Trang chủ » Tư vấn »Bảo Trì Máy Tính - Mạng LAN» Video tích hợp/Chipset bo mạch chủ

Ngày tạo: 28/08/2015

Video tích hợp/Chipset bo mạch chủ



Mặc dù video dựng sẵn là yếu tố chính của máy tính giá hạ trong nhiều năm, cho nhiều đến cuối thập niên 1990 hầu hết video trên bo mạch chủ chỉ gắn các thành phần video riêng rẽ trên bo mạch chủ. Tốc độ và các tính năng của video riêng rẽ thực chất tương tự cái được hàn vào bo mạch chủ hay được cắm vào qua một card phát triển. Ở hầu hết trường hợp video tích hợp được nâng cấp bằng cách thêm vào một video card. Một số bổ sung video trên bo mạch chủ cũng có những dự liệu cho việc nâng cấp bộ nhớ.

Tuy nhiên, những năm gần đây xu hướng nghiêng về sự gia tăng tích hợp trên bo mạch chủ dẫn đến sự phát triển những chipset bo mạch chủ bao gồm sự hỗ trợ video như thành phần thiết kế chipset. Trong thực tế, chipset bo mạch chủ bao gồm sự hỗ trợ video như thành phần video card này và dùng một phần bộ nhớ hệ thống chính như bộ nhớ video.Việc sử dụng bộ nhớ hệ thống chính cho bộ nhớ video thường được xem như cấu trúc bộ nhớ máy tính cho phép bộ xử lý đồ họa chia sẻ bộ nhớ hệ thống (UMA:unified memory architecture), mặc dù phương pháp chia sẻ bộ nhớ này cũng áp dụng cho một số video dựng sẵn dùng chipset của nó, nó trở thành thông dụng với sự gia tăng chipset tích hợp vào bo mạch chủ.

Silic Integrated Systems (SiS) tiên phong với những chipset có video tích hợp năm 1996 và 1997 với chipset SiS5510 và SiS5596 cho máy xách tay và hệ thống máy để bàn, theo thứ tự. Năm 1997, Cyrix Semiconductor (nay thuộc về VIA Technologies) giới thiệu MediaGX, là cái đầu tiên xây dựng các chứng năng đồ họa và chipset vào khối xử lý tương thích PC. National Semiconductor và sau đó là AMD phát triển các phiên bản được cải tiến của MediaGX được biết như Geode GX series.

Intel giới thiệu các chipset bo mạch chủ với đồ họa tích hợp năm 1999, bắt đầu với chipset 810 cho bộ xử lý Pentium III và Celeron. 810 (đặt tên mã là Whitney) báo hiệu sự bắt đầu của hỗ trợ công nghiệp lan rộng cho thiết kế này và sự bắt đầu địa vị thống trị của Intel trong thị trường đồ họa. Intel sau đó tiếp nối 810 series (810 và 810E) với 815 series cho Pentium III và Celeron, hầu hết chúng đều có tính năng video tích hợp.

Từ đó, Intel cho ra những phiên bản chipset của dòng máy tính để bàn và di động với đồ họa tích hợp và trở thành nhà cung cấp lớn nhất thế giới về chip đồ họa hầu như mỗi năm sau đó. Điều này có thể nghe lại kỳ bởi hầu hết mọi người nghĩ về NVIDIA và ATI khi chúng gắn với đồ họa. Dẫu cho NVIDIA và ATI có thể thống trị thị trường chip đồ họa rời cao cấp, thị trường cho hệ thống máy để bàn và xách tay giá thấp vẫn lớn hơn.

Nhà sản xuất

Q4 2008

Q3 2008

Q4 2007

Intel

47.8%

 49.4%

43.5% 

NVIDIA

 30.7%

27.8% 

 33.6%

AMD

 19.3%

 20.6%

 18.3%

SiS

 1.1%

 1.2%

 2.0%

VIA/S3

 1.0%

 0.9%

 2.5%

Matrox

 0.1%

 0.1%

 0.1%

Tổng cộng

100.0%

100.0% 

 100.0%


Bảng 12.2 thể hiện nhiều loại và tính năng cho đồ họa tích hợp có sẵn trong cách chipset bo mạch chủ Intel qua nhiều năm.

Ngoài Intek, những nhà sản xuất chipset với đồ họa tích hợp chủ yếu khác gồm có AMD/ATI, NVIDIA, SiS và VIA/S3. Do có rất nhiều chipset khác nhau từ những nhà sản xuất này qua nhiều năm, tôi đề nghị tra cứu các website của họ để lấy thông tin chi tiết về loại và các khả năng của chipset.

Những chipset tích hợp mới hơn hỗ trợ các đầu ra kỹ thuật số (như là DVI, HDMI hay DisplayPort) cho sử dụng với LCD kỹ thuật số và các thành phần rạp hát gia đình. Hình 12.2 phần sau trong chương này có minh họa cách bạn có thể phân biệt những cổng này.

Mặc dù game thủ 3D thật sự sẽ không hài lòng với tốc độ của đồ họa tích hợp song công việc kinh doanh, gia đình/văn phòng và những người chơi game bình thường sẽ nhận thấy rằng video trên chipset ở các hệ thống gần đây là đạt yêu cầu về tốc độ và tiết kiệm chi phí đáng kể so với video card. Nếu bạn quyết định mua bo mạch chủ với một chipset tích hợp, tôi đề nghị bạn chọn cái có khe cắm video phát triển PCI Express x 16. Điều này cho phép bạn thêm vào một video card nhanh hơn trong tương lai nếu cần thiết.

Các thành phần Video Adapter

Video display adapter chứa những thành phần cơ bản, thường bao gồm sau:
+ Video BIOS


+ Bộ xử lý Video/Bộ tăng tốc video accelerator

+ Bộ nhớ Video

+ Bộ chuyển đổi Digital-to-analog (DAC). Trước kia trong một chip rời, DAC thường được kết hợp vào chip xử lý/bộ tăng tốc video. DAC không cần thiết trên phân hệ kỹ thuật số hoàn toàn (video card và màn hình); tuy nhiên, hầu như phân hệ trình chiếu đều bao gồm hỗ trợ analog VGA.

+ Đầu nối Bus

+ Trình điều khiển Video

Ở các video card tốc độ cao, như là card được thể hiện trong hình 12.1, phần lớn thành phần ở phía dưới hệ thống làm mát. Card này dùng một kết hợp quạt và ống hút nhiệt để làm mát bộ xử lý đồ họa của nó (GPU: graphics processing unit).

Thật sự tất cả video adapter ở thị trường ngày nay dùng chipset có những tính năng tăng tốc 3D. Phần sau đây xem xét chi tiết về BIOS và bộ xử lý video.

Theo “Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scorr Mueller