Công nghệ đa GPU CrossFire (hiện nay được gọi là CrossFireX) của ATI sử dụng ba phương pháp để tăng tốc hiệu suất hiển thị :alternate frame rendering (biểu diễn khung luân phiên), supertiling (chia cảnh thành các phần luân phiên và dùng mỗi carrd để biểu diễn các phần của cảnh) và load – balancing scissor operation (tương tự với cân bằng tải của SLI). Trình điều kheiern ATI Catalys dùng Alternate frame rendering cho hiệu suất tốt nhất nhưng tự động chuyển đến một trong những chế độ khác cho chương trình trò chơi không hiệu quả với phương pháp Alternate frame rendering.
Để đạt chất lượng hình ảnh tốt nhất cho một card, CrossFire đưa ra nhiều chế độ SuperAA (khử răng cưa), pha trộn các kết quả khử răng cưa của mỗi card. CrossFire cũng cải tiến lọc đẳng hướng (anisotropic filtering) bằng cách pha trộn việc lọc được thực hiện bởi mỗi card.
Để dùng CrossFire, bạn cần những thành phần sau:
+ Bo mạch chủ PCI Express với chipset tương thích CrossFire và hai khe cắm video PCI Express được thiết kế cho hoạt động của CrossFire
+ Một kết hợp được hỗ trợ của các carrd ATI CrossFire.
Ghi chú:
Xem các kiểu bo mạch chủ, card video, bộ nguồn, bộ nhớ và thùng chứa được thiết kế để hỗ trợ cho CrossFire tại http://ati.amd.com/crossfire.
Các card CrossFire thế hệ đầu yêu cầu người dùng mua các card CrossFire Edition chuyên biệt chứa nguồn xử lý (chip Xilinx XC3S400) và sử dụng cổng DMS-59 riêng biệt cho kết nối với các card. Một trong những card này kết cặp với card Radeon tiêu chuẩn theo số series qua cáp nối ngoài giữa cổng DMS của CrossFire Edition và cổng DVI của card. Các card tương thích CrossFire mới hơn dùng bus PCI Express hay kết nối bắc cầu CrossFire (tương tự khái niệm đối với thành phần SLI MIO) để kết nối card phù hợp.
CrossFire có thể bị vô hiệu để cho phép hoạt động nhiều màn hình và các card CrossFire cũng được dùng để thực thi các hiệu ứng vật lý trong chương trình trò chơi dùng công nghệ vật lý HavokFX (www.havok.com). Để có nhiều thông tin về CrossFire, xem website AMD tại http://ati.amd.com/crossfire.
Các chipset 3D
Thực sự mỗi card video sản xuất hôm nay có một chipset tương thích tăng tốc 3D của nhà sản xuất như là ATI (AMD), NVIDIA và Matrox. Với vài thế hệ thiết bị tiếp hợp 3D trên thị trường của các nhà sản xuất chủ yếu, theo dõi các sản phẩm mới nhất có thể khó khăn. Tham khảo các website của nhà kinh doanh chipset để có thông tin mới nhất về các chipset họ có, cũng như các nguồn card video bên thứ ba dùng chipset nào.
Màn hình
Màn hình thường được dùng với máy tính với đa dạng kích cỡ và độ phân giải, thông thường trên cơ sở một trong hai công nghệ màn hình: màn hình tinh thể lỏng (LCD: liquid hình lớn hơn như là các máy truyền hình và máy chiếu (projector) sử dụng công nghệ LCD, nhưng cũng sử dụng công nghệ plasma hay DLP (digital light processing. Phần này chỉ đề cập những tính năng, đặc điểm kỹ thuật và công nghệ khác nhau được dùng trong những màn hình máy tính.
Các đặc điểm kỹ thuật màn hình
Có một số tính năng và đặc điểm kỹ thuật khác biệt giữa màn hình này với màn hình kia. Một số đặc điểm có thể gây nhầm lẫn, một số này quan trọng hơn cái kia. Phần này xem xét các tính năng và đặc điểm kỹ thuật khi so sánh hay lựa chọn các màn hình.
Kích cỡ màn hình
Màn hình máy tính có nhiều kích cỡ, thường từ 15’’ đến 30’’ trong đo đường chéo. Các màn hình nhỏ hơn 15’’ dành cho việc sử dụng chuyên biệt (thường dùng ở hệ thống laptop hay palmtop/netbook). Các màn hình rộng hơn 30’’ cũng có sẵn; tuy nhiên, những màn hình này thường được phân hạng như các màn hình đa truyền thống khổ lớn hay máy truyền hình hơn là các màn hình máy tính. Nói chung, màn hình càng lớn giá càng cao; tuy nhiên, thường có “đột phá” mà một kích cỡ cụ thể có thể có một thuât\nj lợi về giá trên các kích cỡ nhỏ hơn nhờ sự rộng rãi sản xuất và sức tiêu thụ.
Các kích cỡ màn hình được đo theo đường chéo, là một vật được tạo ra từ các ống tròn dùng trong các máy truyền hình đầu tiên nơi đo đường chéo bằng với đường kính vật lý của ống tròn này. Trong khi kích cỡ màn hình theo đường chéo hiển thị kích cỡ vật lý của màn hình thì viewable image size (quy mô hình ảnh có thể thấy ) chỉ về phương pháp đo chéo của vùng dùng được trên màn hình (cho ví dụ, hệ điều hành máy để bàn). Ở màn hình LCD, đo theo đường chéo vật lý và quy mô hình ảnh có thể thấy của màn hình thì như nhau. Với CRT, tuy nhiên quy mô hình ảnh thường là 1’’ nhỏ hơn kích cỡ màn hình chéo được quảng cáo. Do đó, khi so sánh LCD và CRT với khổ đường chéo như nhau, LCD thực sự cho hình ảnh có thể nhìn thấy lớn hơn.
Ghi chú:
Nhiều người buồn phiền khi nhận ra rằng màn hình CRT họ mua hiển thị các hình ảnh nhỏ hơn trong quảng cáo. Cho thí dụ, màn hình 17’’ CRT chỉ thể hiện màn hình 16’’. Điều này trở thành một đầu để vào giữa thập niên 1990 khi vài sự kiện cáo khởi tố tập thể buộc các nhà sản xuất màn hình CRT làm rõ quy mô hình ảnh có thể nhìn thấy mức cận kết quả đô đường chéo trong bất kỳ quảng cáo và đặc điểm kỹ thuật nào. Các LCD không bị ảnh hưởng bởi những kiện cáo này do LCD luôn luôn có quy mộ hình ảnh có thể nhìn thấy thể hiên đúng kết quả đo đường chéo.
Lời khuyên:
Các màn hình độ phân giải cao hơn duy trì giá trị của chúng lâu hơn phần lớn thành phàn máy tính khác. Mặc dù thường bị xử lý nhanh hơn, mới hơn ra đời ngay sau khi mua máy tính hay một mẫu hệ thống tương tự với ổ cứng lớn hơn cùng giá tiền, một màn hình tốt tồn tại lâu với máy tính. Nếu mua màn hình với những cân nhắc sử dụng dài hạn, bạn tiết kiệm tiền bằng cách tận dụng màn hình cũ cho hệ thống mới.
Theo “Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scott Mueller