Video adapter có một BIOS tách biệt với BIOS hệ thống chính. Nếu bật màn hình đầu tiên, bạn thấy nhanh chóng một dải nhận dạng video BIOS của thiết bị điều hợp tại lúc bắt đầu quy trình khởi động hệ thống.
Tương tự BIOS hệ thống, BIOS của video adapter lấy dạng một chip ROM (read –only memory) chứa nhwunxg chỉ dẫn cơ bản cho giao diện giữa phần cứng và phần mềm video adapter chạy trên hệ thống. Phần mềm gọi là video BIOS có thể là ứng dụng riêng rẽ, một hệ điều hành hay BIOS hệ thống chính. Lập trình trên BIOS chip cho phép hệ thống hiển thị thông tin trên màn hình trong chuỗi khởi động và POST hệ thống, trước khi bất kỳ trình điều khiển phần mềm nào được tải từ đĩa.
Trong một số trường hợp video BIOS cũng được nâng cấp, giống như BIOS hệ thống. Video BIOS thường dùng chip có khả năng ghi lại được gọi là EEPROM (electrically erasable bằng một chíp mới –nhắc lại, nếu được cung cấp bởi một nhà sản xuất và nếu nhà sản xuất này không hàn chết BIOS vào bo mạch chủ điện. Phần lớn video card sử dụng chip BIOS gắn trên bề mặt hơn là chip được lắp vào. BIOS mà bạn có thể nâng cấp dùng phần mềm được xem như flash BIOS, hầu hết video card cho các nâng cấp BIOS sử dụng phương pháp này. Tuy nhiên, do video BIOS chỉ được sử dụng trong quá trình khởi động có mô phỏng VGA, những nâng cấp như vậy hiếm khi cần thiết và hầu hết nhà sản xuất cố định lỗi bằng cách tạo ra các trình điều khiển được cập nhật hơn là các nâng cấp BIOS.
Ghi chú:
Các nâng cấp Video BIOS đôi khi được xem như các nâng cấp cơ sở.
Bộ xử lý Video
Bộ xử lý video (cũng được biết như video chipset, video graphics processor hay GPU) là trái tim của video adapter về cơ bản xác định các chức năng và mức tốc độ của card. Hai video adapter dùng cùng chipset sẽ có cùng khả năng cơ bản. Tuy nhiên, các card dùng cùng chipset có thể khác nhau về xung chạy chipset, bộ nhớ và những thành phần khác, cũng như số lượng và loại bộ nhớ được lắp đặt. Do vậy, hiệu suất thay đổi.
Các trình điều khiển phần mềm mà hệ điều hành và các ứng dụng dùng để định địa chỉ phần cứng video được ghi đầu tiên với chipset. Bạn có thể sử dụng một trình điều khiển cho một thiết bị điều hợp với một chipset riêng biệt trên bất kỳ thiết bị điều hợp khác có cùng chipset hay cùng họ chipset.
Nhận dạng chipset video và chipset hệ thống
Trước khi mua một hệ thống hay một video card, bạn nên tìm ra chipset nào mà video card hay bo mạch chủ video sử dụng. Đối với hệ thống có chipset video tích hợp, bạn cần tìm ra chipset tích hợp nào mà hệ thống sử dụng. Việc này cho bạn những điều sau:
+ Một so sánh tốt hơn về carrd hay hệ thống đối với cái khác
+ Lấy được đặc điểm kỹ thuât
+ Lấy thông tin từ những bài phê bình và các quan điểm
+ Khả năng quyết định mua tốt hơn
+ Hỗ trợ sự lựa chọn nhà sản xuất card hay nhà sản xuất chipset và các trình điều khiển
Do tốc độ video card và tính năng quan trọng với sự ưa thích và sự vận dụng, cố gắng tìm hiểu như bạn có thể trước khi mua hệ thống hay video card bằng cách vào website của nhà sản xuất chipset hay video card và đọc những bài bình luận của bên thứ ba. Các trình điều khiển yếu kém hay có lỗi đều có thể gây ra vài loại sự cố nên hãy kiểm tra định kỳ tìm các nâng cấp trình điều khiển và cài đặt ngay khi có. Với các video card, hỗ trợ sau khi bán là quan trọng. Do đó, bạn nên kiểm tra website nhà sản xuất để xem liệu họ có phát hành trình điều khiển nâng cấp chưa và liệu sản phẩm có được hỗ trợ tốt không.
Nhận xét rằng mặc dù NVIDIA và AMD/ATI là những nhà cung cấp hàng đầu về bộ xử lý đồ họa rời, họ thường không làm video card. Thay vì vậy, họ tạo ra những thiết kế tham khảo cho video card, nhiều nhà sẳn xuất card dùng chúng để phát triển thành caard cụ thể của chính họ. Do mỗi nhà sản xuất có thể tùy biến hay chỉnh sửa thiết kế họ chọn, hai card dùng cùng chipset đồ họa có thể khác nhau về tính năng cũng như tốc độ thực sự. Điều này có nghĩa là nhiều video card dùng cùng chipset; nó cũng có nghĩa bạn tìm thấy sự biến thiên tốc độ card, các gói pahafn mềm, bảo trì và những tính năng khác giữa các card dùng cùng chipset.
Video RAM
Hầu hết video adapter dựa vào bộ nhớ trên bo mạch chủ của chính chúng dùng để lưu trữ các hình ảnh video trong khi xử lý hình ảnh này. Hệ thống với video tích hợp sử dụng tính năng UMA (UMA: universal memory architecture) để chia sẻ bộ nhớ hệ thống chính. Bất kỳ trường hợp nào, bộ nhớ trên video card hay bộ nhớ hệ thống được mượn đều thực hiện cùng nhiệm vụ.
Số lượng bộ nhớ video quyết định độ phân giải màn hình tối đa và mức độ màu sắc mà thiết bị có thể hỗ trợ, trong số những tính năng khác. Bạn thường lựa chọn bao nhiêu bộ nhớ bạn cần cho video adapter cụ thể, cho thí dụ 256MB, 512MB, 1GB là các lựa chọn phổ biến ngày nay. Mặc dù có nhiều bộ nhớ video không đảm bảo tăng tốc độ video adapter, chỉ có thể tăng tốc độ nếu có một bus rộng hơn (cho ví dụ từ dung lượng 128 bit đến 256 bit) hay cung cấp bộ nhớ không hiển thị, như một bộ nhớ đệm cho những đối tượng thường được hiển thị. Cũng cho phép card tạo ra nhiều màu sắc, độ phân giải cao hơn và cho phép bố cục 3D được lưu trữ và xử lý trong card, hơn là bộ nhớ chính chậm hơn.
Nhiều loại bộ nhớ được dùng với video adapter. Những loại bộ nhớ này được tóm tắt trong bảng 12.3
Một số trong chúng, bao gồm FPM DRAM, EDO DRAM và SDRAM, cũng được sử dụng cho bộ nhớ chính trong PC. Tất cả cái khác được thiết kế chuyên dụng cho phân hệ đồ họa.
VRAM và WRAM
VRAM và WRAM là các loại bộ nhớ hai cổng, có thể đọc từ một cổng và ghi dữ liệu qua cổng kia. Điều này làm cải thiện tốc độ bằng cách giảm các lần chờ cho truy xuất video RAM được so sánh với FPM DRAM và EDO DRAM.
SGRAM
Synchronous Graphics RAM (SGRAM) là giải pháp cao cấp cho thiết kế video adapter rất nhanh. SGRAM tương tự SDRAM trong khả năng đồng bộ hóa với các bus tốc độ cao đến 200MHz, nhưng khác với SDRAM ở việc bao gồm mạch điện để thực hiện ghi khối (block-write) để làm gia tăng tốc độ Grphics fill và hoạt động 3D Z-buffer.
DDR SGRAM
Double Data Rate SGRAM được thiết kế để truyền dữ liệu ở tốc độ gấp đôi thông thường của SGRAM bằng cách truyền dữ liệu trên cả phần lên lẫn xuống của chu kỳ đồng hồ xử lý.
GDDR2 SGRAM
+ Có vài dạng khác nhau của GDDR2. Cái đầu dựa trên DDR SDRAM 2.5V tiêu chuẩn với một số tính năng mở rộng, trong khi cái thứ hai thực hiện dựa trên DDR2 SDRAM 1.8V, với tốc độ cao hơn nhiều và hoạt động làm mát hơn.
GDDR3 SGRAM
GDDR3 SGRAM dựa trên bộ nhớ DDR2, nhưng với hai khác biệt chính:
+ GDDR3 tách rời đọc và ghi bằng tín hiệu một hướng được kết thúc đơn, trong khi DDR2 các tính hiệu hai hướng phân biệt. Phương pháp này cho phép truyền dữ liệu cao hơn.
+ GDDR3 dùng một kỹ thuật giao diện để biết như pseudo-open drain, sử dụng điện áp thay vì dòng điện. Phương pháp này làm bộ nhớ GDDR3 tương thích với GPU được thiết kế để sử dụng với bộ nhớ DDR, GDDR2 hay DDR2. Để xác định loại bộ nhớ nào được sử dụng trên video card cụ thể, kiểm tra trang cấu hình kỹ thuật của nhà sản xuất video card.
GDDR4 SGRAM
GDDR4 SGRAM được dùng bởi một số card mới hơn. So sánh với GDDR3, bộ nhớ GDDR4 có những tính năng sau:
+ Băng thông cao hơn, GDDR4 chạy nửa tốc độ của GDDR3 cung cấp băng thông cao hơn sao sánh với phiên bản trước.
+ Mật độ bộ nhớ lớn hơn, cho phép cần ít chip hơn để đạt được kích cỡ bộ nhớ riêng.
GDDR5 SGRAM
GDDR5 SGRAM dựa trên các tiêu chuẩn GDDR trước đó với vài cải biến cho phép tốc độ được gia tăng. Vài khác biệt chính như sau:
+ Sự tối ưu tín hiệu dùng sự nghịch đảo bit dữ liệu/địa chỉ, độ dài trình điều khiển có thể điều chỉnh, điện áp có thể điều chỉnh và phàn kết thúc có thể điều chỉnh.
+ Định thời gian giao diện thích ứng sử dụng chuỗi dữ liệu (dara training) có khả năng mở rộng cho bit hay byte.
+ Phương pháp bù lỗi, bao gồm phát hiện lỗi thời gian thực trên cả đọc/ghi và phản hồi nhanh.
GDR5 cũng được thiết kế cho quản lý nguồn tuyệt đối như nguồn chỉ được sử dụng khi cần thiết. Điều này cho phép các xung cao hơn với hoạt động làm mát hơn. Các phần GDDR5 hiện hành có tốc độ lên tới 7Gbps cho mỗi chip, cho phép 28GBps tổng băng thông.
Theo “Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scott Mueller