DisplayPort là tiêu chuẩn giao diện màn hình kỹ thuật số mới nhất. Nó được thiết kế để thay thế VGA, DVI, HDMI trên máy tính và để cùng tồn tại với HDMI trong những thiết bị điện tử người mua. Dell tạo ra thiết kế này năm 2003 và sau đó chuyển nó sang cho Video Electronics Standards Association (VESA) tháng 8 năm 2005. Tháng 5 năm 2006 VESA công bố nó như một tiêu chuẩn công nghệ mở.
Display Port được thiết kế để thay thế tất cả giao diện digital và analog trước, bao gồm DVI, HDMI và thậm chí VGA. Thêm nữa, nó là giao diện không trả phí bản quyền và không gánh các phí cấp bản quyền của HDMI hay các phí bằng sáng chế thực thi của DVI. Thêm nữa DisplayPort được thiết kế như một giao diện ngoài và trong, nghĩa là nó có thể thay thế giao diện FPD-Link (Flat Panel Display-Link) được sử dụng nội bộ trong hầu hết mày tính xách tay. Ngắn gọn, DisplayPort được thiết kế để là giao diện màn hình phổ quát tân tiến nhất cho máy tính hiện nay cũng như trong tương lai.
Những giao diện màn hình kỹ thuật số trước kia như là DVI và HDMI dùng TMDS (Transition Minimized Diferential Signaling), đòi hỏi nguyên ly thiết kế đặc biệt trên nguồn và màn hình, nguyên lý thiết kế thường phải do Silic Image cấp phép. DisplayPort thay vì vậy dùng giao diện được đóng gói (như hệ mạng) dễ dàng được thực thi trong chipset không cần phí thêm cho thiết kế DVI hay HDMI. DisplayPort là loại giống như Ethernet tốc độ cao cho video và thiết kế như hệ mạng cho phép những tính năng như là nhiều dòng video qua một kết nối, có nghĩa bạn có thể kết nối nhiều màn hình đến một cổng.
Do nó là thiết kế không trả phí bản quyền, không gánh phí cấp giấy chứng nhận, DisplayPort nhanh chóng được nền công nghiệp chấp nhận. Thực tế, tất cả chipset mới và GPU từ năm 2008 của Intel, NVDIA, AMT/ATI đều có hỗ trợ DisplayPort tích hợp. Năm 2008, các nhà sản xuất chính như Dell, HP/Compaq, Lenovo, Apple giới thiệu sản phẩm với DisplayPort và DisplayPort được công nhận như thiết bị tiếp nối của DVI và HDMI trong hầu hết kết nối màn hình kỹ thuật số.
Về mặt kỹ thuật DisplayPort là giao diện serial tốc độ cao với bốn đường dữ liệu chính (các cặp tín hiệu khác biệt) mang dữ liệu video và audio đa kênh, mỗi cặp hỗ trợ tốc độ dữ liệu thuần 1.62Gbps, 2.7Gbps hay 5.4Gbps (chỉ cho Displayport 1.2 hay mới hơn). Dùng tất cả bốn đường dẫn đến băng thông thuần tối đa 6.48Gbps, 10.8Gbps hay 21.6Gbps, theo thứ tự. Bởi vì mã hóa 8b/10b được sử dụng, chỉ 8 bit trong mỗi 10 bit là dữ liệu, dẫn đến băng thông dữ liệu thực tối đa 5.184Gbps, 8.64Gbps hay 17.28Gbps, theo thứ tự. Âm thanh là tùy chọn, với hỗ trợ lên tới tám kênh dữ liệu PCM tuyến 16 hay 24bit tại tốc độ làm mẫu 48KHz, 96KHz hay 192KHz với băng thông âm thanh giải nén tối đa 6.144Mbps.
DisplayPort 1.1 bao gồm những tính năng sau:
+ Các đầu nối ngoài nhỏ (hơi lớn hơn kích cỡ USB) với chốt tùy chọn. Bốn đầu nối màn hình vừa với ngàm chốt card mở rộng PCLe và vừa với máy tính xách tay.
+ Độ dài cáp lên tới 15 mét (49’), cho các màn hình hay máy phóng từ xa.
+ Kiến trúc mạng gói nhỏ trên 1 đến bốn đường. Các kết nối chỉ sử dụng các làn cần thiết để làm giảm việc đếm dây.
+ Tốc độ cao. Một băng thông dữ liệu thực 8.64Gbps (2.16Gbps mỗi đường) cho độ phân giải WQXGA 2560x1600.
+ Hỗ trợ các kết nối LCD nội bộ (được nhúng vào) cũng như ngoài. Điều này cấp phát giao diện chung cho cả hệ thống máy xách tay lẫn để bàn.
+ Âm thanh tùy chọn hỗ trợ màn hình có loa.
+ Tùy chọn HDCP (High-bandwidth Digital Content Protection) cho phép vận hành đĩa được bảo vệ.
+ Khả năng phối hợp với DVI và HDMI qua đầu nối DisplayPort. Bạn cso thể kế nối để DVI hay HDMI bằng các thiết bị điều hợp rẻ và đơn giản.
+ Một kênh 1Mbps phụ trợ, cho phép liên lạc hai hướng cho camera, microphone…tích hợp.
+ Đầu nối nguồn, cung cấp nguồn trực tiếp cho một số màn hình LCD.
+ Một đầu nối có chốt tùy chọn dùng một thiết kế nhấn bằng ngón tay cái không có các chốt hay hàm nâng.
+ DisplayPort 1.2 hoàn toàn tương thích ngược với 1.1 và thêm các tính năng sau:
+ Gấp đôi tốc độ. DisplayPort 1.2 cho băng thông thuần 21.6Gbps (17.28Gbps dữ liệu thực), gấp hai lần HDMI 1.3a và gần gấp ba DVI.
+ Nhiều dòng dữ liệu, cho phép hỗ trợ hai WQXGA 2560x1600 hay bốn WUXGA 1920x1200 màn hình được nối hình hoa cúc nhờ một sợi cáp.
+ Sự gia tăng tốc độ kênh bổ trợ đến 480Mbps. Điều này cho phép các kết nối tốc độ USB 2.0 cho camera, microphone hay những thiết bị khác.
+ Đầu nối Mini DisplayPort. Đầu nối này ước lượng nửa kích cỡ còn cung cấp chức năng đầy đủ cho máy tính xách tay hay những thiết bị khác mà không gian giới hạn.
Đầu nối DisplayPort có 20 chân và chỉ hơi lớn hơn kcish cỡ của USB (rộng 15.9mm đối với 12mm). Các chân bao gồm bốn đường dữ liệu ( các cặp khác biệt), một kệnh bổ trợ (cặp khác biệt), cộng với các chân nguồn và cấu hình. Hình 12.9 và 12.10 thể hiện cáp/đầu cắm và scoket DisplayPort.
Applet giới thiệu đầu nối Mini DisplayPort vào tháng 10/2008, sau đó được xem như thành phần của tiêu chuẩn DisplayPort 1.2 và mới hơn. Đầu nối Mini DisplayPort có phần bổ sung 20 chân đầy đủ giống như đầu nối DisplayPort tiêu chuẩn, nhưng chỉ khoảng bằng nửa kích cỡ (chỉ rộng 7.4mm). Hình 12.11 và 12.12 thể hiện cáp/đầu cắm và socket Mini DisplayPort. Bảng 12.11 thể hiện chân ra đầu nối socket DisplayPort.
VESA tạo ra vài biểu tượng và biểu trưng được kết hợp với DisplayPort. Các biểu tượng DisplayPort cơ sở được dùng dán nhãn các sản paharm kết hợp công nghiệp DisplayPort, trong khi biểu trung DisplayPort Certification Compliance được dùng trên vật liệu tiếp thị sản phẩm để chỉ ra các thiết bị được kiểm tra để đảm bảo chúng hoàn toàn tương thích với những thiết bị DisplayPort khác. Hình 12.13 thể hiện biểu trưng DisplayPort Certification Compliaance. VESA duy trì một danh sách thiết bị được chứng thực trên website www.displayport.org.
Biểu tượng DisplayPort Multimode thêm vào hai biểu tượng “+” để chỉ ra một cổng hay thiết bị hoàn toàn tương thích ngược với DVI và công nghệ HDMI (qua các thiết bị điều hợp cáp không đắt tiền). Hình 12.14 thể hiện biểu tượng DisplayPort Multimode. Hình 12.15 thể hiện một thiết bị điều hợp DisplayPort đối với DVI không đắt tiền.
Khi DisplayPort đầu tiên được phát hành, nhiều người tự hỏi tại sao chúng ta cần giao diện kỹ thuật số khác khi đã có DVI và HDMI. Những giao diện này không may có những hạn chế về kỹ thuật và sự cấp phép làm ngăn lại sự chấp nhận rộng rãi. DisplayPort được thiết kế để vượt qua không chỉ những hạn chế kỹ thuật mà còn các ràng buộc và chi phí cấp phép mà các giao diện khác mang cùng với sản phẩm. Các khả năng cao cấp của DisplayPort, kết hợp với sự cấp phép loại trừ và khả năng tương thích ngược với các giao diện hiện hữu, có khả năng đảm bảo sự chấp nhận nhanh chóng của thị trường máy tính.
Theo “Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scott Mueller