Các kết nối hiển thị analog như VGA được thiết kế để truyền các tín hiệu điều khiển màn hình vẽ hình ảnh. Những tín hiệu này báo màn hình vẽ một hình ảnh bằng cách sơn các hàng ảnh điểm từ trái sang phải và từ trên xuống dưới. Cho ví dụ, nếu độ phân giải màn hình là 1024x768, nghĩa là có 768 hàng được vẽ, hàng này sau hàng kia, từ trên xuống dưới. Một khi hàng thứ 768 được vẽ, toàn bộ hình ảnh sẽ hoàn tất và quy trình sẽ lập lại bắt đầu từ hàng trên xuống.
Tố độ vẽ hình ảnh có hai thành phần, được gọi là tần số ngang (horizontal frequency) và tần số dọc (vertical frequency). Các tần số này cũng được gọi là tốc độ quét (scan rate) hay tốc độ làm mới (refresh rate). Tần số ngang là tốc độ mà các hàng ngang được vẽ, được thể hiện bằng tổng số hàng trong mỗi giây. Tần số dọc (hay tốc độ làm mới theo chiều đứng) là tốc độ mà các hình ảnh hoàn tất được vẽ, được thể hiện bằng tổng số hình ảnh trong mỗi giây.
Dùng màn hình 1024x768 như một ví dụ, nếu tốc độ làm mới theo chiều đứng là 60Hz, kế tiếp tất cả 768 hàng tạo hình ảnh cần được vẽ 60 lần cho mỗi giây, dẫn đến tần số ngang 768 hàng cho mỗi hình ảnh *60 hình ảnh cho mỗi giây, bằng 46,060 hàng cho mỗi giây, hay mỗi tần số khoảng 46KHz. Nếu tốc độ làm mới theo chiều đứng tăng lên 85Hz, kế tiếp tần số ngang sẽ là 768*85 = 65.280, hay khoảng 65,3KHz. Các số liệu thực sự về mặt vật lý là cao hơn một chút 47.8KHz và 68.7KHz, theo thứ tự, do có khoảng phần trên 5% được gọi là vertical blanking interval đầu tiên được thiết kế để cho phép chùm tia election di chuyển từ đáy ngược lên đầu màn hình mà không bị nhìn thấy. Mặc dù không có chùm tia electron trong mà hình LCD, thời gian dùng này vẫn được dùng cho sự tương thích ngược cũng như gửi dữ liệu thêm mà không phải là thành phần của hình ảnh. Số thời gian dùng theo chiều ngang và dọc chính xác thay đổi theo độ phân giải và chế độ. Nó được hướng theo tiêu chuẩn VESA CVT (Coordinated Video Timings).
Màn hình với các kết nối analog thường có một dãy tần số quét, kiểm soát hữu hiệu các độ phân giải tối thiểu với tối đa được thể hiện. Với các tần số dọc và ngang, đối với màn hình CRT thì tốc độ làm mới theo chiều đứng rất quan trọng đo nó điều khiển trạng thái rung hình. Một tốc độ làm mới quá thấp gây ra màn hình CRT bị rung hình, kết hợp với mỏi mắt. Càng cao hơn tốc độ làm mới dùng với màn hình CRT, bạn sẽ cảm thấy càng ít mỏi mắt và khó chịu khi chăm chú vào màn hình.
Flicker-free refresh rate là tốc độ làm mới cao vừa đủ để ngăn ngừa bạn thấy bất kỳ sự rung hình nào. Tốc độ này thay đổi theo kích cỡ và độ phân giải của sự thiếp lập màn hình (các độ phân giải lớn hơn và cao hơn đòi hỏi các tốc độ làm mới cao hơn) cũng như cá nhân, do một số người nhạy cảm với nó hơn những người khác. Theo kinh nghiệm của tôi, tốc độ làm mới 76Hz là tối thiểu mà bất kỳ ai đó nên dùng với CRT, đặc biệt tại độ phân giải 1024x768 và cao hơn. Các tốc độ thấp hơn cho thấy sự rung hình, gây ra mỏi mắt, mệt mỏi và nhức đầu. Tuy nhiên, mặc dù tốc độ 76Hz này thì đủ cho hầu hết mọi người, một số người lại đòi hỏi một thiết lập cao bằng 86Hz trước khi hình ảnh thực sự không bị rung. Vì lý do này, 85Hz được VESA xem xét để trở thành tốc độ làm mới tối ưu cho các màn hình CRT. Do tốc độ làm mới quá cao có thể làm giảm tốc độ video bằng cách làm thiết bị điều hợp khó cập nhật hình ảnh thường xuyên, tôi đề nghị dùng tốc độ làm mới thấp nhất mà bạn thích hợp.
Ghi chú:
Các nhà sản xuất CRT thường dùng thuật ngữ độ phân giải tối ưu để chỉ độ phân giải cao nhất mà một màn hình CRT hỗ trợ lại tiêu chuẩn VESA 85Hz cho việc nhìn không rung hình.
Bảng 12.18 thể hiện sự tương quan giữa độ phân giải và tốc độ làm mới. Khi độ phân giải và tốc độ làm mới theo chiều dọc gia tăng, tần số ngang cũng phải vậy. Tần số ngang tối đa được hỗ trợ bởi màn hình là yếu tố hạn chế khi lựa chọn các tốc độ làm mới cao hơn ở một độ phân giải.
Cho ví dụ, bạn có một màn hình CRT hỗ trợ tần số ngang tối đa 75KHz. Màn hình này có tốc độ làm mới 85Hz ở 1024x768, nhưng chỉ khả năng làm mới 60Hz tại 1280x1024 hay 1600x1200. Do sự gây rung hình trên CRT tại 60Hz là không thể chấp nhận, dùng những độ phân giải này sẽ giải quyết được. Bằng cách so sánh, một màn hình có khả năng hỗ trợ tàn số ngang 110KHz có thể xử lý ngay cả độ phân giải 1600x1200 cao nhất tại tốc độ làm mới 85 Hz, nghĩa là không rung hình. Màn hình CRT chất lượng cao cho các tốc độ làm mới không gây rung hình tại các độ phân giải cao hơn. Ghi nhớ là bạn không thể dùng các tốc độ làm mới cao hơn sự hỗ trợ của màn hình, trong một số trường hợp với màn hình CRT cũ hơn, chọn tốc độ làm mới vượt quá sự hỗ trợ tối đa của màn hình gây ra tổn hại mạch điện màn hình!
Windows hỗ trợ cấu hình màn hình cắm là chạy (PnP: Plug and Play) nếu cả màn hình và thiết bị điều hợp video đều hỗ trợ tính năng DDC (Data Display Channel). Dùng DDC, Windows đọc được EDID (VESA Extended Display Indentification Data) từ màn hình và dùng nó để cấu hình bộ điều khiển đồ họa cho phù hợp các khả năng màn hình, chẳng hạn như các độ phân giải và các tốc độ làm mới được hỗ trợ. Điều này thường ngăn chặn người dùng lựa chọn các tốc độ làm mới mà màn hình không hỗ trợ.
Màn hình LCD không bị ảnh hưởng bởi các tốc độ làm mới theo chiều dọc như CRT, do thiết kế LCD đã tránh các sự cố rung hình. LCD dùng các bóng bán dẫn để kích hoạt tất cả ảnh điểm trong hình một lúc, trái ngược với một chùm tia quét electron vận hành theo cách từ trên xuống đáy màn ảnh để tạo ra hình ảnh. Nhưng quan trọng nhất, LCD có đèn rọi sau CCFL (cold cathode fluorescent lamp) hay LED (light emitting diode) hầu như không được rung hình (nó hoạt động liên tục tại tần số 200Hz hay nhiều hơn). Mặt khác, mặc dù thiết lập tốc độ làm mới theo chiều dọc 60Hz được xem như xấu đối với CRT, đó là tốc độ tiêu chuẩn được dùng bởi hầu hết LCD do chúng không hiển thị sự rung hình. Mặc dù hầu hết LCD chấp nhận tốc độ làm mới 75Hz, trong một số trường hợp lựa chọn các tốc độ cao hơn 60Hz sẽ chỉ làm video card vận hành khó hơn và không làm ảnh hưởng các bạn thấy trên màn hình.
Lời khuyên:
Nếu thử dùng tốc độ làm mới cao hơn sự hỗ trợ của màn hình, có thể thấy một thông báo là bạn đã chọn ngoài dải tần. Nếu dùng video card ra hai màn hình, nhớ rằng một số kiểu không cho phép bạn gán các tốc độ làm mới khác nhau vào mỗi màn hình. Nếu bạn có cả CRT và LCD kết nối vào một video card, dùng tốc độ làm mới cao nhát mà hai màn hình hỗ trwoj (thường 75Hz) để làm giảm tối đa sự rung hình trên CRT.
Theo “Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scott Mueller