Một số màn hình và thiết bị điều hợp video hỗ trợ chế độ quét hình sọc ngang (interlaced) cũng như chế độ không quét hình sọc ngang (Noninterlaced). Trong chế độ không quét hình sọc ngang (quy ước), màn ảnh được vẽ từ đầu trên xuống đáy, hàng này sau hàng kia, hoàn tất màn ảnh trong một nguyên tác. Trong chế độ quét hình sọc ngang, màn ảnh được vẽ trong hai chuyển tác – các hàng lẽ trước và các hàng chẵn sau. Mỗi chuyển tác lấy nữa thời gian chuyển tác trong chế độ không quét hình sọc ngang.
Màn hình CRT độ phân giải cao đầu tiên dùng quét hình sọc ngang để đạt các độ phân giải tối đa; như với quét hình sọc ngang với tần số quét dọc và ngang bị giảm một nữa. Không may là điều này thương tạo ra sự rung hình nhận biết được, nên phần lớn trường hợp quét hình sọc ngang cần được tránh sự rung hình có thể. May mắn là phần lớn các màn hình hiện đại đều hỗ trợ chế độ không quét hình sọc ngang tại các độ phận giải cho phép, do vậy tránh phản ứng màn hình chậm và sự rung hình tiềm ẩn bị gây ra bởi quét hình sọc ngang.
Ghi chú:
Tiêu chuẩn 1080i HDTV là một chế độ quét hình sọc ngang đôi khi được dùng do nó yêu cầu phân nửa băng thông của chế độ 1080p (lũy tiến). Tuy nhiên, trong phần lớn trường hợp, bạn sẽ không thấy sự rung hình của DLP, LCD hay plasma TV khi nó nhận tín hiệu 1080i. Đó là bởi vì tín hiệu thường được chuyển đổi nội bộ thành một tín hiệu lũy tiến và làm tăng độ phân giải riêng của màn hình.
Độ sáng và độ tương phản của màn ảnh
Mặc dù có sự cân nhắc đối với hai màn hình LCD và CRT, với màn hình LCD độ sáng màn hình đặc biệt quan trọng, bởi vì độ sáng thay đổi rất nhiều tùy theo model. Độ sáng màn hình LCD được đo bằng đơn vị cường độ ánh sáng (candelas) cho mỗi mét vuông (cd/m2), cũng được gọi là mit (từ ngữ Latin nitere, “để chiếu sáng”) và thường viết tắt như nt. Các phân loại thông thường cho màn hình chất lượng là giữa 200 và 450 nit – càng sáng càng tốt.
Độ tương phản thường được diễn đạt như tỷ số giữa trắng và đen, với càng cao tỷ số càng tốt. Có những cách khác nhau để thực hiện việc đo, nhưng quan trọng nhất là tỷ số tương phản tĩnh (static contrast ratio), là tỷ số từ sáng nhất đến tối nhất được tạo ra trên màn hình đồng thời. Nhiều nhà sản xuất màn hình thích chỉ ra các tỷ số tương phản động (dynamic contrast ratio), bởi vì chúng được đo theo thời gian với các thiết lập độ sáng rọi từ sau khác nhau và tạo ra các số lớn hơn đáng kể. Cho thí dụ, một màn hình với tỷ số tương phản tĩnh 1000: 1 cũng có tỷ số tương phản động 8000: 1 (hay cao hơn). Thậm chí nhiều nhầm lẫn xuất phát từ thực tế là nhiều nhà sản xuất màn hình thích gắn tên độc quyền của họ vào các tỷ số tương phản động – cho ví dụ Acer gọi nó ACM (Adaptive Contrast Management) trong khi ASUS gọi nó ASCR (ASUS Smart Contrast Ratio). Tôi đề nghị so sánh các màn hình chỉ dùng tỷ số tĩnh.
Thường các giá trị tỷ số tương phản tĩnh xếp trong dãy từ 400:1 đến 1500:1. Bất kỳ tỷ số cao hơn đều là tỷ số động. Do các khả năng của mắt người, các tỷ số tĩnh vượt 1000:1 cho rất ít khác biệt cảm quan thị giác. Một kết hợp tốt của độ sáng và độ tương phản là độ sáng 300 nit (hay nhiều hơn) đi với tỷ số tương phản tĩnh 1000:1
Ghi chú:
Khi đánh giá một màn hinh LCD, hãy chắc lưu ý cài các thiết lập độ sáng có sẵn trong chế độ máy tính và màn hình. Nhiều màn hình này cung cấp hình ảnh sáng hơn trong chế độ truyền hình hơn là chế độ máy tính.
Tín hiệu điều khiển công suất hiển thị (DPMS)
Các màn hình, giống hầu như các thiết bị máy tính tiêu thụ năng lượng, được thiết kế để tiết kiệm năng lượng bất cứ nơi nào và bất cứ khi nào có thể. Hầu như tất cả màn hình được bán trong những năm gần đây có biểu trung Energy Star của Cơ quan bảo vệ môi trường (Environmental Protection Agency) bằng cách giảm sự kéo dòng điện xuống 15 watt (CRT) hay 5 watt (LCD) hay ít hơn. Các tính năng quản lý nguồn có trong màn hình, cũng như các kiểm soát trong BIOS hệ thống và trong các phiên bản mới nhất của Windows, giúp màn hình và các loại thiết bị máy tính khác sử dụng ít năng lượng hơn.
Tín hiệu điều khiển công suất hiển thị (DPMS: Display Power-Management Signaling) là một đặc điểm kỹ thuật của VESA xác định các tín hiệu mà một máy tính gửi đến một màn hình để chỉ ra các lần không hoạt động. Hệ điều hành thường quyết định khi để gửi những tín hiệu này tùy thuộc cách bạn thiết lập quản lý nguồn.
Bảng 12.19 thể hiện các trạng thái tín hiệu thay đổi và sự tiêu thụ năng lượng liên quan theo tình trạng DPMS được chọn lựa. Thông thường màn hình được đặt ở chế độ treo (Suspend mode) sau một kỳ không hoạt động được cụ thể trong các thiết lập quản lý nguồn của hệ điều hành.
Hầu như màn hình CRT với các tính năng quan lý nguồn đáp ứng các yêu cầu của chương trình Energy Star của United Stater EPA, yêu cầu việc sử dụng nguồn màn hình được làm giảm từ 100 watt hay nhiều hơn (khi hoạt động bình thường) xuống 15 watt hay ít hơn trong chế độ nghỉ. Màn hình LCD chiếu theo tiêu chuẩn Energy 2000 (E2000) khá nghiêm ngặt được phát triển tại Thụy Sĩ. E2000 yêu cầu tất cả màn hình dùng ít hơn 5 watt khi ở chế độ nghỉ. Nhận xét rằng các màn hình LCD thường dùng một phân ba năng lượng của CRT trong hoạt động hay chế độ nghỉ.
Theo “Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scott Mueller