Trang chủ » Tư vấn »Bảo Trì Máy Tính - Mạng LAN» Các đặc điểm kỹ thuật khác của bộ nguồn

Ngày tạo: 16/01/2016

Các đặc điểm kỹ thuật khác của bộ nguồn



Ngoài điện năng đầu ra, nhiều đặc điểm kỹ thuật và tính năng khác cũng làm nên bộ cấp nguồn chất lượng cao. Tôi đã có nhiều hệ thống trong nhiều năm. Kinh nghiệm cho thấy rằng nếu sụt áp sảy ra trong phòng có nhiều hệ thống máy tính đang hoạt động, các hệ thống có bộ cấp nguồn chất lượng cao và công suất đầu ra cao hơn dường như không bị ảnh hương bởi tác động, trái lại những bộ nguồn chất lượng thấp sẽ dễ dàng bị hư hại.

Bộ cấp nguồn chất lượng cao cũng giúp bảo vệ hệ thống của bạn. Một bộ cấp nguồn chất lượng cao từ nhà cung cấp như PC Power and Cooling sẽ không bị hư hại nếu bất kỳ trường hợp sau đây xảy ra:

+ Mất điện bất thình lình
+ Hạ áp ở mọi mức độ

+ Một xung nhọn 2500V tác động trực tiếp đến đầu vào nguồn điện AC (cho ví dụ một cú sét đánh hay một thí nghiệm mô phỏng sấm chớp).

Các bộ nguồn tốt có sự rò rỉ dòng điện cực thấp xuống đất ít hơn 500 microamp. Tính năng an toàn này trở thành quan trọng nếu ổ cắm của bạn không có dây tiếp đất hay dây tiếp đất bị nối sai. Nếu như thấy đó, những đặc điểm kỹ thuật này thì khá là khó và là đặc tính tiêu biểu cho bộ cấp nguồn chất lượng cao. Nên chắc chắn rằng bộ cấp nguồn của bạn có các đặc điểm kỹ thuật này.

Bạn cũng có thể sử dụng những tiêu chuẩn khác để định giá trị bộ cấp nguồn. Bộ cấp nguồn là một thành phần mà nhiều người dùng không quan tâm khi mua máy tính, do đó nó là cái mà một vài nhà cung cấp hệ thống đã chọn để tiết kiệm. Cuối cùng, một nhà bán hàng có nhiều khả năng tăng giá một máy tính bằng việc thêm bộ nhớ và ổ đĩa hơn là lắp đặt một bộ cấp nguồn tốt hơn.

Khi mua một máy tính (hoặc thay thế bộ nguồn), bạn nên nghiên cứu về bộ cấp nguồn. Tuy nhiên nhiều khách hàng bị choáng về từ ngữ và bản thống kê trên các thông số kỹ thuật cơ bản của bộ nguồn. Đây là một vài tham số chung nhất trên tài liệu thông số kỹ thuật của bộ cấp nguồn, với các ý nghĩa như sau: Thời gian trung bình giữa hai sự cố (MTBF: Mean Time Between Failures) hay Thời gian trung bình xảy ra hỏng hóc (MTTF: Mean Tim To Failure) – Khoảng thời gian trung bình (được tính toán), tính bằng giờ, mà bộ nguồn dự kiến còn hoạt động trước khi hỏng. Bộ cấp nguồn có định mức MTBF (100.000 giờ hay nhiều hơn) rõ ràng không phải là kết quả kiểm tra thực tế. Thật vậy, các nhà sản xuất sử dụng một chuẩn chung để liệu MTBF cho bộ cấp nguồn thường bao gồm tải mà nguồn hoạt động (tỷ lệ phần trăm) và nhiệt độ môi trường trong quá trình kiểm tra).

+ Mức điện thế đầu vào (hay Mức hoạt động) (Input Range or Operating Range) – Mức điện thế mà bộ cấp nguồn chuẩn bị nhận được từ nguồn điện xoay chiều. Với bộ cấp nguồn 120V, điện thế vào 90V – 135V là bình thường, còn với nguồn 240V thì mức điện thế vào là 180 -270V.

+ Dòng điện khởi động đỉnh cao (Peak Inrush Current) –Số lượng điện lớn nhất được kéo bởi bộ cấp nguồn tại thời điểm ngay khi nó được bật, được diễn tả bằng thuật ngữ ampere tại mức điện áp cụ thể. Dòng điện càng yếu, xung nhiệt trong hệ thống càng ít.

+ Thời gian duy trì (Hold –up Time) – Thời gian (tính bằng mili giây) mà bộ nguồn duy trì điện năng ở đầu ra với một điện thế xác định sau khi ngắt điện ở đầu vào. Điều này cho phép máy tính tiếp tục hoạt động mà không cần phải tái xác lập hay khởi động lại nếu thời gian ngắt điện ngắn. Khoảng 15-30 mili giây là phổ biến cho các bộ cấp nguồn máy tính ngày nay và càng cao hơn (càng lâu hơn) càng tốt hơn. Chuẩn kỹ thuật AXT 12V thì có thời gian duy trì tối thiểu 17ms.

+ Đáp ứng chuyển tiếp (Transient Response) – Thời gian (tính bằng mini giây) mà bộ nguồn cần để đưa đầu ra của nó trở về mức điện thế quy định sau khi có thay đổi đáng kể trong dòng điện đầu ra. Nói cách khác thời gian cần cho mức điện năng đầu ra ổn định sau khi một thiết bị trong hệ thống khởi động hay ngừng việc kéo nguồn. Các bộ nguồn lấy mẫu dòng điện được dùng bởi máy tính tại những khoảng thời gian đều đặn. Khi một thiết bị ngưng kéo nguồn (nằm ở một trong những khoảng thời gian này) (như là ổ đĩa mềm ngừng quay), bộ nguồn này có thể cung cấp một điện thế quá cao đến đầu ra trong thời gian ngắn. Điệ áp vượt trội này được gọi là quá tải (overshoot) và sự đáp ứng chuyển tiếp là thời gian cần cho điện áp trở lại mức quy định. Đây được xem như một xung nhiễu trong điện thế của hệ thống, gây ra hoạt động không ổn định và bị tạm khóa. Một khi sự cố xảy ra với bộ nguồn chuyển mạch, quá tải đã được làm giảm đáng kể trong những năm gần đây. Các giá trị đáp ứng chuyển tiếp đôi khi được thể hiện bằng những quãng thời gian và tại những thời điểm khác chúng được thể hiện bằng các thuật ngữ của sự thay đổi đầu ra cụ thể, chẳng hạn như là “Các mức điện năng đầu ra nằm trong sự điều chỉnh trong suốt sự thay đổi đầu ra tới 20%”

+ Bảo vệ quá áp (Overvoltage Protection) – Xác định các thời điểm cho mỗi điện áp ra lúc tắt nguồn hoặc chặn đầu ra. Các giá trị có thể được thể hiện như tỷ lệ phần trăm (ví dụ, 120% cho +3.3V và +5V) hoặc như là điện thế thô (ví dụ, +4.6V cho điện thế đầu ra +3.3V và +7.0V cho +5V).

+ Dòng tải tối đa (Maximum Load Current) – Số lượng điện lớn nhất (tính bằng amp) có thể chuyển qua một đầu ra an toàn. Các giá trị được thể hiện bằng số ampere cho mỗi điện thế đầu ra. Với những số liệu này bạn có thể tính được không chỉ tổng công suất của bộ cấp nguồn mà còn tính được số lượng thiết bị sử dụng các điện thế khác nhau đó.

+ Dòng tải tối thiểu (Minimum Load Current) – Số lượng điện nhỏ nhất (tính bằng amp) phải được lấy từ một đầu ra cho đầu ra đó hoạt động. Nếu dòng điện được lấy từ một đầu ra thấp hơn mức tối thiểu này, bộ nguồn bị hư hại hay tự động tắt.

+ Điều chỉnh tải (hay điều chỉnh điện thế tải (Load Regulation or Voltage Load Regulation) – Khi dòng điện được lấy từ một đầu ra tăng hoặc giảm, điện thế thay đổi không đáng kể - thường tăng khi dòng điện tăng. Điều chỉnh tải là sự thay đổi điện thế cho một đầu ra khi nó chuyển tiếp tải từ tối thiểu lên tối đa (hoặc ngược lại). Các giá trị được thể hiện bằng ±phần trăm, dãy tiêu biểu từ ± 1% - ±5% cho đầu ra +3.3V, +5V và +12V.

+ Line Regulation (Điều chỉnh dòng) – Sự thay đổi điện thế đầu ra khi điện áp đầu vào dòng điện xoay chiều chuyển tiếp giá trị trong dãy điện đầu vào từ thấp nhất lên cao nhất. Một bộ nguồn cần có khả năng điều chỉnh bất kỳ điện thế dòng điện xoay chiều trong phạm vi đầu vào của nó với sự thay đổi ở đầu ra 1% hoặc thấp hơn.

+ Efficiency (Hiệu năng) – tỷ lệ điện năng đầu vào và đầu ra, được thể hiện bằng %. Các bộ nguồn ngày nay có công suất phổ biến 65%-85%. Phần còn lại 15%-35% điện năng đầu vào được chuyển thành nhiệt trong quá trình chuyển đổi AC/DC. Mặc dầu cảng lớn hiệu năng nghĩa là càng giảm nhiệt bên trong máy tính (luôn là trạng thái tốt) và tiền điện càng thấp, nó không được chú trọng về chi phí cho sự chính xác, tính ổn định, độ bền lâu như được chứng minh trong điều chỉnh tải của bộ nguồn và các tham số khác.

+ Gợn sóng (hay Gợn sóng và Nhiễu, hay Gợn sóng AC, hay PARD [Periodic and Random Deviation]) – Điện thế trung bình của tất cả dòng xoay chiều ảnh hưởng trên các đầu ra của bộ cấp nguồn, thường được đo bàng mV (millivolt) đỉnh tới đỉnh hoặc như phần trăm của điện thế đầu ra định mức. Chỉ số càng thấp thì càng tốt. Một bộ cấp nguồn chất lượng cao thông thường được đánh giá 1% gợn sóng (hoặc ít hơn), nếu tính bằng volt sẽ là 1% công suất. Do đó, đối với nguồn +5V sẽ là 0.05V hoặc 50mV. Gợn sóng căn nguyên do chuyển tiếp mạch điện nội bộ, thông qua tần số dòng được chỉnh lưu và nhiễu ngẫu nhiên khác.

Theo “Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scott Mueller