Một hạn chế của màn hình CRT là chúng tạo ra các trường điện từ. Vài nghiên cứu y học chỉ ra rằng sự bức xạ điện từ gây ra các sự cố sức khỏe, như là sự sẩy thai, dị tất bẩm sinh và ung thư. Nguy cơ này có thể thấp, nhưng nếu bạn ngồi một phần ba ngày trước màn hình CRT, nguy cơ bị gia tăng.
Sự quan tâm là các bức xạ VLF (very low frequency) và ELF (extremely low frequency) có thể ảnh hưởng đến cơ thể. Hai bức xạ điện từ này đến từ hai hình thức: điện và từ. Một số nghiên cứu cho biết bức xạ tự ELF đe dọa nhiều hơn bức xạ VLF bởi vì chúng tương tác với hoạt động điện tự nhiên của tế bào cơ thể. Các màn hình không là thủ phạm duy nhất; bức xạ từ ELF đáng kể cũng đến từ chăn điện và dây điện.
Ghi chú:
ELF và VLF là hình thức của bức xạ điện từ: chúng bao gồm các tần số radio dưới tần số được sử dụng cho sự quảng bá radio bình thường.
Các tiêu chuẩn thể hiện trong bảng 12.20 được thiết lập để kiểm soát các bức xạ và các khía cạnh khác của hoạt động giám sát. Mặc dù những tiêu chuẩn này xuất phát từ những tổ chức Thụy Điển, chúng được công nhận và được hỗ trợ trên toàn thế giới.
Ngày nay, tất cả màn hình CRT trên thị trường hỗ trợ tiêu chuẩn TCO.
Nếu đang sử dụng một màn hình cũ không đáp ứng tiêu chuẩn TCO, bạn có thể theo các quy tắc để bảo vệ chính bạn. Quan trọng nhất là ngồi cách khoảng độ dài cánh tay (khaorng 28 inch) tính từ phía trước màn hình. Khi di chuyển xa một vài feet cách ống huỳnh quang, các mức bức xạ từ ELF thường yếu đi đối với các người trong văn phòng. Tương tự nư vậy, sự bức xạ màn hình yếu nhất tại phía tước màn hình, ít nhất 3 feet từ phía bên và phía sau của màn hình kề bên. Lưu ý rằng do màn hình plasma và LCd không sử dụng các súng electron và các thanh từ, chúng không tạo ra các bức xạ ELF.
Công nghệ màn hình Plasma
Màn hình Plasma có một lịch sử lâu dài trong các máy tính. Vào cuối thập niên 1980, IBM phát triển màn hình plasma đơn sắc hiển thị đồ họa và văn bản màu cam trên nền màu đen. IBM dùng phiên bản 10 inch của màn hình plasma trên hệ thống xách tay P70 và P75 của họ đầu tiên được phát hành năm 1988.
Không giống như các màn hình plasma đơn sắc IBM cũ, màn hình plasma hôm nay có khả năng hiển thị màu 24 bit hay 32 bit. Màn hình plasma tạo hình ảnh bằng cách dùng khí điện (plasma) để chiếu sáng các bộ ba chất lân tinh đỏ, xanh lục và xanh da trời, như thể hiện trong hình 12.22. Màn hình và các điện cực định vị tạo ra một lưới cho phép mỗi ảnh điểm con được đặt vị trí riêng biệt. Bằng cách điều chỉnh các điện cực định vị tạo ra một lưới cho phép mỗi ảnh điểm con được đặt vị trí riêng biệt. Bằng cách điều chỉnh các sự khác biệt trong việc nạp giữa màn hình và các điện cực định vị cho mỗi ảnh điểm con trong một bộ ba, nguồn tín hiệu tạo nên hình ảnh.
Các màn hình plasma có kích cỡ từ 42” đến 50” hay rộng hơn. Do chúng được thiết kế chủ yếu cho việc sử dụng với các nguồn DVD, TV, hay video HDTV, chúng được sắp xếp theo cỡ và tối ưu hóa cho video hơn là cho sử dụng máy tính.
Máy chiếu LCD và DLP
Đầu tiên, các máy chiếu dữ liệu có khuynh hướng cho sử dụng trong phòng họp và các cơ sở đạo tạo. Tuy nhiên, với sự gia tăng hệ thống rạp hát gia đình, sự phổ biến làm việc tại nhà gia tăng, sự cải tiến trong công nghệ và sự giảm giá lớn, các máy chiếu xách tay là sự thay thế đnag phổ biến cho các máy truyền hình màn ảnh rộng và các màn hình plasma.
Hai công nghệ được dùng trong kiến trúc máy chiếu dữ liệu:
+ Liquid crystal displat (LCD)
+ Digital light porcessing (DLP)
Thay vì dùng các bộ ba ảnh điểm như trong LCD màn hình phẳng hay máy xách tay, máy chiếu LCD vận hành bằng cách tách ánh sáng trắng thành các bước sóng đỏ, xanh lục, xanh da trời và chi phối mỗi bước sóng thông qua màn hình LCD tương ứng. Các ảnh điểm của màn hình LCD đưuọc mở hay đóng theo các tín hiệu được nhận từ nguồn tín hiệu (máy tính, DVD, hay đầu video) và được kết hợp vào một hình ảnh RGB chiếu trên màn ảnh. Một đèn chiếu nóng tương đối được dùng để chiếu các hình ảnh LCD, nên máy chiếu LCD yêu cầu thời gian hạ nhiệt trước khi đem cất.
Công nghệ chính khác cho các máy chiếu trình chiếu và rạp hát gia đình là công nghệ DLP của Texas Instruments. Máy chiếu DLP dùng kết hợp việc quay nhanh hệ thống màu và lưới gương nhỏ được điều khiển bởi bộ vi xử lý được biết như thiết bị vi gương kỹ thuật số (DMD: digital micromirror device). Mỗi gương trong DMD tương ứng một ảnh điểm và các gương phải chiếu ánh sáng về hướng hoặc ra khỏi hệ quang máy chiếu. Tùy thuộc tần suất các gương được bật, hình ảnh thay đổi từ tráng (luôn luôn bật) thành đen (không bao giờ bật) qua 1.024 sắc xáms. Hệ thống màu cho dữ liệu màu để hoàn tất hình ảnh được chiếu. So sánh với máy chiếu LCD, máy chiếu DLP nhỏ gọn hơn, nhẹ hơn, và hạ nhiệt nhanh hơn sau khi dùng. Mặc dù máy chiếu DLP đầu tiên đắt hơn nhiều so với máy chiếu LCD, song hiện nay ngang giá. Hầu hết các máy chiếu hiện tại cũng hỗ trợ các độ phân giải HDTV 720p và 1080i, cho phép một máy chiếu vận hành như một màn hình máy tính hay truyền hình.
Máy chiếu DLP đầu tiên dùng hệ thống ba màu đơn giản (RGB), như thể hiện trong hình 12.23. Tuy nhiên nhiều kiểu gần đây sử dụng hệ thống 4 phân đoạn (RGB và trong suốt) hay 6 phân đoạn (RGBRGB) để cải tiến chất lượng hình ảnh.
Ghi chú:
Để có nhiều thông tin về DLP, xem website Texas Instruments về công nghệ DLP tại www.dlp.com.
Theo “Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scott Mueller