USB 3.0 (cũng được gọi là SuperSpeed USB) cho tốc độ và băng thông nhiều hơn 10 lần tốc độ của USB 2.0 và tương thích ngược với USB 1.1 and 2.0. Thêm nữa, USB 3.0 được tối ưu cho việ tiêu thụ tài nguyên thấp hơn và cải tiến hiệu quả giao thức (ít cấu trúc mào đầu hơn). Cổng và hệ thống cáp USB 3.0 được thiết kế để cho phép tương thích ngược đầy đủ và các tùy chọn quang cho các ứng dụng tương lại.
Vào 18 tháng 9 năm 2007, Intel thông báo sự thành lập USB 3.0 Promoter Group và sự phát triển của giao diện USB 3.0 cũng đã được triển khai. Các thành viên đầu tiên của nhóm bao gồm Intel, HP, Microsoft, NEC, NXP và Texas Instruments. Cấu hình kỹ thuật cuối cùng của USB 3.0 được phát hành vào 17 tháng 11 năm 2008.
Tính năng chính của USB 3.0 là tốc độ truyền 5Gbps (500MBps), do vậy giảm đáng kể thời gian di chuyển dữ liệu. Bảng 14.6 thể hiện thời gian mà mỗi phiên bản USB truyền số lượng dữ liệu được chứa trong đĩa phổ biến, bao gồm CD nhạc như các tệp tin MP3 320Kbps, phim độ phân giải tiêu chuẩn và phim độ phân giải cao. Những số này chỉ rõ các tốc độ truyền hữu hiệu hay thực sự của USB, được tính cho Protocol Overhead. Từ những số này, bạn thấy USB 2.0 nhanh hơn 40 lần so với USB 1.1 và USB 3.0 nhanh hơn 10 lần so với USB 2.0. Một lưu ý quan trọng cho thiết kế USB 3.0 thời gian truyền nội dung phim độ phân giải cao, khoảng 14 phút dùng USB 2.0. Nên biết rằng mọi người thường rất không hài lòng về độ phân giải cao, khoảng 14 phút dùng USB 2.0. Nên biết rằng mọi người thường rất không hài lòng về tốc độ khoảng 14 phút dùng USB 2.0. Nên biết rằng mọi người thường rất không hài lòng về tốc độ, khoảng USB 3.0 được thiết kế để làm gia tăng băng thông vì thế một việc truyền chỉ mất trên một phút.
Thú vị để nhận xét là mức tốc độ thực sự và hiệu quả được định bởi Intel cho USB 3.0 (truyền 25GB trong 70 giây) tương đương xấp xỉ 360MBps trong băng thông hữu hiệu (bao gồm cấu trúc mào đầu), so sánh với băng thông hữu hiệu tối đa khoảng 32MBps cho USB 2.0.
Mặc dù điều này chắc chắn thú vị, cũng quan trọng để nhận thấy là điều này vượt qua bất kỳ hình thức đĩa lưu trữ nào có sẵn ngày nay. Xem xét thấy ổ cứng SATA/eSATA cho tốc độ truyền xấp xỉ 70MBps. Một số ổ đĩa dạng soilid-state là 100MBps, trong khi nhiều ổ đĩa khác chậm hơn các ổ đĩa thông thường.
Vì vậy mặc dù giao diện USB 3.0 có thể truyền dữ liệu nhiều hơn 350MBps, ngày nay vài thiết bị có thể đọc và ghi dữ liệu nhanh. Điều này có nhiều thắc mắc, tại sao thiết kế cho mức tốc độ cao như vậy nếu không có đĩa gì khác bắt kịp? Câu trả lời dễ dàng, mặc dù không có gì kịp hôm nay, trong tương lai dự kiến là cả hai loại ổ cứng và đặc biệt là các thiết bị lưu trữ dạng flash hay solid-state như là đầu đọc đĩa hay ổ đĩa flash sẽ có kinh nghiệm cải tiến lớn về tốc độ và USB 3.0 được thiết kế để có khả năng đáp ứng các sản phẩm tương lai này.
Sự mở rộng chính trong USB 3.0 bao gồm sau:
+ Các đường vào (In) và ra (Out) chuyên biệt với bốn dây dẫn kim loại thêm vào (cộng với dây dẫn tiếp đất) cho phép hoạt động đôi (đọc và ghi cùng thời gian).
+ Tài nguyên được gia tăng cho các thiết bị Buspowered, 900mA (4.5W) chỉ đối với 500mA (2.5W) trong USB 1.1/2.0.
+ Quản lý tài nguyên triệt để (Aggressive power managemetn); kết nối ở tình trạng năng lượng thấp khi không dùng đến.
+ Máy chủ sắp xếp tất cả giao dịch (không thăm dò).
+ Cả máy chủ và thiết bị chỉ thực hiện truyền khi chúng có dữ liệu.
Để có sự tương thích ngược, bộ chuyển 3.0 cũng bao gồm bộ chuyển 2.0, cho phép chế độ USB 3.0 và 1.1/2.0 ở cùng thời điểm. USB 3.0 cũng sử dụng chuyển mạch, nơi các liên lạc được thực hiện giữa máy chủ và mỗi thiết bị, hơn là quảng bá đến toàn bộ thiết bị. Việc này tiện lợi hơn nhiều so với kỹ thuật quảng bá được USB 2.0 và trước đó sử dụng. Các thiết bị vượt qua việc kiểm tra thích hợp USB 3.0 có thể mang biểu trưng được xác nhận SuperSpeed USB được thể hiện trong hình 14.9.
Các đầu nối và cáp USB 3.0 có năm chân đặc dụng thêm vào đối với chức năng SuperSpeed (hai cắp chân tín hiệu khác nhau SuperSpeed cộng với một chân tiếp đất), trong khi bốn chân USB 1.1/2.0 vẫn giữu nguyên cho việc tương thích ngược hoàn toàn. Ổ cắm này có những chân mới chỉ đặt trên và phía trước các chân đang tồn tại. Ổ cắm USB 3.0 chấp nhận đầu cắm, cáp USB 3.0 và USB 1.1/2.0.
Đầu cắm USB 3.0 có năm chân tiếp xúc đặt sâu vào ngách của đầu nối để phù hợp với ổ cắm khi cắm vào. Các chân bao gồm các cặp truyền – nhận khác nhau và chân tiếp đất.
Biểu tượng cáp USB 3.0 được thể hiện trong hình 14.12 biểu thị các cáp phù hợp với cấu hình kỹ thuật USB 3.0.
Cấu hình kỹ thuật USB 3.0 cũng bao gồm các dự phòng cho các đầu nối quang, được dùng bởi một số thiết bị trong tương lai.
USB On –The – Go
Tháng 12 năm 2001, USB-IF phát hành một bổ sung cho tiêu chuẩn USB 2.0 gọi là USB-On-The-Go. Cái này được thiết kế để giải quyết một số thiếu sót chủ yếu của USB-một máy tính được yêu cầu để chuyển dữ liệu giữa hai thiết bị. Mặt khác, bạn không thể kết nối hai máy chụp với nhau và truyền hình ảnh giữa chúng mà không có một máy tính ở giữa. Với USB On – The – Go, thiết bị thích ứng với cấu hình kỹ thuật vẫn hoạt động bình thường khi được kế nối với hệ thống, những cũng hoạt động khi được kết nối với những thiết bị khác hỗ trợ tiêu chuẩn này.
Mặc dù khả năng này cũng hiệu quả vói thiết bị ngoại vi trên cơ sở USB, nó chủ yếu được thêm vào để xử lý các vấn đề dùng thiết bị trong lĩnh vực thiết bị điện tử tiêu dùng, nơi máy tính không có. Sử dụng tiêu chuẩn này, thiết bị như máy thu hình kỹ thuật số kết nối được với các máy thu hình khác để truyền các hình hay các chương trình, tin tức chẳng hạn như các tổ chức cá nhân truyền dữ liệu cho nhà tổ chức khác…Phần bổ sung này của On – The – Go vào USB 2.0 mở rộng đáng kể sự sử dụng và các khả năng của USB, cả trên thị trường máy tính và hàng điện tử tiêu dùng.
Theo “Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scott Mueller