Trang chủ » Tư vấn »Bảo Trì Máy Tính - Mạng LAN» Bảo vệ sao chép CD

Ngày tạo: 17/08/2015

Bảo vệ sao chép CD



Các lo lắng về sao chép công khai các CD phần mềm và âm nhạc đã thúc đẩy sự phát triển các kỹ thuật bảo vệ chống sao chép cố gắng làm những đĩa này không thể sao chép được. Có những phương pháp khác nhau về việc bảo vệ các CD phần mềm đối với CD âm nhạc nhưng kết quả giống nhau: ngăn ngừa làm ra những bản sao chép bình thường hay các bản sao không hoạt động đúng. Trong trường hợp đĩa CD âm nhạc, bảo vệ chống sao chép khá phiền táo, thêm tiếng ồn cho việc thu và trong những trường hợp cực kỳ nghiêm nhặt ngăn ngừa đĩa vận hành trong ổ đĩa máy tính.

Vài chương trình bảo vệ chống sao chép cho các đĩa CD-DA (digital audio), xếp hạng từ đơn giản đến tinh vi. Chương trình bảo vệ chống sao chép phổ dụng nhất cho cá đĩa âm thanh kỹ thuật số được gọi là SafeAudio của Macrovision. Macrovision sẽ không giải thích chính xác cách SafeAudio vận hành, nhưng nó mua công nghệ từ một công ty được gọi là TTR Technologies và cách bằng sáng chế được lập bởi TTR mô tả chương trình chi tiết. Theo bằng Technologies và các bằng sáng chế được lập bở TTR mô tả chương trình chi tiết. Theo bằng sáng chế, đĩa được ghi cẩn thận với cá giá trị lỗi cực kỳ (tràn đầy tiếng ồn) trên dữ liệu và các mã âm thanh mà thường được dùng để sửa chữa những lỗi này. Khi đĩa này được đọc, chương tình chỉnh sửa lỗi thông thường bị thất bại, để lại những khoảng trống nhỏ trong âm nhạc.

Khi điều này xảy ra trên đầu CD âm nhạc tiêu chuẩn, những khoảng trống nhỏ này tự động được bắc cầu bởi vòng mạch hay mã trên đầu đọc, tìm dữ liệu âm thanh bên mặt này hay bên mặt kia khoảng trống và nội suy (đoán) những giá trị mất. Ổ đĩa CD trong máy tính làm giống như vậy, vì vậy sự nội suy chỉ xảy ra khi vận hành các CD trong chế độ đầu đọc âm thanh. Tuy nhiên, ổ đĩa trong máy tính không thực hiện cùng sự nội suy khi “chép” dữ liệu – đó là sao chép nó trực tiếp vào ổ đĩa cứng. CD hay một số đĩa khác. Trong trường hợp này, những khoảng trống nhỏ được bắt đầu này được nghe như tiếng lách cách, tiếng nổ và tiếng động to cực kỳ. Cả TTR lẫn Macrovision đều cho biết sự nội suy xảy ra khi vận hành đĩa SafeAudio thì không rõ rệt với tai con người, nhưng nhiều chuyên gia âm thanh không đồng ý. Đối với người mê âm thanh nổi, việc thêm bất kỳ sự méo mó hay tiếng động nào vào tín hiệu âm thanh là quá mức, cộng với bạn không thể thực hiện sự méo mó hay tiếng động nào vào tín hiệu âm thanh là quá mức, cộng với bạn không thể thực hiện những sao lưu âm nhạc hợp pháp – một việc được luật cho phép. Do những sự cố này, tôi đề nghị tránh mua những CD âm thanh chứa SafeAudio hay bất kỳ hình thức bảo vệ chống sao chép nào khác.

Quản lý sở hữu bản quyền CD số

Quản lý sở hữu bản quyền số (DRM: Digital rights management) tiến xa hơn việc bảo vệ chống sao chép tiêu chuẩn bằng cách cụ thể hóa cái bạn có thể và không thể thực hiện với một CD ghi hay loại đĩa thương mại khác. Khi dùng ứng dụng âm nhạc được tải xuống, cho thí dụ, các tính năng DRM trong các rãnh ghi âm thanh có thể ngăn ngừa bạn ghi bài nhạc vào CD quá mức, chơi một bài hát trong thời gian cụ thể hay giới hạn số lần bạn sao chép một bài nhạc từ máy tính này sang máy tính kia.

Mặc dù sử dụng DRM trong CD (trái ngược với các rãnh ghi âm thanh tải về) là hiếm, vụ tai tiếng Sony rootkit năm 2005 là bài học hữu ích nhớ đời.

Sony BMG, một trong những nhà phân phối CD nhạc lớn nhất, giới thiệu một phương pháp bảo vệ chống sao chép gây tranh luận và DRM vào mùa thu năm 2005 bằng cách thêm bảo vệ chống sao chép và DRm vào một số CD nhạc của họ. Các CD bị tác động sử dụng cả XCP (Extended Copy Protection, được phá triển bởi First 4 Internet, nay được biết như Fortium Technologies, Inc.) hay MediaMax CD-3 (được phát triển bởi SunnComm).

Những chương trình này hạn chế người dùng chơi thoải mái các bài hát (được thực hiện với các CD âm nhạc thông thường), tệ hơn nữa, được cài dặt trên máy tính không cần thông báo người dùng. Loại cài đặt mà Sony dùng được gọi là rootkit, là một chương tình làm ẩn sự hiện diện của nó đối với hệ điều hành và tạo điều kiện dễ dàng hơn cho sâu và phần mềm độc hại khác tấn công hệ thống.

Sau khi những người ủng hộ sự bảo mật và sự riêng tư phản đối việc Sony dùng DRM và rootkit mà không thông báo đầy đủ cho người mua nhạc. Sony giới thiệu một công cụ gõ rootkit và cuối cùng là thu hồi các album năm 2006, bố trí một vụ kiện với Ủy Ban Thương Mại liên Bang (Federal Trade Commission). Mặc dù nỗ lực của Sony dùng DRM bị hỏng bởi sự thất bại của họ song đã thông báo cho khách hàng rằng các CD chứa phần mềm DRM không cấp một phương án cho ngăn ngừa sự cài đặt, có khả năng các tính năng DRM đã tránh những lỗi của Sony sẽ được dùng trên CD và các loại đĩa khác trong tương lai.

Bảo vệ sao chép DVD

Các đĩa DVD video sử dụng vài mức bảo vệ chủ yếu được kiểm soát bởi DVD Copy Control Association (DVD CCA) và một công ty thứ ba là Macrovision. Sự bảo vệ này chỉ áp dụng cho các đĩa DVD-Video, không phải phần mềm DVD-ROM. Cho ví dụ, bảo vệ chống sao chép có tác động đến khả năng thực hiện những bản sao lưu dự phòng của Matrix, nhưng sẽ không ảnh hưởng đến bộ tự điển bách khoa toàn thư DVD ecyclopedia hay ứng dụng phần mềm khác trên đĩa DVD-ROM.

Nhận xét rằng mỗi một trong những hệ thống bảo vệ này bị phá vỡ, với một phí tổn thêm chút ít hay phần mềm chỉnh sửa, bạn có thể bỏ sụ bảo vệ và thực hiện những sao chép các DVD đối với đĩa kỹ thuật số (ổ cứng, ổ quang, ổ flash…) hay đĩa tương tự (như là định dạng VHS hay băng khác).

Một số lớn thời gian và tiền bạc bị lãng phí trên những chương trình bảo vệ này, mà thực ra không thể ngăn chặn được những người say mệ chuyên nghiệp sẵn sàng bỏ thời gian và tiền bạc vào việc này. Nhưng chúng có thể gây khó khăn cho người bình thường hợp pháp sao lưu đĩa đắt tiền của họ.

Bốn hệ thống bảo vệ chính được dùng với các đĩa DVD-Video là:

+ Kiểm soát phát lại vùng (RPC: Regional Playback Control)
+ Hệ thống mã hóa nội dung (CSS: Content Scrambling System)
+ Hệ thống bảo vệ tương tự (APS: Analog Protection System)
+ Hệ thống bảo vệ chống sao chép (ProtectDisc).

Chú ý:

Digital Millennium Copyright Act (DMCA) ký bộ luật năm 1998 ngăn cấm sự bẻ những chương trình bảo vệ chống sao chép hay sự phân phối thông tin (như là các công cụ, các đường nối trang web…) về cách bẻ những chương trình này.
Theo “Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scott Mueller