Ngoài đầu nối nguồn cho bo mạch, tất cả bộ cấp nguồn đều có các đầu nối nguồn bổ sung, chủ yếu sử dụng cho các ổ đĩa bên trong nhưng các thành phần khác cũng có thể sử dụng. Phần dạng bộ cấp nguồn khác nhau. Phần này đề cặp các loại đầu nối nguồn bổ sung cho thiết bị mà bạn tìm thấy trong máy tính của bạn.
Đầu nối nguồn thiết bị ngoại vi
Có lẽ đầu nối nguồn bổ sung phổ biến nhất trong tất cả bộ cấp nguồn là đầu nối nguồn thiết bị ngoại vi (Peripheral power connector), cũng được gọi là đầu nối nguồn ổ đĩa (disk drive power connector). Cái mà chúng ta biết như đầu nối nguồn thiết bị ngoại vi đầu tiên được AMP chế tạo như một thành phần của loạt MATE-N-LOK thương mại.
Để xác định vị trí chân 1, quân sát cẩn thận đầu nối. Nó thường được dập nổi trong thân đầu nối nhựa; tuy nhiên nó bé xíu và khó nhận thấy. May thay những đầu nối này được khóa chốt và do đó khó mà cắm sai. Hình 18.29 thể hiện khóa chốt đối với số chân trên đầu nối nguồn ổ đĩa.
Đây là một loại đầu nối đã có ở hầu hết bộ cấp nguồn máy tính từ máy tính IBM đầu tiên cho đến các hệ thống mới nhất hôm nay. Nó thường được biết như đầu nối nguồn ổ đĩa (disk drive connector), nhưng được dùng trong một số hệ thống để cấp nguồn điện năng bổ sung cho bo mạch chủ, card màn hình, các quạt làm mát hay bất kỳ linh kiện nào chỉ dùng nguồn +5V hay +12V.
Đầu nối nguồn thiết bị ngoại vi là đầu nối 4 chân với các cực cách nhau 0.200”, ước lượng mang 11amp cho mỗi chân. Do có một chân +12V và một chân +5V (hai chân kia là chân tiếp đất), khả năng xử lý đinệ tối đa của đầu nối thiết bị ngoại vi là 187 watt. Phích cắm rộng 0.830”, phù hợp cho các thiết bị và ổ đĩa lớn hơn.
Bảng 18.18. Thể hiện bố trí đầu nối nguồn thiết bị ngoại vi và các màu sắc dây dẫn
(Đầu nối nguồn ổ đĩa lớn)
Chân | Tín hiệu | Màu sắc | Chân | Tín hiệu | Màu sắc |
1 | +12V | Vàng | 3 | Gnd | Đen |
2 | Gnd | Đen | 4 | +5V | Đỏ |
Đầu nối nguồn ổ mềmKhi ổ đĩa mềm 3 ½” đầu tiên được tích hợp vào máy tính vào giữa thập niên 1980, rõ ràng đầu nối nguồn nhỏ hơn là cần thiết. Ngày nay nó được biết như đầu nối nguồn ổ mềm (floppy power connector), được AMP tạo ra như thành phần của loạt EI (Economy interconnection). Những đầu nối này hiện nay được dùng cho mọi loại ổ đĩa và thiết bị nhỏ hơn và có tính năng +12V, +5V và các chân tiếp đất cũng như đầu nối nguồn thiết bị ngoại vi lớn hơn. Đầu nối nguồn ổ mềm có bốn chân cách nha 2.5mm (0.098”), toàn bộ đầu nối này nhỏ khoảng bằng nữa chiều rộng của đầu nối nguồn thiết bị ngoại vi lớn hơn. Các chân ước lượng chỉ 2amp cho mỗi chân, cho khả năng xử lý điện tối đa 34 watt.
Bảng 18.19 thể hiện bố trí chân ra đầu nối nguồn ổ đĩa mềm nhỏ hơn
Bảng 18.19 Bố trí chân ra đầu nối nguồn ổ mềm 3 ½”
(Đầu nối nguồn ổ đĩa nhỏ)
Chân | Tín hiệu | Màu sắc | Chân | Tín hiệu | Màu sắc |
1 | +5V | Đỏ | 3 | Gnd | Đen |
2 | Gnd | Đen | 4 | +12V | Vàng |
Việc đánh số chân và định điện áp bị đảo lại trong đầu nối nguồn ổ mềm. Hãy cẩn thận nếu bạn làm hay dùng một cáp thiết bị điều hợp từ loại đầu nối này sang đầu nối kia. Đảo ngược các dây dẫn đỏ và vàng sẽ làm cháy ổ đĩa hay thiết bị mà bạn cắm vào.
Những bộ cấp nguồn đầu tiên chỉ có hai đầu nối nguồn thiết bị ngoại vi, trong khi những bộ cấp nguồn sau này có bốn hay nhiều hơn các đầu nối nguồn thiết bị ngại vi lớn hơn (ổ đĩa) và một hay hai đầu nối nguồn ổ mềm nhỏ hơn. Tùy thuộc mức độ điện năng và việc sử dụng một số bộ cấp nguồn có tám hay nhiều hơn đầu nối nguồn thiết bị ngoại vi và/hay ổ mềm.
Nếu thêm các ổ đĩa và cần các đầu nối nguồn bổ sung, cáp chẻ hình chữ Y (xem hình 18.31) cũng như cáp điều hợp đầu nối nguồn thiết bị ngoại vi để ổ mềm (xem hình 18.32) có sẵn từ nhiều nhà cung cấp đồ điện tử (bao gồm RadioShack). Những cáp này phù hợp một đầu nối nguồn ra hai ổ đĩa hay cho phép bạn chuyển đổi đầu nối nguồn thiết bị ngoại vi lớn ra đầu nối nguồn ổ mềm nhỏ hơn. Nếu bạn đang dùng vài cáp điều hợp hình chữ Y, hãy chắc tổng sản lượng bộ cấp nguồn đủ cung cấp điện năng bổ sung và bạn không cần nhiều điện năng hơn mức mà đầu nối phải chịu.
Theo “Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scott Mueller