HD-DVD, cũng được biết như đĩa quang cao cấp (AOD: Advanced Optical Disc), là định dạng đĩa quang không tồn tại đầu tiên được phát triển bởi Toshiba và NEC, HD-DVD thì tương tự như Blu-ray (nhưng không tương thích) và cũng được dùng công nghệ blue-laser để đạt được công suất lưu trữ cao hơn.
Sự giới thiệu HD-DVD và Blu-ray Disc năm 2006 bắt đầu một cuộc chiến định dạng tương tự cuộc chiến Betamax/VHS vào những năm 1970. Cả hai đều không tương thích nhau, cả hai đều có những người ủng hộ và chống đối. Blu-ray có thể cho là tốt hơn từ quan điểm công nghệ, nhưng cũng có nghĩa là không đáng kể bởi vì những ảnh hưởng bên ngoài như là chính trị, tiếp thị, các quyết định hỗ trợ công nghiệp tổng thể sẽ trở thành tiêu chuẩn thực tế. Đến năm 2008, đĩa Blu-ray thắng toàn bộ thị phần và điều này làm vài nhà ủng hộ HD-DVD chuyển sang Blu-ray, do vậy kết thúc cuộc chiến. Việc từ bỏ HD-DVD bắt đầu gần cuối năm 2007 khi công ty thuê video lớn nhất của Mỹ (Blockbuster) tuyên bố họ chỉ thuê đĩa Blu-ray. Kế tiếp một cú quyết định vào tháng 1 năm 2008 khi Warner công bố họ sẽ không phát hành bất kỳ bộ phim nào trên HD-DVD, bắt đầu một phản ứng dây chuyền toàn ngành công nghiệp với các hãng phim khác theo sau. Cú đòn cuối vào tháng 2 năm 2008 khi Toshiba thông báo họ không còn sản xuất các đầu đọc HD-DVD nữa, kết thúc hoàn toàn cuộc chiến.
Mặc dù một số ít ổ đĩa kết hợp (combo) Blu-ray có khả năng ghi/HD-DVD có khả năng đọc (cũng tương thích ngược với tiêu chuẩn đĩa DVD và CD) được giới thiệu (ổ đĩa kết hợp đầu tiên có tính năng công nghệ ổ đĩa Super-Multi Blue của LG), các đầu đọc HD-DVD và đĩa nhanh chóng biến mất khỏi thị trường sau năm 2008.
Các định dạng đĩa quang
Các ổ đĩa quang dùng nhiều loại tiêu chuẩn và định dạng đĩa. Phần sau đây đề cập đến các định dạng và hệ thống tệp tin được sử dụng bởi các ổ đĩa quang, nên cần đảm bảo rằng bạn dùng đĩa được ghi trong định dạng riêng với ổ đĩa.
Các định dạng CD
Sau khi Philips và Sony tạo ra định dạng Red Book CD-DA đã đề cặp ở đầu chương này, họ bắt đầu làm việc trên những tiêu chuẩn định dạng khác cho phép các CD lưu trữ các tệp tin, dữ liệu, thậm chí băng quay video và hình ảnh trên máy tính. Những tiêu chuẩn này kiểm soát dữ liệu được định dạng như thế nào mà ổ đĩa có thể đọc chúng, những tiêu chuẩn định dạng tệp tin thêm vào kế tiếp có thể kiểm soát phần mềm và các trình điều khiển trên máy tính được thiết kế như thế nào để hiểu và biên dịch dữ liệu chính xác. Nhận xét rằng lưu trữ và định dạng vật lý dữ liệu trên đĩa như Red Book định nghĩa được thừa nhận bởi tất cả tiêu chuẩn CD theo vật lý dữ liệu trên đĩa như Red Book định nghĩa được thừa nhận bởi tất cả tiêu chuẩn CD theo sau. Điều này xem như là các mức cơ bản và mã hóa của chỉnh sửa lỗi được cung cấp bởi các đĩa CD-DA. Những “sách” khác cụ thể cách 2.352 byte trong mỗi sector được vận dụng thế nào, loại dữ liệu nào được lưu trữ, nên được định dạng như thế nào và nhiều điều khác.
Tất cả các sách tiêu chuẩn CD chính thức và những tài liệu được liên quan có thể mua từ Philips. Xem trang cấp phép Philips tại www.licensing.philips.com để lấy thông tin.
Bảng 11.18 mô tả những định dạng CD tiêu chuẩn khác nhau, được đề cặp chi tiết trong những phần dưới đây.
Red Book CD-DA
Red Book được giới thiệu bởi Philips và Sony năm 1980 là người sản sinh ra tất cả đặc điểm kỹ thuật đĩa compact do tất cả “sách” hay định dạng khác đều dựa trên định dạng CD-DA Red Book đầu tiên. Đặc điểm kỹ thuật Red Book bao gồm các tham số chính, đặc điểm kỹ thuật âm thanh, đặc điểm kỹ thuật đĩa, kim máy hát quang, hệ thống điều biến, hệ thống chỉnh sửa lỗi, hệ thống kiểm soát và trình bày. Sự duyệt lại mới nhất của Red Book vào tháng 5 năm 1999.
Yellow BookCD-ROM
Yellow Book được in đầu tiên bởi Philips, Sony, Microsoft năm 1983, từ đó được duyệt lại và bổ sung vài lần. Tiêu chuẩn Yellow Book lấy định dạng vật lý của tiêu chuẩn CD-DA đầu tiên (hay Red Book) và lớp phát hiện và chỉnh sửa lỗi khác được thêm vào cho phép dữ liệu được lưu trữ tin cậy. Nó cũng được thêm sự đồng bộ hóa và thông tin tiêu đề (header) cho phép các sector được địnhvị đúng. Yellow Book cụ thể hai loại bộ phận được – gọi là Mode 1 (với chỉnh sửa lỗi) và Mode 2 – cho các mức độ lược đồ phát hiện và chỉnh sửa lỗi khác nhau. Một số dữ liệu (các tệp tin máy tính, cho ví dụ) không thể chấp nhận lỗi. Tuy vậy, dữ liệu khác, như là một hình ảnh hay âm thanh video, có thể chấp nhận các lỗi nhỏ. Bằng cách dùng một chế độ với ít thông tin chỉnh sửa lỗi, nhiều dữ liệu được lưu trữ, nhưng với khả năng dùng những lỗi không được chỉnh sửa.
Năm 1989, Yellow Book được phát hành như một tiêu chuẩn quốc tế bởi ISO như “ISO/IEC 10149, Dât Interchange on Read-Only 120nm Optical Discs (CD-ROM)”. Phiên bản mới nhất của Yellow Book vào tháng 5 năm 1999.
Các chế độ và hình thái Sector
Chế độ 1 là tiêu chuẩn định dạng sector Yellow Book CD tiêu chuẩn với ECC và EDC để cho phép hoạt động không tính lỗi. Mỗi sector Mode 1 bị hỏng như thể hiện trong Bảng 11.19.
Orange Book
Orange Book định nghĩa các tiêu chuẩn cho các CD có khả năng ghi và đầu tiên được giới thiệu năm 1989 bởi Philips và Sony. Orange Book có ba phần: phần 1 mô tả một định dạng được gọi là CD-MO (magneto-optical), đã trở thành định dạng cso khả năng ghi lại được nhưng bị khép lại trước khi bất kỳ sản phẩm thực sự vào thị trường; Phần II (1989) mô tả CD-R; Phần III (1996) mô tả CD-RW. Nhận xét rằng CD-R đầu tiên được xem như CD-WO (write-once) và CD-RW đầu tiên được gọi là CD-E (erasable).
Thiết kế Orange Book Phần II CD-R được biết như một định dạng WORM (write one read mostly). Sau khi phần của một phần đĩa CD-R được ghi, nó không thể ghi đè hay tái sử dụng. Các đĩa CD-R được ghi tương thích Red Book và Yellow Book, có nghĩa chúng có thể đọc được trong các ổ đĩa CD-DA hay CD-ROM quy ước. Định nghĩa CD-R trong Orange Book Phần II được phân chai thành hai volume. Volume 1 xác định tốc độ ghi 1x, 2x và 4x tốc độ CD tiêu chuẩn: phần duyệt lại cuối là 3.1 vào tháng 12 năm 1998. Volume 2 xác định tốc độ ghi lên tới 48x tốc độ CD tiêu chuẩn. Phiên bản mới nhất 1.2 được phát hành vào tháng 4 năm 2002.
Orange Book Phần III mô tả CD-RW. Như cái tên hàm ý, CD-RW cho phép xóa và ghi đè thông tin thêm vào đọc hay ghi. Orange Book Phần III định nghĩa CD-RW bị chia thành ba volume. Volume 1 xác định tốc độ ghi 1x, 2x và 4x lần tốc độ CD tiêu chuẩn; phiên bản mới nhất 2.0 vào tháng 8 năm 1998. Volume 2 (tốc độ cao) xác định tốc độ ghi 4x đến 10x tốc độ CD tiêu chuẩn; phiên bản mới nhất 1.1, vào tháng 6 năm 2001. Volume 3 (siêu tốc độ) xác định tốc độ ghi từ 8x đến 32x, phiên bản mới nhất 1.0 vào tháng 9 năm 2002.
Ngoài khả năng ghi trên các CD, tính năng quan trọng nhất được xây dựng trong đặc điểm kỹ thuật Orange Book là khả năng thực hiện ghi đa phiên.
Tổng quan ghi đa phiên
Trước khi đặc điểm kỹ thuật Orange Book, các CD phải được ghi như một phiên đơn. Một phiên (session) được xác định như một đầu ra. Đầu vào lấy 4.500 sector trên đĩa (1 phút nếu được đo thời gian hay khoảng 9.2MB giá trị dữ liệu). Đầu vào lấy 4.500 sector trên đĩa (1 phút nếu được đo thời gian hay khoảng 9.2MB giá trị dữ liệu). Đầu vào cũng chỉ ra liệu đĩa là đa phiên và địa chỉ được ghi kế tiếp trên đĩa là gì (nếu đĩa không đóng). Đầu ra đầu tiên trên đĩa (hay chỉ một đầu ra nếu nó là một phiên đơn hay sự ghi Disk At Once) dài 6.750 sector (1.5 phút nếu được đo thời gian hay khoảng 13.8MB giá trị dữ liệu). Nếu đĩa là đĩa đa phiên, bất kỳ đầu ra theo sau dài 2.250 sector (0.5 phút nếu được đo thời gian hay khoảng 4.6MB giá trị dữ liệu).
Một CD đa phiên có nhiều phiên, với mỗi phiên riêng biệt hoàn tất từ đầu vào đến đầu ra. Đầu vào và đầu ra có tính bắt buộc cho mỗi phiên thực hiện không gian trống trên đĩa. Trong thực tế 48 phiên dùng hết đĩa 74 phút thậm chí không có dữ liệu được ghi trong mỗi phiên! Do vậy, giới hạn thực tế cho số phiên có thể ghi trên đĩa có thể ít hơn.
Các ổ đĩa CD-DA và CD-ROM cũ hơn không thể đọc nhiều hơn một phiên trên đĩa, nên đó là cách phần lớn CD nén được ghi. Orange Book cho phép đa phiên trên một đĩa. Để cho phép điều này, Orange Book xác định ba phương pháp chính hay chế độ ghi:
+ Disk –at – Once (DAO)
+ Track –at –Once (TAO)
Theo “Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scott Mueller