Tiêu chuẩn ISO 9660 cho phép tính tương thích lẫn nhau trong số những hệ điều hành máy tính khác nhau. ISO 9660 được phát hành năm 1988 và được dựa trên sự hoàn tất công việc của nhóm High Siera. Mặc dù dựa trên High Sierra, Iso 9660 có một số khác biệt và cải tiến. Có ba mức độ có thể thay đổi chỉ ra những tính năng có thể được dùng để đảm bảo tính tương thích với những hệ thống khác nhau.
ISO 9660 Level 1 là mẫu thức chung thấp nhất của tất cả hệ thống tệp tin CD và có khả năng bị đọc bởi hầu hết các nền máy tính, bao gồm Unix và Macintosh. Mặt trái của hệ thống tệp tin là nó rất bị hạn chế đối với các tệp tin và các thư mục. Những sự hạn chế trao đổi Level 1 bao gồm:
+ Chi các kí tự viết hoa A-Z, các số 0-9 và đường gạch dưới từ ngữ (-) được cho phép trong các tệp tin.
+ 8.3 ký tự tối đa cho tên đuôi mở rộng (trên cơ sở các giới hạn DOS)
+ Các tên thư mục tối đa là tám ký tự (không cho phép mở rộng)
+ Các thư mục bị giới hạn đến 8 cấp sâu.
+ Các tệp tin phải được kề nhau.
Các quy luật trao đổi Level 2 có cùng những giới hạn như Level 1, ngoại trừ tên tệp tin và đuôi mở rộng lên tới 30 ký tự (cả hai được thêm cùng nhau, không bao gồm, đuôi tách rời). Cuối cùng, các quy luật trao đổi Level 3 cũng tương tự như Level 2 ngoại trừ các tệp tin không phải kề nhau.
Nhận xét rằng Windows 95 và các phiên bản mới hơn cho phép bạn dùng cá tên thư mục và tệp tin lên tới 255 ký tự, có thể bao gồm những không gian cũng như ký tự viết thường và nhiều ký tự khác không cho phép trong ISO 9660. Để duy trì tính tương thích ngược với DOS, Windows 95 và mới hơn kết hợp những tên tệp tin định dạng 8.3 ký tự như một bí danh cho mỗi tệp tin có tên dài hơn. Những tên ngắn bí danh này được tạo ra một cách tự động bởi Windows và được thấy trong Properties cho mỗi tên tin hay bằng cách dùng lệnh DIR tại một dấu nhắc lệnh. Để tạo ra các tên bí danh. Windows cắt bỏ tên còn sáu (hay ít hơn) ký tự được theo bởi một dấu ngã (~) và một số bắt đầu với 1 và rút ngắn đuôi mở rộng còn ba ký tự. Những số khác được dùng trong phần đầu nếu những tệp tin khác có cùng bí danh khi bị cắt bò vẫn tồn tại. Cho thí dụ, tên tệp tin This is a.test lấy THISIS~1.TES như một bí danh.
Sự tạo ra bí danh tên tệp tin thì độc lập với ổ đĩa CD, nhưng quan trọng để biết nếu bạn tạo hay ghi một CD dùng định dạng ISO 9660 sử dụng những giới hạn Level 1, những tên ngắn bí danh được dùng khi ghi các tệp tin vào đĩa, nghĩa là bất kỳ tên tệp tin dài sẽ bị mất trong xử lý. Thực tế, thậm chí tên ngắn bí danh sẽ được sửa đổi do những hạn chế ISO 9660 Level 1 không cho phép một dấu ngã – mà ký tự bị biến đổi thành một đường gạch dưới từ ngữ (_) trong những tên được ghi vào CD.
Dữ liệu ISO 9660 bắt đầu tại 2 giây và 16 sector vào đĩa, cũng được biết như 16 sector logic của rãnh ghi 1. Đối với đĩa đa phiên, dữ liệu ISO 9660 được giới thiệu trong rãnh ghi dữ liệu đầu tiên của mỗi phiên, Dữ liệu này nhận diện vị trí Volume – nơi dữ liệu thực sự được lưu trữ. Vùng hệ thống cũng liệt kê các thư mục trong bộ đĩa này như bảng nội dung bộ đĩa (VTOC: volume table of contents), với những con trỏ hay địa chỉ đến những vùng được đặt tên khác nhau, như được minh họa trong Hình 11.16. Một sự khác biệt đáng kể giữa một kiến trúc thư mục CD và của một ổ cứng bình thường là vùng hệ thống CD cũng chứa trực tiếp những địa chỉ tệp tin trong các thư mục con, cho phép CD tìm kiếm những định vị sector cụ thể trên rãnh ghi dữ liệu xoắn ốc. Do tất cả dữ liệu CD trên một rãnh ghi xoắn ốc dài, khi đề cặp các rãnh ghi trong bối cảnh một CD, chúng ta đang thực sự nới về các sector hay các phân đoạn dữ liệu đọc theo đường xoắn ốc đó.
Để đặt định dạng ISO 9660 đúng tình huống, cách bố trí đĩa thì đại để tương tự như cách bố trí của đĩa mềm. Một đĩa mềm có một rãnh hệ thống không những nhận diện chính nó như một đĩa mềm, để lộ ra mật độ và hệ điều hành của nó, mà còn cho máy tính biết cách nó được tổ chức như thế nào (vào các thư mực, các tệp tin cấu thành).
Joliet
Joliet là phần mở rộng của tiêu chuẩn ISO 9660 mà Micorsoft phát triển cho sử dụng với Windows 95 và mới hơn. Joliet cho phép các CD được ghi dùng các tên tệp tin lên tới 64 ký tự, bao gồm những không gian và những ký tự khác từ bộ ký tự quốc tế Unicode, Joliet cũng duy trì bí danh 8.3 cho những chương trình này không thể sử dụng những tên tệp tin dài hơn.
Nói chung, Joliet có tính năng những đặc điểm kỹ thuật sau đây:
+ Các tên tệp tin và thư mục lên tới 64 ký tự Unicode (128 bytes)
+ Các tên thư mục có những đuôi mở rộng.
+ Các thư mục có thể sâu hơn tám cấp
+ Ghi đa phiên được hỗ trợ
Lời khuyên:
Do Joliet hỗ trợ đường dẫn ngắn hơn Windows 9x và các phiên bản mới hơn, bạn có thể có những khó khăn thực hiện một CD định dạng Joliet chứa lên đường dẫn đài cực kỳ. Tôi đề nghị làm ngắn các tên thư mục trong tệp tin bạn tạo ra với những phần mềm CD mastering để tránh các sự cố. Không may, nhiều chương trình CD mastering không báo bạn về đường dẫn quá dài để sau khi quy trình ghi bắt đầu. Nếu chương trình CD mastering cho một tùy chọn để hiệu chỉnh kiến trúc đĩa của bạn, dùy tùy chọn này để định rõ nếu bạn cần làm ngắn các tên thư mục. Một số chương trình CD mastering sẽ cho một tên ngắn được đề nghị và làm ngắn các tên thư mục quá dài cho bạn.
Nhờ vào những dự liệu tính tương thích ngược, các hệ thống không hỗ trợ các đuôi mở rộng Joliet (như là các hệ thống DOS cũ) vẫn có khả năng đọc đĩa. Tuy vậy, nó được biên dịch như một định dạng ISO 9660 dùng những tên ngắn để thay thế.
Ghi chú:
“Chicago” là tên mã được sử dụng bởi Microsoft cho Windows 95. Joliet là thị trấn nằm ngoài Chicago nơi Jake bị nhốt trong bộ phim The Blues Brothers.
Định dạng đĩa phổ biến
UDF là hệ thống tệp tin được bảo Optical Storage Technology Association (OSTA) như một định dạng tiêu chuẩn cộng nghiệp cho sử dụng trên đĩa quang. UDF có vài lợi thế vượt qua hệ thống tệp tin ISO 9660 nhưng phần lớn được ghi do nó được thiết kế để vận hành với ghi gói, một kỹ thuật cho ghi số lượng nhỏ dữ liệu vào đĩa quang, coi nó giống như một ổ đĩa từ tiêu chuẩn. Hệ thống tệp tin UDF cho phép các tên tệp tin dài lên tới 255 ký tự cho mỗi tên. Có vài phiên bản của UDF với phần mềm ghi gói UDF 1.5 hay mới hơn. Phần mềm ghi gói như là DirectCD và Drag-to-Disc từ Roxio, InCD của Ahead Software, DLA của Veritas và Sonic Solution dùng hệ thống tệp tin UDF. Tuy vậy các ổ đĩa quang tiêu chuẩn, các trình điều khiển hay hệ điều hành như DOS không đọc được các đĩa được định dạng UDF. Các ổ đĩa ghi có thể đọc được chúng, nhưng các ổ đĩa quanh bình thường phải phù hợp với đặc điểm kỹ thuật MultiRead (xem phần “Đặc điểm kỹ thuật MultiRead,” đầu chương này) có khả năng đọc đĩa UDF.
Sau khi chắc ổ đĩa đọc được UDF, bạn phải kiểm tra hệ điều hành. Hầu như các hệ điều hành vốn dĩ không thể đọc được UDF – sự hỗ trợ phải thêm qua một trình điều khiển. DOS không thể đọc được UDF; tuy vậy với Windows 95 và mới hơn, bằng cách cài đặt một trình điều khiển UDF có thể đọc được các đĩa định dạng UDF. Điển hình, như một trình điều khiển được bao gồm trong phần mềm đi kèm với phần lớn ổ đĩa CD-RW và DVD khả năng ghi lại được.
Nếu không có một trình điều khiển UDF, bạn tải về một trình điều khiển miễn phí từ Roxio tại website:
+ UDF Volume Reader của Roxio từ phần hỗ trợ của www.rixio.com
+ InCD Reader của Ahead Software từ phần hỗ trợ của www.nero.com
Sau khi trình điều khiển UDF được cài đặt, bạn không cần theo bất kỳ bước đặc biệt để đọc đĩa được định dạng UDF. Trình điều khiển sẽ được nằm trong nền chờ bạn nhét đĩa được định dạng UDF.
Nếu không thể đọc đĩa được ghi dưới dạng UDF ở hệ thống khác, đưa nó về hệ thống ban đầu và đóng đĩa. Tùy chọn này thường được hiển thị như thành phần của hộp thoại Eject Settings. Đóng đĩa chuyển đổi các tên tệp thành định dạng Joliet và làm nó rút ngắn thành 64 kí tự.
Bạn có thể tải xuống phiên bản mới nhất (revision 2.60) của Universal Disk Format từ trang website của OSTA tại www.osta.org/specs/index.htm.
Lời khuyên:
Có thể không đọc được các đĩa UDF vì nhiều lý do, bao gồm cài đặt bộ đọc UDF không tương thích, đãi không đóng trước khi tháo ổ đĩa, bảng nội dung không được ghi do bởi khóa hệ thống và…Để hồi phục dữ liệu từ đĩa UDF, thứ CD Roller (có sẵn ở www.cdroller.com). Nó hỗ trợ các phiên bản UDF được dùng thông dụng nhất (v1.02 và UDF Bridge) và cũng hoạt động với các đĩa quanh được tạo bởi các camera kỹ thuật số, đầu thu DVD, máy quay video trên cơ sở DVD.
Chương trình hồi phục đĩa quang khác được xem xét là IsoBuster (www.smart-projects.net). IsoBuster cũng vận hành với các định dang Blu-ray Disc.
Theo “Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scott Mueller