Chipset bo mạch chủ thực sự đầu tiên cua Intel là 82350 cho bộ xử lý 386DX và 486. Những chipset này rất không thành công, chủ yếu bởi vì bus EISA không phố biến và nhiều nhà sản xuất khác ở thời điểm đó đang chế tạo những chipset bo mạch chủ 386 và 486 chuẩn. Thị trường thay đổi rất nhanh và Intel dừng lại sự hỗ trợ bus EISA bus và giới thiệu những chipset 486 tiếp theo thành công nhiều hơn.
Ghi chú :
PCI 2.1 hỗ trợ hoạt động PCI hiện thời.
Những chipset thế hệ thứ 5
Với sự ra mắt của bộ xử lý Petium trong tháng 3 năm 1993, Intel cũng giới thiệu chipset Pentium thứ nhất: chipset 430LX (tên mã Mercury). Đây là chipset Pentium thứ nhất trên thị trường và tạo ra giai đoạn Intel dẫn đầu và phát triển cùng nó. Những nhà sản xuất khác mất nhiều tháng tới một năm hoặc hơn để có nhữngchipset của họ ra ngoài thị trường. Từ sự bắt đầu của chipset Pentium, Intel thống trị thị trường chipset cho những bộ xử lý Intel. Bảng 4.11 thể hiện những chipset bo mạch chủ Pentium của Intel. Lưu ý rằng không một cái nào của những chipset này hỗ trợ AGP. Intel trước tiên đã thêm sự hỗ trợ AGP trong những chipset của họ cho bộ xứ lý Pentium II/Celeron.
Chú ý:
PCI 2.1và sau đó hỗ trợ đồng thời cho các hoại động PCI, cho phép nhiều card PCI thực hiện giao dịch tại cùng thời điểm cho tốc độ nhanh hơn.
Bảng 4.12 thề hiện các chip Intel South Bridge được dùng với các chipset Intel cho các bộ xử lý Pentium. Các chip South Bridge là phần thứ hai của các chipset bo mạch chú Intel hiện đại.
Những chipset Pentium được liệt kê trong bảng 4.11 và 4.12 đã hết sản xuất trong nhiều năm và hầu hết các máy tính sứ dụng những chipset này đã không còn.
Những chipset thế hệ thứ sáu
Do Pentium Pro, Celeron, và Pentium Il/III thực chất là cùng bộ xử lý nhưng với thiết kế bộ nhớ đệm khác nhau và có những sửa đối bên trong một tí, chipset giống nhau được sử dụng cho thiết kế Socket 8 (Pentium Pro), Socket 370 (Celeron/Pentium III) và Slot 1 (Celeron/Pentium 11/111). Bảng 4.13 thể hiện những chipset được đùng trong các bo mạch chủ Pentium Pro.
Ghi chú :
PCI 2.1 hỗ trợ các hoạt động PCI đồng thời.
Đối với những bo mạch chủ Celeron và Pentium II/III, Intel đưa ra những chipset trong bảng 4.14. Các chipset dãy 4xx kết hợp kiến trúc North/Sourth Bridge, trong khi các chipset dãy 8xx hỗ trợ kiến trúc trung tâm mới hơn và nhanh hơn. Các chipset bộ xử lý P6/P7 (Pentium III/Celeron, Pentium 4, và Xeon) dùng kiến trúc trung tâm được thể hiện trong báng 4.15.
Ghi chú:
Pentium Pro, Celeron và Pentium II/III có bộ nhớ đệm thứ hai tích hợp trong gói CPU. Do vậy đặc điểm bộ nhớ đệm không tùy thuộc chipset nhưng khá tùy thuộc bộ xử lý.
Hầu hết các chipset Intel đều được thiết kế như một hệ thống có hai phần, dùng thành phần North Bridge (MCH hay GMCH trong những thiết kế được dựa trên trung tâm) và South Bridge (ICH trong những thiết kế dựa trên trung tâm). Thường South Bridge hay thành phần CIH có thể sử dụng với vài chipset North Bridge khác nhau (MCH hay GMCH). Bảng 4.16 đã thể hiện danh sách của tất cả các thành phần Intel South Bridge được dùng với bộ xử lý lớp P6 và những khá năng của chúng. ICH2 cũng được dùng như phần tử của vài chipset Intel thế hệ thứ bảy đầu tiên (Pentium 4/Celeron 4).
Vài công ty bên thứ ba cũng sản xuất những chipset được thiết kế để hỗ trợ các bộ xử lý lớp P6, bao gồm ALi Corporation (trước kia được biết như Acer Laboratories), VIA Technologies và SiS. ALi (Acer Labs,Inc.) tách bộ phận chipset cúa họ năm 2003 thành ULi Electronics; kế tiếp ULi bị mua lại bởi NVIDIA năm 2006. ALi sán xuất đa dạng chipset cho các bộ xứ lý lớp P6. Phần lớn những chipset này tương tự về hình thức và chức năng như của Intel.
Các chipset thế hệ thử bảy/thứ tám (Pentium 4/D,Core 2, và Core i)
Các bộ xử lý Pentium 4 và Celeron dùng Socket 423 và những bộ xử lý được làm cho Socket 478 về cơ bản giống bộ xử lý với những thiết kế bộ nhớ đệm khác nhau và những chỉnh sửa nhỏ bên trong, nên chipset giống nhau được dùng cho cả hai bộ xử lý. Bộ xử lý Pentium 4 Socket 775 thì rất khác so vói các bộ xử lý trước đó; cho nên, phần lớn chipset dãy 9xx chỉ hỗ trợ phiên bản Socket 775 của Pentium 4, bộ xử lý dãy Core 2.
Các bảng 4.17 và 18 thể hiện các chipset dãy 8xx được chế tạo bởi Intel cho bộ xử lý Pentium 4 và Celeron 4. Những chipset này dùng kiến trúc trung tâm Intel, cung cấp tốc độ kết nối 266MBps giữa các chip MCH/GMCH và ICH.
Vào giữa năm 2004, Intel giới thiệu chipset dãy 915/925 cho Pentium 4 và Celeron 4. Những Chipset đặt tên mã Cirantsdale và Aldemood trước khi được giới thiệu, là những chipset Intel đầu tiên hỗ trợ cho vài bộ xử lý Socket 775, bộ nhớ DDR2. PCI Express cho sử dụng video I/O tốc độ cao khác (như là Gigabit Ethernet).
Năm 2005. Intel giới thiệu chip dual-core đầu tiên cho các bộ xử lý để bàn (Pentium D) cũng như bộ xử được thiết kế cho hiệu suất nhân đơn tối đa (Pentium Extreme Edition ). Để hỗ trợ các bộ xử lý mới cũng như các bộ xử lý Pentium 4 Socket 774 với công nghệ HT, Intel phát hành các chipset 945, 955 và 975.
Do hiệu suất lớn hơn cần thiết đế hỗ trợ những công nghệ tốc độ cao nàv, các chipset dãy 9xx dùng một kiến trúc trung tâm nhanh hơn cái được sử dụng bởi các chipset dãy 8xx. Thiết kế kết nối mới, được biết như Direct Media Interface (DMỈ). chạy ở tốc độ IGBps ở mồi hướng. Bảng 4.20 liệt kê các dãy 9xx cho Pentium 4; Bảng 4.21 liệt kê những chipset 9xx cho Core 2, Pentium I) và Pentium Extreme Edition (chúng cũng hồ trợ Pentium 4); bảng 4.22 liệt kê các chip trung tâm bộ điều khiển I/O họ ICH6 và ICH7 được sử dụng bởi các chipset dãy 9xx.
-
sua may tinh hcm-
dich vu sua may tinhTheo “Nâng cấp và sửa chữa máy tình” Scott Mueller