Trang chủ » Tư vấn »Lập kế hoạch kinh doanh» Xây dựng chiến lược marketing online cho các doanh nghiệp nhỏ

Ngày tạo: 05/03/2015

Xây dựng chiến lược marketing online cho các doanh nghiệp nhỏ



Xây dựng chiến lược marketing cho các doanh nghiệp nhỏ là một trong việc làm rất thú vị! Mặc dù có sự khác nhau về ngành, vị trí và đặc điểm giữa các doanh nghiệp nhưng có một điểm giống nhau giữa các công ty này là các doanh nghiệp thường không sử dụng hiệu quả website, cũng như có một chiến lược marketing online hiệu quả. Một phần là do các chủ doanh nghiệp không đủ thời gian, nhân sự… một phần là do khi bạn thiết kế web xong rồi, nhưng không biết quảng cáo online nên bắt đầu từ đâu.

Trong bài viết này, tôi sẽ liệt kê từng bước để xây dựng một chiến lược marketing online hiệu quả.

1. Xác định thương thiệu


Trong quá trình tư vấn quảng cáo online cho các doanh nghiệp nhỏ, chúng tôi thấy rằng họ không có một thương hiệu hẳn hoi. Chúng tôi không nói rằng họ không có name card, website hay logo, cái chúng tôi muốn nói đến ở đây là họ muốn và sẽ phát triển thương hiệu của họ như thế nào.

Ví dụ, bạn nghĩ gì khi nhắc đến Apple? Những sản phẩm được thiết kế rất tốt và sáng tạo đúng không? Chính xác. Rất nhiều doanh nghiệp nhỏ được thành lập từ những ước muốn cá nhân của chủ doanh nghiệp để tự mình làm việc hoặc họ thấy được một cơ hội cải tiến sản phẩm. Bạn tự tìm tòi và thiết kế website với hy vọng là khách hàng sẽ tự tìm đến website của bạn. 

Nhưng đó không phải là một cách đúng. Bạn cần một thương hiệu. Như bạn thấy trong suốt chiều dài lịch sử, các công ty lớn thường có một thương hiệu mạnh, đó là điều khác biệt công ty này và các đối thủ của họ. Cùng với sản phẩm tốt và dịch vụ khách hàng chu đáo, thì một thương hiệu mạnh là điều làm cho khách hàng quay lại mua hàng. 

Tôi chắc rằng bạn đang nghĩ: “Ồ, điều đó thì quá tốt rồi, nhưng tôi thực sự không biết xây dựng một thương hiệu là như thế nào”. Điều đó thì tốt thôi. Bạn có thể liên lạc với các công ty chuyên về xây dựng thương hiệu để làm cho bạn, nhưng thực tế là các doanh nghiệp nhỏ không đủ kinh phí để đầu tư cho việc xây dựng thương hiệu. Điều đó không có nghĩa là bạn không thể có một thương hiệu, bạn vẫn có thể xây dựng một thương hiệu cho mình với một ngân sách vừa phải:

1. Nghĩ về lịch sử hình thành công ty bạn


Bạn hãy tự hỏi: “Tại sao tôi xây dựng nên công ty này? Tôi tự hào về những gì?” Thông thường điều gì làm cho bạn xây dựng công ty riêng của bạn và nó thể hiện như thế nào trong thực tế kinh doanh là những thứ làm cho công ty của bạn khác biệt so với các công ty khác.

2. Nói chuyện với khách hàng


Bạn hãy hỏi khách hàng xem: “Điểm nào bạn thích/không thích công ty của tôi? Tại sao bạn chọn sản phẩm của tôi thay vì chọn các công ty đối thủ khác? Vấn đề của bạn là gì? Chúng tôi có giải quyết được vấn đề của bạn không?” Khi bạn lắng nghe ý kiến khách hàng về công việc kinh doanh của mình, bạn sẽ hiểu rõ hơn các khía cạnh khác nhau về công ty mình, đâu là những yếu tố tạo ra tiếng vang và bạn sẽ dựa vào đó để phát triển thương hiệu của mình.

3. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh


Hãy xem kỹ website của đối thủ cạnh tranh và tự hỏi xem: “Họ đang làm tốt những gì và họ đang không làm tốt những gì. Họ giới thiệu về công ty/sản phẩm của họ như thế nào?”. Bạn đang tìm những điểm khác biệt trong lĩnh vực của bạn, đó là cách để làm cho công ty của bạn khác biệt với những đối thủ cạnh tranh.
4. Tổng hợp lại tất cả các thông tin và phát triển thương hiệu của bạn

Một khi bạn đã hoàn thành các bước trên, đã đến lúc bạn bắt tay vào việc xây dựng thương hiệu. Điều gì làm cho bạn cảm thấy thích thú khi trò chuyện với khách hàng? Hay điều gì làm cho bạn cảm thấy tự hào khi nghĩ về lịch sử hình thành công ty bạn? Cách tiếp cận khách hàng của bạn khác với các đối thủ cạnh tranh như thế nào? Khi bạn đã thấy rõ được điều này, thì thương hiệu của bạn đã có được một vị trí trong lòng khách hàng rồi đấy.

Chúng ta hãy thực hiện bước cuối cùng này một cách cụ thể hơn bằng một ví dụ. Tôi đã từng làm việc với một công ty về tuyển dụng và tư vấn, họ đang khá thành công trong khu vực nhỏ, và họ đang muốn vương ra xa hơn, tìm kiếm được nhiều khách hàng mới hơn. Để nổi bật hơn so với các công ty tư vấn kỹ thuật khác, và làm cho nhân viên trong công ty cảm thấy thích thú hơn khi làm việc với họ, tôi biết rằng họ cần nhiều hơn là một website để phát triển thương hiệu

2. Kiểm tra lại nội dung trên website


Mặc dù, hầu hết các doanh nghiệp nhỏ đều có website, nhưng các chủ doanh nghiệp nên kiểm tra lại website bằng con mắt của “khách hàng”. Thông thường mọi người cho rằng người truy cập website hiểu được tất cả nội dung của website, kể cả những từ ngữ chuyên ngành. Điều này không hoàn toàn đúng. Ví dụ, một công ty kỹ thuật viết rất mơ hồ, khó hiểu về các dịch vụ của họ bằng các từ ngữ chuyên ngành, điều này hoàn toàn tốt cho khách hàng. Một khi nội dung trên website được viết lại theo ngôn ngữ người sử dụng, khách hàng của bạn sẽ hiểu được và nói với bạn rằng: “Bây giờ bạn đã viết lại nội dung trên website, cuối cùng tôi đã hiểu được nội dung trên website!”. Để đừng bị rơi vào tính thế đó, bạn nên kiểm tra các bước sau:

1. Website của bạn có cung cấp đủ thông tin cho khách hàng của bạn không?


Nếu website của bạn không cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng của bạn thì website đó là vô ích. Ở mức độ cơ bản nhất, website công ty phải bao gồm các thông tin về công ty bạn như sản phẩm và dịch vụ, giá cả dịch vụ, sản phẩm, thông tin liên lạc. Điều thật sự ngạc nhiên là thường cả những công ty lớn lẫn công ty nhỏ đều không làm như thế. 
Có lần tôi thấy website của một công ty chuyên về phần mềm marketing và thậm chí cho đến hôm nay, tôi cũng không thể hiểu được sản phẩm của họ là gì, nội dung website của họ không hề đề cập đến. Nếu họ chịu ngồi xuống, tìm hiểu nguyên nhân của nó, và hiểu rằng khách hàng không hiểu được sản phẩm của họ, thì có thể website của họ sẽ hiệu quả hơn và có thể tăng được doanh thu lên.

2. Website của bạn có sử dụng ngôn ngữ của người sư dụng không


Thông thường, chúng ta quen với những từ ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực đến mỗi chúng ta quên mất đi người đọc, đặc biệt là khách hàng tiềm năng, họ không hề hiểu được các từ ngữ chuyên ngành của chúng ta, họ không sử dụng ngôn ngữ của chúng ta. Việc sử dụng các từ ngữ chuyên ngành trên website sẽ làm giảm tính hiệu quả của website. Khi bạn nói chuyện với khách hàng trong suốt quá trình xây dựng thương hiệu, bạn nên chú ý đến những từ ngữ mà khách hàng đang sư dụng. Nghiên cứu kỹ các từ ngữ ngày, chỉnh sửa lại nội dung trên website của bạn sao cho phù hợp nhất giữa các thuật ngữ kỹ thuật và người sử dụng, để khách hàng của bạn có thể hoàn toàn hiểu được nội dung website cho dùng họ không hề biết gì về các từ ngữ chuyên ngành này.

3. Xây dựng chiến lược Marketing tổng thể


Đến thời điểm này, bạn đã có được một website thể hiện đúng thương hiệu của bạn, và hoàn toàn khác biệt so với các đối thủ. Tôi cho rằng website của bạn đã được tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing… và nội dung trên website của bạn cũng đã rất tốt, rất dễ hiệu cho khách hàng rồi. Bạn đã thực hiện 2 điều đó rồi phải không? Có hay không nào? Nào, đã đến lúc bạn xây dựng một chiến lược Marketing online tổng thể cho riêng bạn rồi đấy
Chiến lược nội dung

Trong thế giới của marketing online, thì content is king. Google muốn truyền tải nội dung có chất lượng cao đến khách hàng truy cập website của bạn, vì thế nội dung thật hay, độc đáo là một cách để thực hiện được điều đó. Mặc dù vậy, xây dựng được một chiến lược nội dung xuất sắc không phải là một chuyện dễ dàng. Bạn không cần phải viết cùng chủ đề bài viết với những người khác trong cùng lĩnh vực của bạn đã viết rồi, vì nội dung bài viết như thế sẽ không mang đến được nội dung độc đáo, mới lạ cho khách hàng. Về mặt lý thuyết SEO thì, một bài viết cùng chủ để có sẵn như vậy sẽ không giúp website của bạn có thứ hạng cao trong các công cụ tìm kiếm được, bạn không thể cạnh tranh được các website lớn đã được xây dựng lâu đời rồi. 

Thay vì thế, bạn nên viết ra các bài việt dựa trên các khó khăn, vấn đề mà khách hàng của bạn đang tìm kiếm, cho họ một lý do để ở lại website bạn lâu hơn và sẽ quay lại website của bạn. Nếu bạn có thể làm được điều đó, rất tốt đấy bạn à, nhưng bạn không nên chỉ tập trung vào những điều đó. Ví dụ, bạn có một website chuyên về bán kem, sẽ rất khó để phát triển nội dung khi chỉ dựa vào chuyên đề “kem” được vì chủ để đó khá nhỏ, nó không làm cho website bạn nổi tiếng và có nhiều khách hàng biết đến được. Trong trường hợp này, bạn nên tập trung vào các chiến lược tiếp thị nhiều hơn, tập trung nhiều hơn vào các bài PR để xây dựng thương hiệu của bạn. 

Quảng Cáo Google


Quảng Cáo Google có thể là một cách marketing online rất hiệu quả nếu bạn thực hiện đúng cách. Vậy nhược điểm của hình thức này là gì? Nó có thể mất rất nhiều thời gian và tiền bạc để theo dõi và cải thiện các chiến dịch quảng cáo online của bạn. Các từ khóa cạnh tranh có thể có mức giá rất cao. Ví dụ, các từ khóa như “chuyen nha tron goi” có thể lên đến 50.000vnđ/click. 

Để có được một chi phí tiết kiệm, hiệu quả với quảng cao CPC, bạn cần phải liên tục theo dõi chiến dịch quảng cáo, xem các từ khóa nào đang quảng cáo hiệu quả, các từ khóa nào không hiệu quả. Mặc dù hình thức quảng cáo Google này rất tốn thời gian và tiền bạc, nhưng nó một lực chọn tốt nếu website của bạn không nằm trong TOP 10 Google bằng cách làm SEO. 

Các mạng xã hội


Mạng xã hội có thể là một cách hiệu quả thực sự trong việc kết nối khách hàng và xây dựng thương hiệu, nhưng theo tôi, bạn chỉ nên thực hiện chiến lược này chỉ khi công ty của bạ nđã có thương hiệu và website rồi. Bạn cần phải có nội dung, hình ảnh thật độc đáo, thật riêng biệt để xây dựng chiến lược marketing trên mạng xã hội. Một khi bạn đã có nội dung để chia sẻ trên các mạng xã hội rồi, bạn nên quyết định xem mạng xã hội nào sẽ phù hợp với loại hình kinh doanh của bạn. Ví dụng, LinkedIn và Twitter thì thường tốt hơn cho mô hình kinh doanh B2B, trong khi Facebook thì tốt hơn cho mô hình kinh doanh B2C. Bạn không cần phải theo đuổi tất cả các chiến lược marketing trên các mạng xã hội khác nhau, bạn không cần phải có tất cả các chiến lược cho từng loại mạng xã hội khác nhau. Bạn chỉ cần tập trung vào 1 hoặc 2 mạng xã hội phù hợp với loại hình kinh doanh của bạn để tiếp cận tốt nhất với khách hàng tiềm năng của bạn. Hãy chắc chắn rằng nội dung bạn đang chia sẻ thì mang lại hiệu quả tốt trên mạng xã hội đó. Đối với Facebook và Pinterest, bạn cần nhiều hình ảnh đẹp để chia sẻ, trong khi Twiter và LinkedIn thì bạn cần có những bài viết với nội dung thật tốt. 

Email Marketing


Email Marketing không phải là một phương pháp tốt để có được nhiều khách hàng mới, nhưng nó là một con đường tuyệt vời cho các doanh nghiệp đang cố gắng duy trì lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu của bạn. Ví dụ, bạn thường đọc email từ văn phòng bác sẽ nhắc nhỡ bạn về cuộc hẹn hoặc từ một quán kem quen thuộc về việc giảm giá đặc biệt vì những email như thế mang đến giá trị cho người sử dụng. Khi người sử dụng mở những email này, cuộc sống của họ sẽ dễ dàng hơn, hoặc những email này mang đến cho họ những giá trị hữu hình nào đó. Điều quan trọng là email marketing phải mang đến giá trị hữu ích cho người sử dụng dù nó là hình nào đi chăng nữa.

Local – phát triển tại tại địa phương


Nếu bạn là một doanh nghiệp nhỏ đang sử dụng Internet để có tìm kiếm những khách hàng tiềm năng, thì tôi hoàn toàn tin rằng bạn nên đầu tư thêm chi phí vào marketing cho Local, tại địa phương bạn đang phát triển kinh doanh. Mặc dù, cần thời gian để thiết lập các hoạt động marketing tại local, nhưng bạn nên dành một ít thời gian cho hoạt động này.

Promotions


Tại Trần Lê, chúng tôi có hẳn một team để tiếp cận đến các blogger để tìm kiếm khách hàng tiềm năng và nội dung bài viết được đặt vào đúng vị trí, khu vực trên web. Công việc này không giúp chúng tôi trong việc xây dựng nhận thức thương hiệu, nhưng nội dung bài viết của chúng được được liên kế đến sẽ tạo hiệu ứng tốt trong việc làm SEO, lấy được các liên kết tự nhiên và làm cho website của chúng tôi lớn mạnh hơn.

Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ đều không có những nguồn tài nguyên web như thế, nhưng bạn cần phát triển thương hiệu và các từ khóa tìm kiếm tự nhiên được xếp hạng cao, thì bạn cần phải thực hiện cách này. Thay vì phải tìm kiếm các diễn đàn, forum nổi tiến, thì lúc ban đầu bạn chỉ cần tìm kiếm các diên đàn, forum nhỏ thôi. Bạn nên xây dựng mối liên hệ với các doanh nghiệp nhỏ khác trong cùng lĩnh vực của bạn, hãy chủ động hơn trong các forum. Luôn đặt mình vào vị trí của người “Leader” trong việc xây dựng các mối liên kết sẽ giúp công ty của bạn cũng như là chính bản thân bạn được biết đến nhiều hơn, điều này giúp rất nhiều trong việc xây dựng nhận thức thương hiệu và xây dựng liên kết. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, điều quan trọng là bạn phải xây dựng một mạng lưới hoạt động rộng lớn thậm chí là việc này không giúp ích gì cả cho các chiến lược quảng cáo online. 

Có rất nhiều chiến lược marketing online dành cho bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào, nhưng các chiến lược này có thể là quá sức đối với các doanh nghiệp nhỏ có thời gian và tiền bạc rất hạn chế. Tất nhiên là có rất nhiều việc phải làm, nhưng bạn sẽ cảm thấy rất dễ dàng, dễ quản lý, dù chỉ có một mình bạn làm thôi, nếu bạn thực hiện từng bước, từng bước một.

Khởi đầu bằng việc tìm ra những gì làm cho công ty của bạn khác biệt, độc đáo so với các đối thủ cạnh tranh. Theo kinh nghiệm của tôi, chỉ riêng việc này thôi đã giúp công ty bạn vượt qua rất nhiều doanh nghiệp nhỏ khác. Sau đó, hãy nghĩ về các nhu cầu của khách hàng và làm thế nào bạn giải quyết chúng. Xây dựng được nội dung có ích cho khách hàng, giải quyết được các vấn đề của khách hàng là một việc làm cực kỳ khó khăn, nhưng bạn phải thực hiện được điều này.

Đến đây, bạn đã có được nội dung rất tốt, độc đáo rồi, bạn nên quyết định chiến lược marketing nào sẽ có nhiều khả nawng giúp bạn tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng. Hãy nhớ rằng bạn không cần phải sử dụng tất cả các kênh marketing online để tiếp cận được khách hàng tiềm năng. Vì thế: Thương Hiệu, Từ Ngữ Giao Tiếp, Nội Dung, Chia Sẻ trên mạng xã hội là những gì bạn cần làm

 



Hãy để chúng tôi tư vấn giúp bạn một giải pháp hiệu quả,
tiết kiệm nhất!

Hãy gọi ngay cho chúng tôi

0917 377 999

Liên hệ qua mail