Trang chủ » Tư vấn »Bảo Trì Máy Tính - Mạng LAN» ATX và những dạng hiện đại khác

Ngày tạo: 09/05/2015

ATX và những dạng hiện đại khác



Những phần sau đây bao gồm các dạng tiêu chuẩn công nghiệp, bao gồm ATX, phổ biến trong các hệ thống hiện đại.

ATX

- công ty bảo trì máy tính
- dịch vụ bảo trì máy tính

Dạng mẫu ATX là dạng đầu tiên của sự phát triển gây ấn tượng sâu sắc trong những dạng bo mạch chủ. ATX là sự kết hợp những đặc tính tốt nhất của Baby-AT và LPX với nhiều sự nâng cao và đặc tính mới bổ sung. ATX thực chất là bo mạch chủ Baby-AT mở một bên trên thùng máy với sự định vị nguồn cấp điện đã sửa đối và bộ nối máy tính. Điểm quan trọng nhất để hiểu cơ bản về dạng mẫu ATX là không tương họp về mặt vật lý với thiết kế Baby-AT trước hoặc thiết kế LPX. Nói cách khác, một thùng máy và nguồn cấp điện khác biệt được yêu cầu phù hợp với bo mạch chủ ATX. Những thiết kế nguồn cấp điện và thùng máy này trở thành điểm chung và được tìm thấy trong đa số hệ thống mới.

Hãng Intel đầu tiên đã công bố đặc điểm ATX chính thức vào tháng 7 năm 1995. Nó được viết như một cẩu hình mờ cho nền công nghiệp. Những bo mạch chủ ATX không chiếm được thị trường cho tới giữa năm 1996, chúng nhanh chóng bắt đầu thay thế các bo mạch chủ Baby -AT trong hệ thống mới. Đặc điểm kỹ thuật ATX được cập nhật lên phiên bản 2.01 vào tháng 2 năm 1997, 2.03 vào tháng 5 năm 2002 và 2.2 vào tháng 2 năm 2004. Hãng Intel công bố đặc điểm kỹ thuật chi tiết này cho những nhà sản xuất khác có thể sử dụng thiết kế ATX thay thế trong các hệ thống của họ. Những đặc điểm kỹ thuật hiện thời cho ATX và các loại bo mạch chủ khác hiện hành đều có sẵn ở trang Desktop Form: www.fomfactors.org .ATX là bo mạch chủ được ưa chuộng nhất cho những hệ thống mới, có thể được nâng cấp trong nhiều năm để hoàn thành như Baby –AT trước đó.

 ATX được cải tiến từ thiết kế bo mạch chủ Baby-AT và LPX phác họa trong vài điểm chính:

Dựng sẵn bằng bộ kết nối 1/0 ngoài cao gấp hai lần — Phần sau của bo mạch chủ bao gồm một khu vực kết nối I/O được chồng lên nhau; 6 ½” bề rộng và cao 1.3/4". Điều này cho phép những đầu nối ngoài sẽ được định vị trực tiếp trên bo và không cần những cáp chạy từ những đầu nối bên trong tới phía sau của thùng máy như thiết kế Baby-AT.

Đầu nối bộ nguồn chủ yếu bên trong — Đặc điểm kỹ thuật ATX bao gồm một bộ đầu nối năng lượng chính cơ bản và bị che khuất dễ cắm vào và không thể bị lắp đặt sai. Bộ đầu nối này cũng có nhừng chân chốt cung cấp 3-3v cho bo mạch chủ, giúp giảm thiểu dùng những bộ điều chỉnh điện áp dựng sẵn để gây ra hư hóng.

CPU và bộ nhớ được sắp xếp lại — Các đơn vị CPU và bộ nhớ được định vị lại sao cho chúng không thể gây trở ngại với bất kỳ card mở rộng bus và có thể dề dàng cập nhật nâng cấp mà không loại bỏ bất kỳ thiết bị tiếp hợp bus được lắp đặt.

Các bộ đầu nối I/O trong được sắp xếp lại — Các bộ đầu nối I/0 trong của ồ đĩa cứng và mềm được định vị lại gấp những khoang ồ đĩa và bên ngoài từ dưới Slot bo mở rộng và những vùng của khoang ổ đĩa.

Làm mát được cải thiện — CPU và bộ nhớ chính được thiết kế và bố trí để cải thiện toàn bộ sự làm mát hệ thống.

Chi phí thấp để sản xuất — Đặc điểm kỹ thuật ATX loại bởi sự cần thiết các búi cáp đến các đầu nối cổng I/0 như trên các bo mạch chủ Baby-AT.

Hình 4.13 thể hiện hình thức bố trí hệ thống ATX và những nét đặc trưng của khung máy, khi bạn nhìn vào trong vòi nắp đậy mới ra trên máy tính để bàn, hoặc từ phía bên thùng máy dạng tháp với tấm bên bò ra. Hãy chú ý cách toàn bộ bo mạch chủ tách rời khoang ổ đĩa và cách những thiết bị như CPU, bộ nhớ. Bộ nối ổ đĩa nội bộ dễ dàng kết nối và không cản trở các đường truyền chính Slot.



Ghi chú:

Mặc dù phần lớn hệ thống ATX gắn bộ nguồn gần bộ xử lý (bên trên trong hầu hết cách xếp đặt của thùng máy dạng thấp), điều này không nằm trong yêu cầu tiên chuẩn. Một số hệ thống gần bộ nguồn ở những vị trí khác (như là ở đáy).

Hình dáng bo mạch chủ ATX về cơ bản là thiết kế Baby-AT được xoay nghiêng 90°. Những Slot mở rộng hiện nay song song cho kích thước cạnh ngắn hơn và không cản trở CPU, bộ nhớ, socket bộ nối I/O (xem hình 4.14). Ngoài hình thức bố trí ATX đầy đủ, Intel cũng nêu cụ thể thiết kế MiniATX, đó là một tập hợp con tương thích đầy đủ của ATX ăn khớp cùng một thùng máy:

Một bo mạch chủ ATX đầy đủ rộng 12”X  sâu 9.6”(305 mm N 224 mm)
Một bo mạch chủ Mini-ATX là 11.2” x 8.2”(284mm X 208 mm)




Mini-ATX không phải là tiêu chuẩn chỉnh thức, đơn giản được tham khảo như một phiên bản nhỏ hơn của ATX. Thật ra, tất cả những liên quan tới Mini-ATX được loại bỏ từ ATX 2.0 và những cấu hình kỹ thuật sau đó. Hai phiên bản chính thức nhỏ hơn cửa ATX tồn tại, được gọi là microATX và FlexATX.

Mặc dù những lỗ xiết ốc trên thùng máy tương tự như thùng máy Baby-AT, những thùng máy cho Baby-AT và ATX thường không tương thích. Thiết kế nguồn cung cấp điện của ATX đồng nhất trong kích thước vật lý với nguồn cung cấp điện mỏng chuẩn được sử dụng với những hệ thống của Baby-AT; tuy nhiên, chúng cũng sử dụng những bộ đầu nối khác nhau và cung cấp điện áp khác nhau.

Cách tốt nhất để khẳng định liệu hệ thống của bạn có phải là thiết kế bo mạch chủ họ ATX mà không là mở nắp nhìn vào phía sau hệ thống. Hai đặc điểm phân biệt xác định ATX. Một là những bo mở rộng cắm trực tiếp vào bo mạch chủ. Thường không có card đứng như LPX hoặc NLX (ngoại trừ những hệ thống dòng mảnh chắc chắn như các máy chủ dạng rack), vì thế các Slot thường vuông góc với mặt phẳng của bo mạch chủ. Cùng vậy, bo mạch chủ ATX có vùng bộ nối cao gắp đôi độc nhất cho tất cả các đầu nối dựng sẵn trên bo mạch chủ (nhìn hình 4.15 và bảng 4.3).Vùng này được tìm thấy chỉ ở phía bên vùng khe bus và có thể dùng để nhận diện dễ dàng bo mạch chủ ATX.





Hình 4.15 Bo mạch chủ ATX và những kết nối bảng phía sau hệ thống của âm thanh và video trên bo mạch chủ (đầu và giữa), nối mạng và IEEE 1394/ Fire Wire (giữa và cuối) và một hệ thống “không kế thừa" (dưới).

Chú ý:

Hầu hết các bo mạch chủ ATX có đặc trưng nhiều kết nối với các mã màu chuẩn kỹ thuật (được thể hiện trong bảng trên). Điều này giúp việc cam những thiết bị dễ dàng và chuẩn xác hơn: Bạn có thể chọn chính xác các màu. Cho ví dụ, hầu hết các bàn phím có dây cáp với phích cắm màu tía, ngược lại con chuột có dây cáp với phích cam màu xanh. Ngay cả dù cho đầu nối bàn phím và con chuột trên bo mạch chủ giống nhau (cả hai là loại phích cắm Mini-DIN 6 chân), các mã màu của chúng phù hợp với các chốt cắm của những thiết bị tương ứng. Do đó để cắm chúng chính xác, bạn chỉ đơn giản cài cái phích màu tía vào đầu nối màu tía và cái phích màu xanh vào đầu nối màu xanh. Điều này giúp bạn giảm việc cúi xuống để cố gắng giải đoán những cải nhãn nhỏ trên những đầu nối để chắc chắn rằng bạn cắm các phích chính xác.

Đặc điểm kỹ thuật và thông tin liên quan về dạng mẫu ATX và các dạng liên quan có thể tìm thấy ở trang Web: www.formfacts.ore. Địa chỉ này cung cấp đặc điểm kỹ thuật và hướng dẫn thiết kế, cũng như sự quan tâm thiết kế về công nghệ mới, thông tin về người hỗ trợ ban đầu, sản phẩm thương mại và diễn đàn thảo luận.

Ghi chú:

Một vài bo mạch chủ, đặc biệt là các  bo mạch chủ được dùng trong hệ thống máy chủ, trong hình thức đa dạng ATX không thuộc tiêu chuẩn được gọi chung là ATX được mở rộng. Đây là thuật ngữ cho các bo mạch chủ tương thích ATX nhưng sâu sát hơn. Chuẩn ATX là 12”X9.6” (305mmx244mm) trong khi bo mạch chủ ATX mở rộng là 12”x13” (305mmx330mm). Bởi vì kỹ thuật không có tiêu chuẩn ATX mở rộng chính thức, các vấn đề tương thích có thể tồn tại với sự đòi hỏi các bo mạch chủ và thùng máy để hỗ trợ chuẩn ATX mở rộng. Khi mua một bo mạch chủ ATX mở rộng, hãy chắc chắn là nó vừa với thùng máy bạn định sử dụng. Những bộ xử lý Xeon phù hợp với bo mạch chủ cỡ ATX tiêu chuẩn, nên chọn lựa bo mạch chủ cỡ ATX tiêu chuẩn để có được sự tương thích tối đa với thùng máy ATX.

MicroATX

MicroATX là một dạng bo mạch chủ mà Intel giới thiệu vào tháng 12 năm 1997 như là mọi sự phát triển kiểu ATX cho hệ thống nhỏ hơn và chi phí thấp hơn. Việc giảm kích thước so với ATX tiêu chuẩn cho phép khung, bo mạch chủ và nguồn điện cung cấp nhỏ hơn, bằng cách này làm giám toàn bộ chi phí hệ thống. MicroATX cũng tương thích ngược với dạng ATX và có thể sử dụng trong những thùng máy kích cỡ đầy đủ của ATX. Tất nhiên thùng đựng máy dùng cho bo mạch chủ MicroATX không thể chứa bo mạch chủ kích cỡ đầy đủ ATX. Dạng này trở nên thông dụng trong thị trường máy tính cá nhân giá thấp. Hiện nay hệ thống khung máy tính nhỏ dạng tháp chiếm ưu thế thị trường máy tính cá nhân giá thấp, mặc dù kích cỡ nhỏ và sự gò bó, chật hẹp bên trong giới hạn việc nâng cấp ở tương lai.

Khác biệt chính giữa microATX hay Mini-ATX và tiêu chuẩn ATX như sau:

Bề rộng bo mạch chủ được làm giảm xuống 9.6"[244mm] thay vì 12” [305mm] hoặc 11,2” [284mm].
Ít Slot mở rộng bus I/O hơn (lớn nhất là 4, mặc dù đặc điểm tất cả bo mạch chủ chỉ có 3).
Sự tùy chọn bộ nguồn nhỏ hơn (Dạng SFX/TFX)

Kích thước tối đa bo mạch chủ microATX chỉ có 9.6”9.6”-(244mm X 244mm) so sánh với kích cỡ thật ATX 12”x9.6” (305mm X 244mm) hay kích cỡ Mini-ATX 11.2” x8.2” (284mm X 208mm). Ngay cả bo mạch chủ nhỏ hơn được thiết kế miễn là phù hợp với vị trí cùa các lỗ xiết ốc, các điểm kết nối...như thiết kế chuẩn. Ít Slot hơn không là vấn đề cho người dùng máy tính cá nhân cho công việc kinh doanh nhỏ hoặc tại gia bởi vì nhiều thành phần như âm thanh, video thường được tích hợp trên bo mạch chủ và vì thế không đòi hòi các Slot tách rời. Những tích hợp này làm giảm giá bo mạch chủ và hệ thống. Những bus bên ngoài, thí dụ như USB, 10/100/1000 Ethernet và tùy chọn 1394 (fireWire) cho các mở rộng thêm vào ngoài thùng máy. Đặc điểm kỹ thuật bo mạch chủ microATX được hiển thị ở hình 4.16.



Các bộ nguồn dạng nhỏ hơn (được gọi là SFX hoặc TFX) được xác định cho sử dụng tùy ý về hệ thống microATX, mặc dù nguồn ATX chuẩn vẫn phù hợp bởi vì các kết nối giống nhau. Các bộ nguồn SFX/TFX kích cỡ nhỏ hơn khuyến khích sự linh hoạt trong lựa chọn các vị trí bên trong khung và thích hợp hệ thống nhỏ tiêu thụ năng lượng tổng thể ít hơn. Mặc dù nguồn cung cấp điện nhỏ hơn được sử dụng, chúng có thể cung cấp điện không đủ cho hệ thống được cấu hình đầy đủ và chạy nhanh hơn. Bởi vì những yêu cầu năng lượng cao của phần lớn hệ thống hiện đại, phần lớn thùng đựng máy hệ thống microATX thuộc bên thứ ba được thiết kế để chấp nhận chuẩn bộ nguồn ATX, dù hệ thống microATX được bán bởi các nhà sản xuất điển hình như là Compaq, HP và eMachines sử dụng vài kiểu nguồn cung cấp SFX hoặc TFX để giảm giá.

Dạng microATX tương tự như ATX với sự tương thích. Sự giống nhau bao gồm:

Các bộ nối nguồn ATX tiêu chuẩn.
Bảng I/O ATX tiêu chuẩn .
Kích thước và những lỗ xiết ốc tương thích ATX

Các điểm giống nhau này bảo đảm bo mạch chủ microATX có thể dễ dàng kết hợp với khung chuẩn ATX cùng một bộ nguồn ATX chuẩn, cũng như khung microATX nhỏ hơn và bộ nguồn cung cấp SFX/TFX.

Kích cỡ tổng thể hệ thống microATX rất nhỏ. Một thùng đựng máy đặc trưng chỉ cao 12 đến 14 inch, rộng khoảng 7 inch và sâu 12 inch. Đó là một loại kích cỡ dạng tháp nhỏ hoặc máy tính để bàn. Một bo mạch chủ microATX điển hình được thể hiện trong hình 4.17.



Như với chuẩn ATX, Intel phát hành microATX tới cộng đồng làm thuận tiện việc chấp nhận như là tiêu chuẩn mẫu. Đặc điểm kỹ thuật và thông tin liên quan microATX dễ dàng tìm thấy ở trang Web: www.formfactos.org

FlexATX

Vào tháng 3 năm 1999 Intel phát hành phần thêm FlexATX vào đặc điểm kỹ thuật micro ATX. Phần này thêm vào một biến đổi mới và thậm chí nhỏ hơn của dạng bo mạch chủ chuẩn ATX đối với yếu tố bố trí của bo mạch chủ. Thiết kế nhỏ hơn của FlexATX cho phép mở ra một sự đa dạng các thiết kế máy tính mới, đặc biệt là rẻ vô cùng, nhỏ hơn, hướng đến người tiêu dùng, các hệ thống kiểu thiết bị. Một vài các thiết kế này có thể không có các Slot mở rộng, cho phép phần mở rộng thông qua các cổng USB hoặc IEEE 1394/FireWire.

FlextAXT xác định kích cỡ bo mạch chủ 9”x7.5” (229mmx191mm) nhỏ nhất trong họ bo mạch chủ ATX. Cách khác, FlexATX giống như ATX và microATX, làm cho FlexATX tương thích với ATX hoặc microATX bằng cách sử dụng các lỗ bộ khung giống nhau và cùng cấu hình kỹ thuật bộ kết nối I/O và nguồn (xem hình 4.18).



Phần lớn hệ thống FiexATX sử dụng bộ nguồn loại SFX/TFX (dạng nhỏ hoặc mảnh) (đuợc giới thiệu trong đặc điểm kỹ thuật microATX), mặc dù vậy nếu thùng máy chấp nhận nó, một bộ nguồn ATX chuẩn vẫn đuợc sử dụng.

Với sự có mặt của FlexATX cho họ bo mạch chủ ATX bốn loại kích cỡ (trong đó ba loại thuộc về tiêu chuẩn chính thức), như trình bày trên bảng 4.4


Chú ý những kích cỡ này là kích cỡ tối đa cho phép. Làm một bo mạch chủ nhỏ hơn bất kỳ kích cỡ cho sẵn đều có thể thực hiện được miễn là nó phù hợp với yêu cầu xếp đặt lỗ khoan và bộ đầu nối được nêu chi tiết trong cấu hình kỹ thuật tương ứng. Mỗi bo mạch chủ đều có cùng lỗ xiết ốc cơ bản và những yêu cầu sắp đặt bộ đầu nối, vì vậy nếu có một thùng máy phù hợp hoặc FlexATX trong thùng máy đó. Hiển nhiên nếu có một thùng máy nhỏ hơn được thiết kế cho MicroATX hoặc FlexATX, bạn không thể lắp đặt bo mạch chủ mini ATX lớn hơn hoặc bo mạch chủ kích cỡ ATX đầy đủ vào đó.

DTX và mini-DTX

Đặc điểm kỹ thuật DTX (và mini-DTX) được phát hành vào tháng 2 năm 2007 bởi AMD, có thể tải xuống từ www.dtxpc.org. DTX và mini-DTX là những biến thế nhỏ hơn của đặc điểm kỹ thuật microATX và FlexATX. Bo mạch chủ DTX lên tới kích cỡ 8"x9.6”, trong khi mini-DTX chỉ ở 8’x6.7”. Mini-DTX kết hợp bốn lỗ (C,F.H và J), còn DTX thêm hai lỗ nữa thành tổng cộng sáu lỗ (C.F.H ,J. L và M). Tham khảo hình 4.19 xem những định vị lồ xiết ốc tương ứng. Kích cỡ của bo mạch chủ DTX và mini-DTX thể hiện trong bảng 4.5. Bề rộng hẹp 8" của bo mạch chủ DTX và tnini-DTX chi cho phép hai Slot mở rộng.

ITX và mini-ITX

Flex ITX là bo mạch chủ có kích cỡ lên tới 9”x7.5”. Ghi chú dùng từ "lên" (up) với bộ phận của kích thước với nghĩa mặc dù kích thước tối đa, nhưng nhỏ hơn cũng được. Bởi vậy, bo mạch chủ FlexATX có thế nhỏ hơn kích thước trên, nhưng nhỏ hơn bao nhiêu? Qua phân tích các chi tiết kỹ thuật của FlexATX và trong trường hợp ngoại lệ, nghiên cứu những vị trí bắt ốc được yêu cầu bạn có thể thấy bo mạch chủ FlexATX có thể làm đủ nhỏ để chỉ sử dụng 4 lỗ khoan được lắp đặt ( C, F, H và J). Tham chiếu với hình 4.16 cho thấy sự định vị những lỗ xiết ốc tương ứng.

Theo tiêu chuẩn FlexATX. Khoảng cách giữa những lỗ khoan H và J là 6.2" và khoảng cách từ lỗ J và lề phải cùa bo mạch chủ là 0.25". Bởi giữ nguvên khoảng cách từ lỗ H đến lề bên trái, bạn có thể đặt một bo mạch chủ tối thiểu bề ngang 6.7”(0.25”+6.2"+0.25") phù hợp với chi tiết kỹ thuật của FlexATX. Tương tự, khoảng cách giữa các lỗ khoan C và H là 6.1” và khoảng cách giữa các lỗ khoan C và lề sau bo mạch chủ là 0.4". Bởi giữ khoảng tối thiếu 0.2” từ lỗ H tới lề trước bo mạch chủ, bạn có thể đặt một bo mạch chủ chiều sâu tối thiểu 6.7’-(0.4”+6. r+0.2") phù hợp với chi tiết kỹ thuật của FlexATX. Bởi việc kết hợp chiều rộng và chiều sâu tối thiểu bạn có thể biết kích thước bo mạch chủ cực tiêu phù hợp với chi tiết kỹ thuật của FlexATX là 6.7"x6.7"(l 70mmxl 70mm).

VIA Technologies Platform Solutions Division muốn tạo ra bo mạch chủ nhỏ đến mức cho phép, lúc này chưa xác định được dạng mới và không tương thích như thế nào. Để thực hiện điều này vào tháng 3 năm 2001, VIA tạo ra bo mạch chủ có chiều rộng hẹp hơn một tí (8.5" thay vi 9”) nhưng vẫn cùng chiều sâu như FlexATX, nó nhỏ hơn 6% và vẫn phù hợp với chi tiết kỹ thuật FlexATX. VIA gọi đó là ITX nhưng nhận ra rằng sự tiết kiệm kích thước là đơn giản quá nhỏ để cho sự phát triển xa hơn, nên nó bị ngưng lại.

Tháng 4 năm 2002, VIA tạo ra một bo mạch chủ thậm chí nhỏ hơn từ kích thước chiều rộng và chiều sâu cực nhỏ được cho phép bởi FlexATX gọi là Mini-ITX. Thực chất tất cả những bo mạch chủ Mini-ITX đơn giản là bo mạch chủ FlexATX mà bị giới hạn đến kích thước tối thiếu cho phép. Tất cả các khía cạnh khác, bao gồm vị trí và kích thước độ mở I/O, lỗ đặt ốc và các kết nối nguồn điện đều giống FlexATX; Tuy nhiên, bo mạch chủ lớn hơn sẽ không ăn khớp trong thùng đựng máy Mini-ITX.

 Dạng Mini-ГГХ được thiết kế bởi VIA đặc biệt hỗ trợ bộ xử lý máy tính C3E-Series và ESP Eden năng lượng thấp được gắn trên bo mạch chủ của VIA. Chỉ một số rất nhỏ bo mạch chủ ở dạng này và chỉ VIA và một hoặc hai nhà sản xuất khác quan tâm tới chúng. Bởi vì những bộ xử lý được dùng trên những bo mạch chủ này về thực chất năng lượng thấp hơn thậm chí cả bộ xử lý máy tính Intel Celeron 4 cũ hoặc AMD Duron đầu tiên, dạng Mini-ITX dược dự định sử dụng chủ yếu trong thiết kế không truyền thống (Nontraditional settings) như hộp đặt phía trên và thiết bị máy tính. Kích thước của bo mạch chủ ITX và Mini-ATX liên quan tới Flex ATX trình bày ở bảng 4.5.



Trong khi khuôn dạng ITX thực sự cùng kích thước với FlexATX (có thể là lý do nó bị ngưng lại trước khi bất kỳ bo nào được bán), bo mạch chủ ITX là 170mm X 170mm (6.7”x6.7”), 34% nhỏ hơn cực đại được cho phép bởi FlexATX.

Để lấy những lợi thế của định dạng Mini-ITX, vài nhà làm thùng máy đang sản xuất ra các thùng máy nhỏ phù hợp với những bo mạch chủ Mini-iTX. Hầu hết là các dạng hình lập phương nhỏ, với một ổ mềm và 1 khoang ỗ đĩa quang học có thể thấy được ở phía trước. Bố trí của bo mạch chủ Mini-ITX đặc trưng, VIA EPIA-V được thể hiện trong hình 4.19.

Bo mạch chủ Mini-ITX có dãy cổng input-output đầy đủ. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại vài điểm khác nhau giữa thiết kế bo mạch chủ Mini-ITX và những thiết kế ATX khác:

Bộ xử lý trên bo mạch chủ Mini-ITX thường được hàn vĩnh viễn vào bo mạch chủ, làm việc nâng cấp hoặc thay thế bộ xử lý trong tương lai không thể được.
Hầu hết thùng đựng máy Mini-ITX sử dụng bộ nguồn TFX, hiện tại chỉ có một vài nhà cung cấp. Dần đến sự thay thế chúng vừa tốn kém vừa khó có thể tìm được.
Nguồn cung cấp TFX được đánh giá là ít công suất, điển hình là chỉ lên được đến hết cỡ là 240 watt.
Không có nguồn cho sự thay thế video tích hợp bằng card AGP video.

Do bo mạch chủ mini-ITX và thùng đựng máy được sản xuất bởi chỉ số lượng nhỏ nhà cung cấp, sự nâng cấp trong tương lai và thay thế linh kiện là giới hạn. Tuy nhiên, bo mạch chủ Mini-ITX thật sự là bo mạch FlexATX, vì thế nó có thể được cài đặt vào bất cứ thùng dựng máy của FlexATX chuẩn, mircoATX hoặc ATX đầy đủ kích cỡ và sử dụng nguồn cung cấp tương ứng. Một cảnh báo là những thùng máy Mini-ITX không chấp nhận những bo mạch chủ FlexATX, microATX hoặc ATX đúng kích cỡ và hầu hết thùng đựng máy Mini-ITX chỉ chấp nhận nguồn cung cấp TFX. Khi chọn lựa hệ thống Mini-ITX, phải chắc chắn rằng đã lựa chọn đúng loại bộ xử lý và tốc độ cần thiết cho công việc mà bạn cần thực hiện bởi vì sự thay thế bộ xử lý hoặc nâng cấp hầu như luôn luôn yêu cầu thay đổi bo mạch chủ.



Sự phát triển cuối cùng của họ ITX là hệ số dạng Nano-ITX và Pico-ITX, các nền ultra- compact (120mmx|20mm and I00mmx72mm) đuợc thiết kế cho những ứng dụng dùng năng lượng thấp cực kỳ.

Những thiết kế độc quyền

Những bo mạch chủ không phải là một trong những dạng tiêu chuẩn công nghiệp, như bất kỳ hình thức nào của ATX, đều được coi là độc quyền hay bán độc quyền. Phần lớn mọi người mua máy tính nên tránh thiết kế độc quyền bởi vì chúng không cho phép nâng cấp bo mạch chủ, nguồn cung cấp, thùng máy làm hạn chế sự sử dụng tương lai và khả năng dịch vụ của hệ thống. Đối với tôi, những hệ thống độc quyền là những máy tính dùng một lần rồi bỏ đi bởi vì bạn chẳng thể nâng cấp cùng như sửa chữa chúng dễ dàng. vấn đề là những linh kiện độc quyền xuất phát từ nhà sản xuất hệ thống ban đầu, họ thường nâng giá cao hơn nhiều sơ với linh kiện tiêu chuẩn công nghiệp. Bởi vậy sau khi hệ thống độc quyền hết bảo hành, không chỉ không thể nâng câp mà còn không thể sửa chữa được nữa. Nếu bo mạch chủ hay bất kỳ thành phần nào trên bo bị hư, tốt hơn bạn nên mua một hệ thống tiêu chuẩn mới hoàn toàn hơn là trả gấp nhiều lần giá bình thường cho bo mạch chủ độc quyền mới. Thêm nữa, bo mạch chủ mới tiêu chuẩn công nghiệp sẽ mới hơn và chạy nhanh hơn cái mà bạn muốn thay thế. Trong hệ thống độc quyền, bo mạch chủ thay thế không chỉ giá cao mà y như cái bị hư.

- sửa máy tính tphcm
- sửa chữa máy tính

Theo "Nâng cấp và sửa chữa máy tính" Scott Mueller