng đầu nối DIN (chữ tắt của Deutsches Institut Fur Normung e.V.) 5 chân, các thiết kế hiện tại dùng đầu nối Mini-DIN 6 chân (thường được gọi là đầu nối PS/2 bởi vì nó xuất phát từ hệ thống IBM PS/2) hoặc USB tiêu chuẩn công nghiệp.

Mặc dù các đầu nối về mặt vật lý có thể khác nhau giữa loại DIN lớn hơn và nhỏ hơn, bàn phím thì không vậy và bạn có thể trao đổi cáp hay sử dụng thiết bị điều hợp cáp của loại này cắm vào loại kia được; một số bàn phím mau lẻ có thiết bị điều hợp này. Xem phần “Các đầu nối giao diện bàn phím/ Chuột”, hình 15.8 trong chương này về các chi tiết điện tử và vật lý của các đầu nối này. Nhiều bàn phím hiện nay bao gồm các đầu Mini-DIN cũng như đầu nối USB tiêu chuẩn để có sự linh động tối đa khi tối đa khi gắn vào hệ thống mới hơn. Xem phần “Các bàn phím USB” trong chương này về các chi tiết trong kết nối bàn phím qua USB.

Thiết kế bàn phím 101 phím được chia thành bốn phần sau: 

+ Vùng phím đánh máy
+ Vùng phím số
+ Các điều khiển con trỏ và màn hình
+ Các phím chức năng

Sự sắp xếp 101 phím thì tương tự sự thiết kế bàn phím Selectric, với sự ngoại lệ của bàn phím Enter. Các phím Tab, Caps Lock, Shift và BackSpace có diện tích nổi bật rộng hơn và được đặt ở vị trí giống như của bàn phím Selectric. Các phím Ctrl và Alt ở hai bên phím spacebar, vùng phím đánh máy và vùng phím số có các nhận biết theo hành chủ để đánh máy không nhìn bàn phím.

Các phím điều khiển con trỏ và màn hình đã được tách khỏi vùng phím số dành riêng cho nhập liệu số. (Như với các bàn phím máy tính khác, bạn có thể dùng vùng phím số cho điều khiển con trỏ và màn hình khi bàn phím không ở chế độ Num Lock). Một phím dấu chia (/) và phím Enter được thêm vào vùng phím số.

Các phím con trỏ - điều khiển được sắp xếp trong định dạng chữ T ngược mà hiện nay phổ biến trên tất cả bàn phím máy tính. Các phim Insert, Delete, Home, End, Page Up và Page Down nằm phía trên các phím con trỏ - điều khiển chuyên biệt, được tách khỏi vùng phím số. Các phím chức năng, các nhóm bốn phím được đặt cách nhau, đặt trên đầu bàn phím. Bàn phím cũng có hai phím chức năng thêm vào: F11 và F12. Phím Esc đứng riêng ở góc trái phía trên bàn phím. Ngoài ra, các phím Printe Screen/Sys Req, Scroll Lock và Pause/Break chuyên biệt cho các chức năng thường được sử dụng.

Phiên bản tiếng nước ngoài của bàn phím nâng cao bao gồm 102 phím và một số bố trí hơi khác so với phiên bản U.S 101 phím.

Một trong những tính năng hữu dựng của bàn phím nâng cao IBM/Lexmark (hiện nay Unicomp sản xuất) là các nắp phím tháo ra được. Điều này cho phép thay thế các phím bị nứt và lau chùi dễ dàng hơn. Mẫu bàn phím cũng có thể cung cấp các chỉ dẫn vận hành cụ thể.

Theo “Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scott Mueller