Nhiều hiệp hội trên thế giới chứng nhận tính an toàn và chất lượng cho các linh kiện điện và điện tử. Hầu hết những hiệp hội được biết đến ở Mỹ là Underwriters Lavoratories, Inc, (UL). Chuẩn UL #60950 – Độ an toàn của thiết bị công nghiệp thông tin (Safety of Information Technology Equipment) – bao gồm bộ cấp nguồn và các thành phần khác của máy tính. Bạn nên mua bộ nguồn và thiết bị khác có chứng nhận của UL. Nó nói lên được rằng, mặc dầu không phải mọi sản phẩm được chứng nhận của UL là tốt nhưng chúng vẫn đảm bảo chất lượng.
Ở Canada, các sản phẩm điện và điện tử được chứng nhận bởi Hiệp hội tiêu chuẩn Canada (CSA: Canadian Standards Agency). Tương tự như thể ở Đức là TUV Rheiland và VDE, Na Uy là NEMKO. Những hiệp hội này chịu trách nhiệm cho việc chứng nhận những sản phẩm cho toàn bộ Châu Âu. Các nhà sản xuất bộ nguồn đã tung ra thị trường quốc tế những sản phẩm chí ít được chứng nhận bởi UL, CSA, TUV.
Khác với sự chứng nhận loại UL, nhiều nhà sản xuất bộ cấp nguồn, ngay phần lớn nhà sản xuất có uy tín đều muốn sản phẩm của họ có chứng nhận Class B từ Ủy ban truyền thông liên bang (Federal Communications Commission), có nghĩa là chúng đáp ứng chuẩn FCC cho nhiễu tần số vô tuyến và nhiễu cảm ứng điện từ (EMI/RFI). Đó cũng là quan điểm tranh luận, tuy nhiên FCC không được chứng nhận bộ nguồn như thành phần riêng biệt. Tiêu đề 47 của bộ luật liên bang (Code of Federal Regulations), phần 15, mục 15, 101 ( c ) chỉ ra như sau:
“FCC thì không cấp quyền cho bo mạch chủ, thùng máy và bộ cấp nguồn bên trong. Nhà cung cấp tuyên bố rằng họ sẽ bán “thùng máy với chứng nhận FCC”, bo mạch với chứng nhận FCC” hoặc “bộ cấp nguồn bên trong FCC” là sai.
Thực tế, một chứng nhận FCC được phát hành chỉ đối với bộ cơ bản bao gồm thùng máy, bo mạch và bộ cấp nguồn. Do đó một bộ cấp nguồn được hiểu có FCC thì được chứng nhận kèm với thùng máy và bo mạch – không nhất thiết là thùng máy và bo mạch bạn dùng trong hệ thống của bạn. Điều này không có ý là các nhà sản xuất nói dối hoặc bộ nguồn kém chất lượng. Khi định giá trị bộ cấp nguồn, bạn nên đặt chứng nhận FCC nhẹ hơn là các nhân tố khác, như là chứng nhận UL.
Tính toán điện năng sử dụng
Khi phát triển hay nâng cấp máy tính, bạn nên chắc là bộ cấp nguồn có khả năng cung cấp đủ nguồn điện đến toàn bộ thiết bị trong hệ thống. Một cách để xem liệu hệ thống có khả năng mở rộng là tính toán các mức tiêu thụ điện năng của các thành phần khác nhau trong hệ thống và sau đó so sánh với đánh giá về bộ cấp nguồn để xem liệu nó có phù hợp. Tính toán này cũng giúp bạn quyết định liệu bạn phải nâng cấp bộ cấp nguồn. Không may là những tính toán này khó màu thực hiện chính xác bởi vì nhiều nhà sản xuất không công bố dữ liệu tiêu thụ điện năng của sản phẩm. Trong một số trường hợp, bạn có thể tìm đặc điểm kỹ thuật từ thành phần tương tự và theo dữ liệu đó. Thường thì các thành phần có cùng thiết kế cơ bản, khả năng cùng đặc trưng thời kỳ sẽ tương đối giống nhau đặc điểm tiêu thụ điện năng. Bảng 18.23 thể hiện dãy công suất sử dụng điện năng cho các thành phần máy tính thông thường mà tối đa quan sát qua vài năm gần đây.
Tất nhiên, sự tiêu thụ điện năng có thể thay đổi đáng kể đối với các thiết bị khác nhau chẳng hạn như bộ xử lý và card video, vì vậy nếu bạn muốn có thêm thông tin, tham khảo trang dữ liệu hay sách hướng dẫn kỹ thuật cho các thành phần cụ thể. Trong một số trường hợp, sự kết hợp các thành phần sử dụng vượt quá điện năng cho phép trên mỗi rail trong khi vẫn nằm trong khối công suất từ tất cả các rail (+3.3V, +5V, hay +12V) kết hợp. Trong thực tế đó là một lý do mà mọi người ngừng mua bộ cấp nguồn có watt cao hơn nhiều so với cần thiết.
Một khi bạn đã thêm mọi thứ mà tôi khuyên, tổng điện năng tiêu thụ của tất cả thành phần với 1.5 để ước lượng kích cỡ bộ nguồn cần thiết. Điều này cho phép dự phòng mở rộng trong tương lai và cũng đáp ứng với thực tế tại những lần mà các thiết bị rút nhiều hơn điện năng định mức của chúng.
Nếu bạn muốn một cách dễ dàng hơn để tính toán các yêu cầu điện năng, Asus có một bảng tính lượng điện năng của bộ nguồn khá tốt mà bạn có thể tra trực tuyến tại http://support.asus.com/PowerSupplyCalculator/PSCalculator.aspx. Sau khi điền các mục với các thành phần trong hệ thống được dự định mua, bảng tính sẽ cho bạn một ước lượng đánh giá bộ cấp nguồn tối thiểu để cấp nguồn cho hệ thống này.
Các loại slot bus khác nhau cung cấp các mức điện năng khác nhau cho card. May là hiếm card nào như card video dùng điện năng cho phép tối đa. Bảng 18.24 thể hiện nguồn điện năng tối đa cho mỗi slot có bus khác nhau.
Nguyên nhân chính gây ra sự cố quá tải cho bộ cấp nguồn là do lắp đủ các khe mở (đặc biệt nhiều card video), dùng các bộ xử lý tiêu thụ nguồn cao và thêm nhiều ổ đĩa. Nhiều ổ cứng, ổ đĩa quang, ổ đĩa mềm tạo ra sự cạn kiệt điện năng trên bộ cấp nguồn. Hãy chắc là có đủ nguồn +12V để chạy tất cả ổ đĩa mà bạn dự kiến lắp đặt. Các hệ thống hình thành tháp đặc biệt dễ co sự cố vì thùng có nhiều khe chứa ổ đĩa. Thùng máy có nhiều khoang chứa thiết bị không có nghĩa là bộ cấp nguồn hỗ trợ chúng. Hãy chắc chắn là có đủ điện năng để chạy tất cả card mở rộng, đặc biệt các card video. Tuy nhiên cần nhớ là hầu hết card kéo nguồn ít hơn mức tối đa được cho phép. Các bộ xử lý ngày nay có yêu cầu dùng điện rất cao đối với nguồn cung cấp +5V hay +3.3V. Khi bạn chọn một bộ cấp nguồn cho hệ thống cần thận trong, để đảm bảo đáp ứng bất kỳ nâng cấp trong tương lai hay các bổ sung thêm vào hệ thống.
Nhiều người đợi đến khi một thành phần hỏng để thay thế bằng cái mới. Nếu ngân sạch bạn có hạn, thái độ “nếu không hư, không sửa” có thể chấp nhận. Tuy nhiên các nguồn cấp thường không hư một lúc; nó có thể hỏng theo cách không liên tục hay dao động các mức nguồn đến với hệ thống, gây ra hoạt động không ổn định. bạn có thể đổ lỗi do tình trạng theo hệ thống về các lỗi phần mềm trong khi thủ phạm là bộ cấp nguồn quá tải. Ngoài ra, cung cấp nguồn không đủ hay rớt nguồn gây ra các tình trạng treo dẫn đến sự sai lạc tệp tin hệ thống, thậm chí gây mất ổn định hệ thống hơn nữa (mà có thể vẫn tồn tại sau khi thay bộ cấp nguồn). Nếu bạn dùng các thiết bị USB cấp nguồn tại bus, một bộ cấp nguồn hỏng cũng làm những thiết bị này hỏng hay bị trục trặc. Nếu đang chạy bộ cấp nguồn cũ một thời gian dài và đã nâng cấp hệ thống nhiều mục, bạn có thể gặp sự cố và bạn có thể muốn xem xét lại việc tải lại hệ điều hành với các ứng dụng.
Mặc dù chắc chắn có nơi thích hợp cho sự tính toán mức tiêu thụ điện năng chính xác mà bạn đã đọc trong phần này, một số lớn người dùng máy tính có kinh nghiệm, chọn phương pháp “đừng lo lắng về nó”. Phương pháp này bao gồm mua hay xây dựng hệ thống với bộ cấp nguồn 500W chất lượng cao hay một bộ cấp nguồn cao hơn (hay nâng cấp một bộ cấp nguồn như vậy trong hệ thống) và sau đó nâng cấp hệ thống thoải mái, không lo lắng về sự tiêu thụ nguồn nữa.
Theo "Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scott Mueller