Từ 486 nâng cấp bộ xử lý tương đối dễ dàng hơn cho phần lớn hệ thống. Với 486 và những bộ xử lý sau này, Intel thiết kế trong khả năng nâng cấp bằng cách thiết kế những socket tiêu chuẩn mà có thể gắn với các bộ xử lý khác nhau. Khuynh hướng này tiếp tục cho đến hiện nay vì phần lớn bo mạch chủ được thiết kế phù hợp với dãy bộ xử lý trong cùng một họ.
-
công ty bảo trì máy tính-
dịch vụ bảo trì máy tínhĐể đạt hiệu quả tối đa bo mạch chủ, bạn có thể nâng cấp bộ xử lý nhanh nhất mà bo mạch chủ hỗ trợ. Bởi vì sự đa dạng của socket và Slot bộ xử lý- không quan tâm đến điện áp, tốc độ và những tiềm năng khác không thể so sánh- bạn nên nhờ tư vấn từ các nhà sàn xuất để xem bộ xử lý tốc độ cao hơn nào có thể vận hành với bo mạch chủ của bạn. Thông thường có thể quyết định dược do dựa vào loại socket và Slot trên bo mạch chủ nhưng yếu tố khác như bộ điều chỉnh điện áp và BIOS cũng là những yếu tố quyết định.
Thí dụ như bo mạch chủ hỗ trợ socket LGA775, bạn có thể nâng cấp từ một bộ xử lý Pentium 4 nhân đơn lên bộ xứ lý dual- hay quad-core trong họ core 2 bởi vì chúng cùng socket. Trước khi mua một CPU mới bạn nên xác định xem bo mạch chủ có tốc độ bus chính xác thế nào, các thiết lập điện áp và hỗ trợ BIOS ROM ra sao cho con chip mới. Nên vào trang Web nhà sản xuất hệ thống hay bo mạch chủ để lấy thông tin hoặc tải về BIOS nâng cấp nếu cần thiết.
Lời khuyên :
Nếu đang thử nâng cấp bộ xử lý trong một hệ thống lắp ráp trước đó hay được bán ở tiệm, bạn có thể có vài lựa chọn nâng cấp dùng BIOS được cung cấp bởi các nhà sản xuất hệ thống. Nếu tìm ra nhà sản xuất bo mạch chủ (và nó không là bộ phận độc quyền), bạn có thể liên hệ yêu cầu về một BIOS nâng cấp hỗ trợ nhiều bộ xử lý.
Nâng cấp bộ xử lý là có thể, trong một số trường hợp nâng gấp đôi tốc độ hệ thống. Tuy nhiên nếu đã có bộ xử lý nhanh nhất phù hợp với socket thì bạn cần cân nhắc đến những lựa chọn khác như xem thay đổi bo mạch chủ mới có thể giúp bạn nâng cấp lên được một trong những bộ xử lý mới nhất tại cùng thời điểm. Nêu thiết kế thùng máy không độc quyền và hệ thống của bạn dùng thiết kế bo mạch chủ ATX tiêu chuẩn công nghiệp, thay đổi cùng lúc bo mạch chủ và bộ xử lý thì tốt hơn là thử tìm một bộ xử lý nâng cấp phù hợp với bo mạch chủ đang sử dụng.
Ép xung
Một dạng khác của việc nâng cấp bộ xử lý là đặt tốc độ bộ xử lý cao hơn tốc độ trên con chip, điều này gọi là ép xung (overcloking). Trong nhiều trường hợp bạn có thể tránh một số lượng vượt xung bởi vì Intel, AMD và các bộ xử lý khác thường xây dựng mức an toàn cho tốc độ. Do vậy, một con chip 3GHz có thể trong thực tế đạt tốc độ 3.5GHz hay nhiều hơn nhưng thay vì vậy chỉ chạy ở tốc độ thấp hơn của nó. Bằng cách ép xung, bạn đang sử dụng mức độ này và chạy con chip gần với tốc độ tối đa thực của nó. Thông thường tôi không đề nghị thực hiện ép xung cho người còn non tay, nhưng nếu bạn đang vận hành thoải mái với những thiết lập hệ thống của bạn và bạn có đủ điều kiện và khả năng chịu bất kỳ hậu quả tiềm tàng nào, ép xung có thể cho phép hệ thống cùa bạn đạt tốc độ lên 10%—20% hay nhiều hơn.
Ép xung thường áp dụng đối với bộ xử lý, nhưng cùng có thể áp dụng cho những thành phần khác trong hệ thống, bao gồm bộ nhớ, các card video, các tốc độ bus...
Khi chip chạy nhanh hơn, nó nóng hơn, nên những nâng cấp và những thay đổi cách làm mát thường đi chung với vượt xung. Các hệ thống chạy mát thì ổn định và đáng tin cậy, nên nếu bạnkhông làm vượt xung hệ thống, việc đảm bảo nó chạy mát là thiết yếu cho hoạt động không sự cố. Nhiều hệ thống không được thiết kế chính xác hay cấu hình cho làm mát tối ưu ở các tốc độ tiêu chuẩn sẽ kém nhiều khi bị vượt xung.
Các vượt xung PC tồn tại đối với những hệ thống PC IBM 4.77MHz đầu tiên và AT 6MHz của đầu những năm 1980. Thực tế, IBM thực hiện vượt xung AT dễ dàng do bộ dao động tinh thể thạch anh điều khiển tốc độc bộ xử lý được lắp vào ổ cắm. Bạn có thể dùng tinh thể thạch anh thay thế nhanh hơn khoảng một đô-la và dễ dàng cắm nó vào. Vài ấn bản đầu tiên của cuốn sách này bao hàm cách thể hiện sự sửa đổi này một cách chi tiết, cho một hệ thống nhanh hơn 1.5 lần nó khởi động. Những hệ thống hiện đại cho phép vượt xung mà không thay thế bất kỳ thành phần nào nhờ những chip định thời gian có thể lập trình và những tùy chọn BIOS Setup dễ dàng thay đổi và đơn giản.
Bộ dao động tinh thể thạch anh
Để hiểu về vượt xung, bạn cần biết các tốc độ hệ thống máy tính được điều khiển như thế nào. Thành phần chính điều khiển tốc độ trong một máy tính là một bộ dao động tinh thể thạch anh. Thạch anh là silic dioxide (Si02) trong dạng kết tinh. Oxy và silic là những thành phần phô biến nhất trên trái đất (cát và đá hầu hết là silic dioxide), các chip máy tính được làm chủ yếu từ silic. Thạch anh là vật liệu trong suốt, cứng với mật độ 2649 kg/m3 (1.531 oz/in3) và nhiệt độ nóng chảy 1750°c (3,182°F). Thạch anh giòn dễ vỡ nhưng với một chút tính đàn hồi có lỗ là thuộc tính hữu ích nhất.
Trong dạng kết tinh, thạch anh được dùng để tạo ra những xung tín hiệu chắc và đều đặn để kiểm soát các mạch điện, tương tự cách một máy nhịp đùng để điều chỉnh âm nhạc. Bộ dao động tinh thể thạch anh được sử dụng bởi vì chúng áp điện, được xác định như có một sự chính xác phát sinh điện áp khi chịu một ứng suất cơ học. Ngược lại cũng đúng, thạch anh tạo ra ứng suất cơ học hay sự di chuyển khi chịu một điện áp. Sự áp điện được khám phá đầu tiên bởi Pierre và Jacques Curie năm 1880, nó là tính năng thiết yếu cùa thạch anh làm nó hữu ích trong các mạch điện.
Sự áp điện vận hành theo hai cách, nghĩa là điện áp được phát sinh khi bẻ cong một tinh thể, tương tự như vậy tác động điện áp vào một tinh thể, nó bẻ cong (co rút, nờ ra hay vặn xoắn) trong một kiểu tương tự. Mặc dù tinh thể khá giòn dễ vỡ trong tự nhiên, nó vẫn đàn hồi, bất kỳ hướng biến dạng nào như thế để bật trở lại và kế tiếp xảy ra lần nữa, cộng hưởng hay rung động tại tần số tự nhiên chừng nào mà điện áp hiện diện. Khá giống một âm thoa hay các ống trong cây đàn organ, tần số cộng hưởng tự nhiên tùy thuộc vào kích cỡ và dạng của tinh thể. Nói chung, càng nhỏ hơn và mảnh hom, nó càng rung động nhanh hơn.
Sự chuyển động cực kỳ nhỏ, 68 nanometer (hàng tỷ của một mét) cho một centimeter, trong một tinh thể thông thường chi vài nguyên tử về chiều dài. Mặc dù sự chuyển động rất nhỏ, nó cùng khá nhanh, nghĩa là các lực cực lớn có thể được phát sinh. Cho thí dụ, tăng tốc bề mặt của một tinh thể 50MHz có thể vượt quá năm triệu lần trọng lực.
Các thiết bị cộng hưởng tinh thể được làm từ những phiến thạch anh được cưa từ tinh thể thạch anh thô. Những phiến thô này được cắt thành nhừng miếng vuông và đặt vào những đĩa phăng gọi là những blank. Đĩa càng nhỏ, tần số cộng hưởng càng cao; tuy nhiên, có những hạn chế như các đĩa được tạo ra mành như thế nào trước khi chúng bể. Hạn chế phía trên cho các thiết bị cộng hưởng chế độ chủ yếu ước lượng 50MHz. Tại tần số này, các đĩa là tờ giấy mỏng và thường rất dễ vỡ để cưỡng lại sự nghiền thêm nữa. Cũng vậy, các tinh tể tần số cao hơn có thể đạt được bằng cách dùng các họa âm của tần số chủ yếu, kết quả là các tinh thể lên tới 200MHz hay nhiều hơn. Thậm chí những tần số cao hơn có thể đạt được bằng cách dùng những mạch nhạc cụ điện tử tần số, dùng một tần số được phát sinh từ tinh thể nền cung cấp cho mạch kế tiếp tạo ra nhiều tần số mà có thể mở rộng đến dãy gigahertz hay terahertz. Thực tế, những mạch nhạc cụ điện tử tần số trên nền tinh thế thường tạo ra những tốc độ hoạt động cao của các PC hiện đại.
Các gói tinh thể, cũng như hình dạng các bộ dao động tinh thể thạch anh bên trong các gói, cóthể thay đổi. Những gói này thường là kim loại có dạng hình trụ hay hình chữ nhật, nhưng chúng cũng có thểở các dạng khác hay được cấu tạo bằng nhựa hay những vật liệu khác (xem hình 3.48).
Những mảnh thạch anh bên trong gói thường ở dạng đĩa, nhưng chúng cũng có dạng giống như một âm thoa trong một số ví dụ. Hình 3.49 thể hiện một gói tinh thể hình trụ bỏ nắp đậy, để lộ ra mảnh thạch anh dạng âm thoa bên trong.
Phần lớn tinh thể dùng miếng thạch anh dạng đĩa như một thiết bị cộng hưởng. Đĩa này được chứa trong một khu vực được tạo môi trường chân không bị dán nhãn kín mít. Hình 3.50 thể hiện cảnh phía trong một tinh thể điển hinh với một thiết bị cộng hưởng dạng đĩa bên trong. Đĩa thạch anh bên trong có các điện cực trên mỗi cạnh, cho phép một điện áp được tác động lên đĩa. Các chi tiết được thể hiện trong hình 3.51.
Walter G. Cady là người đầu tiên dùng bộ dao động tinh thể thạch anh để điều khiển một mạch máy tạo dao động điện tử năm 1921. Ông công bố kết quả năm 1922, dẫn đến sự phát triển của đồng hồ được điều khiển bởi tinh thể đầu tiên được làm bởi Warren A. Marrison năm 1927. Ngày nay, tất cả máy tính hiện đại đều có những máy dao động và đồng hồ bên trong, một số dùng điều khiến tốc độ bus và bộ xử lý và tối thiểu phải có một cái cho đồng hồ thời gian ngày tiêu chuẩn (time-of-day clock).
Các đồng hồ PC hiện đại
Một máy tính hiện đại có ít nhất hai tinh thể trên bo mạch chủ; miếng tinh thể chính được dùng để điều khiển tốc độ và mạch của bo mạch chủ, miếng kia dùng để điều khiển đồng hồ thời gian thực (RTC: real-time clock). Miếng tinh thể chính luôn luôn là 14.31818MHz (có thể được rút gọn như ] 4.318 hay chi 14.3) và tinh thể RTC luôn luôn là 32.768KHZ.
Tại sao là 14.31818MHz?
Máy tính vintage IBM đầu tiên năm 1981 chạy ở 4.77MHz, một tốc độ bắt nguồn từ việc dùng một tinh thể 14.31818MHz và sử dụng một mạch bộ chia để chia tần số cho 3 để có 4.77MHz. Nhiều người bị nhầm lẫn về lý do IBM chọn chạy bộ xử lý ở 4.77MHz; xét cho cùng, bộ xử lý 8088 được ước tính 5MHz và tất cả họ phải làm là chạy bộ xử lý này ở tốc độ được thay đổi tinh thể chính này từ 14.318MHz lên 15MHz. Vâng, sự thật là nếu họ làm thế, họ phải thêm nhiều tinh thể vào thiết kế. Bạn thấy đó, tinh thể 14.318MHz tương tự chia cho 3 để chạy bộ xử lý cũng được chia cho 4 để có 3.58MHz, là tần số chính xác cần thiết cho tín hiệu điều biến video màu NTSC được yêu cầu để tương thích với TV màu.
Nhưng đủ không phải là tất cả: mạch khác chia tinh thể này cho 12 để có 1.193182MHz, được dùng bởi một chip định thời gian/bộ đếm khoảng thời gian 16 bit ba kênh có thể lập trình N253. Mỗi kênh được sử dụng để lấy một tín hiệu đồng hồ nhập vào và cho ra một tín hiệu xuất bằng cách chia cho một số 16 bit bất kỳ. Kênh 0 được dùng để thực hiện những tiếng tích tắc cùng đồng hồ thời gian ngày. BIOS lập trình nó để gọi ra INT 08h mỗi 65,536 tiếng tích tắc, khoảng 18.2 lần cho mỗi giây (hay khoảng mỗi 55 millisecond). Các thường trình phần mềm kết nối tới INT 08h tạo ra đồng hồ thời gian ngày được cập nhật và cũng kéo các hoạt động khác cần thiết thực hiện theo định kỳ. Kênh 1 được dùng để báo DMA làm tươi RAM động mỗi 72 chu kỳ (khoáng 15 microsecond), kênh 2 được dùng để tạo ra một tín hiệu âm thanh cho loa (nhữngtiếng bip)—những âm thanh khác nhau được làm ra bằng cách thay đổi số chia.
Vì vậy bằng cách lựa chọn cẩn thận tinh thế 14.318MHz thay vì 15MHz hay một số tốc độ khác, các kỹ sư IBM thiết kế một bo mạch chủ trong đó chỉ một tinh thể có thể dùng để chạy bộ xử lý, card video, đồng hồ thời gian ngày, làm tươi bộ nhớ và cả những tiếng bíp. Thiết kế tinh thể đơn này cho phép bo mạch chủ được sản xuất với ít thành phần hơn và chi phí thấp hơn.
Bằng chứng cho sự nhìn xa thấy trước của họ, tất cả máy tính hiện đại vẫn được điều khiển bởi tinh thế 14.318MHz! Tinh thể nàỵ, cùng chung với một chip máy phát định thời gian lần số, được dùng để lấy được hầu như tất cả tần số được sử dụng trong một bo mạch chủ hiện đại bởi CPU, các bus, bộ nhớvv...
Các PC không chạy ở 14.318MHz nên tinh thể của tốc độ này được dùng như thế nào? Và diều gì xảy ra khi bạn lắp đặt một bộ xử lý khác? Hệ thống điều chỉnh bus và những tốc độ khác như thế nào để thích ứng chip mới này? Câu trả lời ở con chip đặc biệt được gọi là frequency timing generator (FTG) hay tạo xung dùng chung với tinh thể này để lấy được các tốc độ thực sự của hệ thống.
Đồng hồ thời gian thực (RTC: real-time clock) trong PC đầu tiên không chính xác, nên bắt đầu với IBM AT năm 1984, IBM thêm vào một tinh thể 32.768KHZ riêng biệt để đếm thời gian độc lập với tốc độ hệ thống. Tinh thể này cũng được sử dụng trong tất cả bo mạch chủ hiện đại. Hình 3.53 thể hiện một tinh thể 32.768KHZ kế bên một chipset South Bridge hay trung tâm bộ điều khiển I/0, chứa mạch RTC và CMOS RAM.
Đa số chip tạo xung được dùng trên bo mạch chủ PC đều được làm bởi một ít công ty, bao gồm Integrated Device Technology (www.idt.com; formerly Integrated Circuit Systems) và Cypress Semiconductor (www.cypress.com; formerly International Microcircuits Inc [IMI]). Những chip này dùng mạch vòng lặp khóa đồng bộ (PLL: phased locked loop) để tạo ra bộ xử lý, PCI, AGP và những tín hiệu định thời gian bus khác được đồng bộ hóa tất cả xuất phát từ tinh thể đơn 14.318MHz. Tinh thể và chip tạo xung thường định vị gần bộ xử lý và thành phần chipset chính của bo mạch chủ.
Điều thú vị về những chip này là phần lớn chúng có thể lập trình và điều chỉnh được nên chúng có thể thay đổi các đầu ra tần số qua phần mềm dẫn đến hệ thống chạy các tốc độ khác nhau. Do tất cả CPU đều dựa trên tốc độ của bus CPU, khi thay đổi tốc độ bus CPU được tạo ra bởi chip tạo xung, bạn có thể thay đổi được tốc độ bộ xử lý. Bởi vì các bus PCI, AGP và bộ nhớ thường đồng bộ hóa với tốc độ bus bộ xử lý, khi thay đổi tốc độ bus bộ xử lý bằng số phần trăm định sẵn, bạn cũng thay đổi được tốc độ của những bus khác với cùng số phần trăm đó. Phần mềm để thực hiện việc này được dựng sẵn vào các bảng chọn BIOS Setup của phần lớn bo mạch chủ hiện đại.
Các lời khuyên về thực hiện ép xung
Các bo mạch chủ hiện đại nhất tự động đọc các thành phần CPU và bộ nhớ để xác định các thiết lập tốc độ, thời gian và điện áp chính xác. Ban đầu, những thiết lập này được điều khiển bởi những cầu nhảy và mạch chuyển, nhưng trong đa số bo hiện đại bạn có thể vào BIOS Setup để thay đổi những thiết lập này bằng tay và kế tiếp dùng những tùy chọn trên bảng chọn trong BIOS Setup để sửa đổi tốc độ hệ thống. Do những sửa đổi như vậy có thể làm hệ thống không ổn định, phần lớn hệ thống được thiết kế để khởi động vào BIOS Setup tại tốc độ thấp mặc định nên bạn bị khóa không cho thực hiện những thay đổi trong tương lai. Điều này làm việc ép xung đơn giản như thay đổi một vài tùy chọn và kế tiếp khởi động lại để kiểm tra những lựa chọn đã thực hiện.
Khái niệm về ép xung thi đơn giản: Bạn thay đổi những thiết lập để làm tăng tốc độ bộ xử lý, bộ nhớ, các bus...cho đến khi hệ thống trở thành không ổn định. Kế tiếp bạn vào lại và làm giám thiết lập cho đến khi hệ thống ổn định trở lại. Trong cách này, bạn tìm tốc độ có thể chịu đựng được tối đa cho hệ thống. Do mỗi bộ xử lý khác nhau, thậm chí các bộ xử lý có cùng tốc độ cũng đi đến cho các tốc độ ổn định tối đa khác nhau.
Tại sao một số chip có xung nhanh hơn những chip khác? Lý do trong cách chúng được sàn xuất và đánh dấu như thế nào. Như một ví dụ, các chip Pentium 4 đầu tiên dựa trên nhân Prescott dùng khuôn 112 mm vuông trên các miếng vi mạch 300mm, dẫn đến tối đa 529 khuôn đầy đủ cho mỗi miếng vi mạch. Do có lỗi, nhiều cái trong những khuôn này không hoạt động, nhưng 423 khuôn (khoảng 80% yield) thì tốt. Intel đầu tiên bán những bộ xử lý nhân Prescott tốc độ từ 2.4GHz đến 3.4GHz. Điều này có nghĩa là tất cả khuôn trên mỗi miếng vi mạch được thiết kế để chạỵ ở tốc độ tiềm năng được ước lượng cao nhất. Tuy nhiên, ngoài khuôn tốt (đang hoạt động), kiểm tra thể hiện là một số thực sự chạy ở tốc độ 3.4GHz. số khác chỉ vận hành đáng tin cậy ở tốc độ thấp hơn. Những chip hoàn tất được phân loại thành những thùng theo các kết quả kiểm tra tốc độ.
Ngay từ đầu trong sản xuất một thiết kế bộ xử lý định sẵn, những thùng được phân loại ở mức độ quá điện trở phần nhiều chỉ qua những kiểm tra tốc độ thấp và số ít hơn chạy ở những tốc độ cao nhất. Đây là lý do những chip chạy nhanh nhất thì mắc tiền nhất. Nhưng do những chip tốc độ thấp hơn được định giá thấp và bán ra được nhiều, nhà sản xuất phải lấy những thùng chip nhanh hơn và đánh dấu chúng có tốc độ thấp hơn để cho đủlượng hàng đặt.
Về cơ bản điều tôi đang nói là những nhà chế tạo chip như là Intel và AMD làm tất cả chip trên miếng vi mạch y hệt nhau và kiểm tra chúng nên chúng sẽ chạy ở tốc độ cao nhất. Nếu mua phải một trong những chip tốc độ kém hơn, bạn thực sự có cùng chip (khuôn) như những phiên bản tốc độ cao hơn; sự khác biệt là những chip tốc độ cao hơn được đảm bảo để chạy những tốc độ cao hơn, trong khi những chip tốc độ thấp hơn thì không. Và các nhà ép xung vào cuộc.
Lời khuyên :
Tốc độ hiện hành của một bộ xử lý sẽ không thể hiện được tốc độ thực của nó, bởi vì vượt hay bởi vì một số hệ thống gần đáy làm giảm tốc độ bộ xử lý khi hệ thống không tài năng. Cả Intel và AMD đều phát triển những công cụ phần mềm có thể nhận ra chính xác tốc độ bộ xử lý. Đối với những bộ xử lý Intel mới hơn, dùng tiện ích Intel Processor Identification Utility; đối với những cũ hơn, dùng tiện ích Intel Processor Frequency ID. Cả hai tiện ích này đều có sẵn ở www.intel.com/support/processors/sb/CS-015477.htm. Đối với những bộ xử lý AMD, dùng chương trình AMD CPU Info hay AMD Clock. Để tìm những chương trình này, vào http://support.amd.com, chọn Drivers and Downloads, All Processors. Kế tiếp tìm CPU info và AMD Clock.
Một trở ngại của các chương trình Intel và AMD là chúng chỉ làm việc trên những nhánh chip thuộc về họ. Tiện ích tuyệt vời khác hoạt động trên cả hai bộ xử lý Intel và AMD là chương trình CPU-Z có sẵn trong mvw.cpuid.com. Tôi cài đặt như thường lệ chương trình này trên bất kỳ hệ thống nào tôi dựng hay cài dịch vụ do nó cung cấp sự nhận diện bộ xử lý (và chipset).
Những người dùng thực hiện vượt xung những hệ thống mua chip có tốc độ thấp và về cơ bản tự làm kiểm tra để xem liệu chúng chạy ở những tốc độ cao hơn. Họ cùng có thể bắt đầu với những chip tốc độ cao và xem liệu chúng chạy nhanh hơn, những thành công bị nhiều hạn chế. Thực hiện vượt xung thành công nhất hầu như luôn luôn với tốc độ thấp nhất của thiết kế định sẵn và những con chip này cũng được bán giá thấp nhất. Mặt khác, qua thống kê bạn có thể tìm nhiều chip mức tốc độ thấp nhất có khả năng chạy mức tốc độ cao nhất (do về cơ bản chúng giống nhau trong sản xuất); tuy nhiên, nếu bắt đầu mức tốc độ cao nhất, bạn có thể có khả năng chỉ làm tăng tốc độ số phần trăm rất nhỏ.
Điều chủ yếu để ghi nhớ là sự khác biệt tồn tại giữa tốc độ ước lượng của một chip và tốc độ tối đa thực sự. Các nhà sản xuất như là Intel và AMD phải thận trọng khi đánh giá các chip, nên một chip tốc độ định sẵn thì hầu như luôn luôn có khả năng chạy tối thiếu một số mức tốc độ nhanh hơn tốc độ định sẵn này câu hỏi là nhanh hơn bao nhiêu? Không may cách duy nhất để biết là tiến hành kiểm tra các chip độc lập.
Hệ số nhân và các tốc độ bus
Các bộ xử lý hiện đại chạy gấp nhiều lần tốc độ bo mạch chủ và hệ số được lựa chọn này thì thường bị khóa trong bộ xử lý; do đó, tất cả chúng ta có thể làm để thay đổi các tốc độ là thay đổi các thiết lập tốc độ bus bộ xử lý. Bus bộ xử lý cũng được gọi là CPU bus, front side bus (FSB) hay processor side bus (PSB), tất cả đều là các thuật ngữ có thể thay thế cho nhau.
Cho thí dụ, tôi dựng một hệ thống dùng bộ xử lý Intel Pentium 4 3.2E, điển hình chạy ở 3,200MHz trên bus CPU 800MHz. Do vậy, bộ xử lý bị khóa để chạỵ gấp bốn lần tốc độ bus CPU. Tôi đã có khả năng để làm tăng tốc độ bus CPU từ 800MHz đến 832MHz, nghĩa là tốc độ bộ xử lý tăng từ 3,200MHz đến 3,328MHz, tức là nhanh hơn 128MHz. Làm việc này mất khoảng 60 giây để khởi động lại, vào BIOS Setup, thực hiện các thay đổi trên bảng chọn, lưu lại và khởi động lại. Chỉ tăng lên 4% tổng thể tốc độ, nhưng không tốn một xu và kiểm tra chứng tỏ hệ thống ổn định như lúc chưa thực hiện.
Nhiều bo mạch chủ cho phép những thay đổi về tốc độ lên tới 50% hay nhiều hơn, nhưng một bộ xử lý hiếm khi duy trì tốc độ cao hơn tốc độ của chính nó mà không treo hay lỗi. Cũng nhận xét là, bằng cách tăng tốc độ bus bộ xử lý, bạn có thể cũng làm tăng tốc độ bus bộ nhớ, bus PCI hay bus PCI Express (hay AGP) cùng phần trăm. Do vậy, nếu bộ nhớ không ổn định ở tốc độ cao, hệ thống sẽ vẫn treo, mặc dù bộ xử lý có thể có khả năng duy trì nó. Đặc điểm chung thấp nhất thịnh hành, nghĩa là hệ thống sẽ chạy hơn chỉ khi tất cả thành phần bị tác động.
Những nguy cơ từ việc ép xung
Có vài vấn đề cần quan tâm trên việc ép xung. Một là phần lớn các bộ xử lý được bán từ năm 1998 đều được khoá hệ số nhân trước khi xuất xưởng. Do vậy con chip lờ đi bất kỳ thay đổi nào cho thiết lập hệ số nhân trên bo mạch chủ. Mặc dù về cơ bản sản phẩm ngăn ngừa những việc làm giả nhãn hiệu những bộ xử lý (tạo ra chip giả mạo), khóa hệ số nhân tác động đến hiệu suất máy tính rõ rệt, để chỉnh tốc độ bus của bo mạch chủ như cách làm dễ dàng duy nhất (trong một số trường hợp, có thể là cách duy nhất) để đạt đến tốc độ xung nhịp cao hơn tiêu chuẩn.
Lỗi cũng có thể gặp khi làm tăng tốc độ bus của bo mạch chủ. Phần lớn các bo mạch chủ Intel cũ thường không hỗ trợ xung khác hơn các tiêu chuẩn định sẵn. Những bo mới của Intel có tính năng “burn-in” hay “override” cho phép ta tăng tốc độ bus bộ xử lý mặc định (cũng là tốc độ của nhân bộ xử lý), điện áp và hệ số nhân (cho những CPU không khóa). Phần lớn các bo mạch chủ cho phép thay đổi các tốc độ bus. Sự tăng nhỏ này xảy ra trên tốc độ hệ số nhân, hơn là bước tăng đột ngột lớn, là cách tốt nhất để làm từng bộ xử lý chấp thuận. Đó là lý do một con chip định sẵn thường có khả năng vượt xung ở tỷ lệ phần trăm nhất định. Càng nhỏ hơn những bước tăng khi làm tăng tốc độ càng giúp ta có thể tiến gần hơn tốc độ tối đa thực sự của con chip mà không phải sửa đổi giá trị thực và gây ra hệ thống mất ổn định.
Thí dụ như bo mạch chủ socket 775 chạy bộ xử lý Quad Core 2 2.4GHz tại tốc độ bus front-side CPU 1066MHz. Bo mạch chủ cho phép các điều chỉnh 1MHz của xung bus CPU (được nhân lên gấp 4 để đạt bus front-side) để cho phép bạn tinh chỉnh tốc độ bộ xử lý. Tần số xung nền là 266MHz và được nhân 4 để đạt tốc độ bus bo mạch chủ (FSB), kế tiếp được tăng xa hơn bởi hệ số nhân CPU. 80ỌMHz X 3.5= 2800MHz, hay 2.8GHz. Bằng cách điều chỉnh tần số xung CPU, bạn có thể thay đổi các tốc độ xung nhân CPU và FSB như thể hiện trong bảng 3.33.
Như bạn thấy trong ví dụ này, bằng cách gia tăng xung nhịp từ 266MHz đến 300MHz, bạn sẽ làm gia tăng FSB từ 1,066MHz đến 1,200MHz, và tốc độ nhân CPU từ 2.4GHz đến 2.7GHz, tăng gần 13%. Một cách cụ thể tăng từ 10% đến 20% là thành công, đặc biệt là nếu hệ thống có chế độ làm mát và ta cũng có thể điều chỉnh hệ số nhân CPU, điện áp và thiết lập.
Các thiết lập điện áp CPU
Một thủ thuật khác được sử dụng bởi các nhà bè xung là vận dụng các thiết lập điện áp cho CPU. Tất cả các Socket và các Slot CPU hiện đại đều có phát hiện điện áp tự động. Hệ thống dò và cài đặt điện áp chính xác bằng cách đọc các pin chắc chắn trên bộ xử lý. Một số bo mạch chủ không cho phép bất kỳ thay đổi bằng tay đối với những thiết lập này. Những bo mạch chủ khác cho phép bạn ngắt sự thiết lập điện áp lên hay xuống bởi các phần nhỏ của một vôn. Một số người thử nghiệm cho thấy nếu tăng hay giảm nhẹ điện áp tiêu chuẩn thì sẽ đạt được tốc độ cao hơn trong thực hiện vượt xung mà hệ thống vẫn ổn định. Một số bo mạch chủ cho phép điều chỉnh các thiết lập điện áp cho các thành phần FSB, chipset và bộ nhớ, cho phép nhiều điều khiển trong các tinh huống vượt xung.
Đề nghị của tôi là cẩn thận khi thực hiện các điện áp vì có thể làm hư con chip hay các thành phần khác. Thậm chí không có sự thay đổi điện áp, vượt xung với bo mạch tốc độ bus điều chỉnh được thì rất dễ dàng và khá đáng làm. Tôi chỉ khuyên bạn nên sử dụng bo mạch chất lượng cao, bộ nhớ tốt và đặc biệt khung hệ thống tốt thêm các quạt làm mát với bộ nguồn nặng nề.
Đặc biệt khi làm vượt xung, cần thiết là các thành phần hệ thống và CPU vẫn giữ được làm mát đúng cách. Thêm bộ tản nhiệt bộ xử lý và các quạt làm mát bổ sung vào trường hợp này không bao giờ làm tổn hại và trong nhiều trường hợp giúp giải quyết tốt khi tăng công suất hệ thống bằng cách này.
-
sửa máy tính hcm-
dịch vụ sửa máy tínhTheo "Nâng cấp và sửa chữa máy tính" Scott Mueller