Các nhà sản xuất bo mạch chủ làm mã BIOS đáp ứng theo phần cứng cụ thể trên từng bo. Đó là điều là cho việc nâng cấp BIOS khó giải quyết; BIOS thương cư trú trong một hay nhiều chip ROM trên bo mạch chủ và chứa mã cụ thể đối với kiểu hay sự sửa đổi bo mạch chủ đó. Nói một cách khác, bạn phải lấy các nâng cấp BIOS hỗ trợ bo mạch chủ mà bạn có, hơn là trực tiếp từ nhà phát triển nhân BIOS.
Mặc dù hầu hư các nâng cấp BIOS được thực hiện để aand định các lỗi và sự cố, bạn phải thường xuyên nâng cấp BIOS để nhận lợi ích từ một số nâng cấp khác. Cho thí dụ, một nâng cấp BIOS thường thêm hỗ trợ cho những ộ xử lý mới hơn, những ổ đĩa cứng bên trong lớn hơn, các ổ đĩa quang và USB có thể khởi động, khởi động nhanh hơn và nhiều lợi ích khác nữa.
Một phần của chuẩn PC 2001 được phát hành bởi Intel và Microsoft đòi hỏi cái gọi là hỗ trợ Fast POST. Fast POST có nghĩa là thời gian từ lúc bật nguồn cho máy đến khi hệ thống bắt đầu khở động từ đĩa phải là 12 giây hay ít hơn (cho các hệ thống không sử dụng SCSI như kết nối lưu trữ chính). Giới hạn thời gian này bao gồm khởi tạo bàn phím, card video và bus ATA. Đối với những hệ thống chứa các thiết bị tiếp hợp mạng ROM, cần thêm 4 giây nữa cho từng ROM. Intel gọi Fast POST mang tính năng Rapit BIOS Boot (RBB) và được trang bị trên tất cả bo mạch chủ của Intel từ năm 2001 trở đi, một số trong chúng có thể bắt đầu sự khởi động từ lúc nguồn mở trong 6 giây hoặc ít hơn.
Nếu bạn cài đặt phần cứng hay phần mềm mới hteo đúng các hướng dẫn, nhưng bạn không thể làm cho nó hoạt động, những lỗi cụ thể có thể tồn tại với BIOS mà một nâng cấp có thể khắc phục. Điều này đặc biệt đúng cho những hệ điều hành mới. Nhiều hệ thống cũ hơn cần có một nâng cấp BIOS để có thể hoạt động chính xác với những tính năng cần là chạy và quản láy Nguồn ACPI của Windows. Bởi vì những vấn đề đó khác nhau tùy theo từn bo mạch chủ, cần phải định kỳ kiểm tra trang web của các nhà sản xuất bo mạch chủ để xem có bất kỳ nâng cấp nào được đăng và những lỗi mà họ đã khắc phục. Bởi vì phần cứng và phần mềm mới không tương hợp với hệ thống của bạn có thể dẫn đến không hoạt động được, tôi đề nghị bạn kiểm tra các nâng cấp BIOS có sẵn trong hệ thống của bạn trước khi cài đặt phần cứng hay phần mềm mới đặc biệt là bộ xử lý và hệ điều hành. Bạn có thể sử dụng tiện ích BIOS Wizard trong esupport.com để kiểm tra BIOS của bạn về khả năng tương thích với những tính năng của BIOS thông dụng.
Nơi để lấy nâng cấp BIOS
Hầu hết các nâng cấp BIOS phải được tải xuống từ trang web của nhà sản xuất bo mạch chủ chạy hệ thống. Các nhà sản xuất BIOS không cung cấp các nâng cấp BIOS bởi vì BIOS trên bo mạch chủ của bạn không hẳn là của họ. Nói một cách khác, mặc dufbanj nghĩ là bạn có một BIOS Phoenix, AMI, hay Award, thực sự bạn không có! Thay vào đó, bạn có một phiên bản làm theo đặt hàng của một trong những BIOS này, cái mà được nhà sản xuất bo mạch chủ của bạn cấp phép và chỉ được làm riêng cho bo mạch chủ đó. Như vậy, bạn phải lấy bất kỳ năng cấp BIOS từ nhà sản xuất bo mạch chủ hay hệ thống bởi vì chúng cũng được làm riêng cho bo mạch chủ hay hệ thống của bạn. Bạn có thể lấy những nâng cấp từ esupport.com nếu bạn không thể tìm nhà sản xuất bo mạch chủ hay nếu họ không còn kinh doanh nữa.
Xác định phiên bản BIOS của bạn
Khi tìm kiếm một nâng cấp BIOS cho bo mạch chủ cụ thể (hay hệ thống)
Phiên bản của BIOS hiện hành
Bạn thường nhận biết BIOS của bạn bằng cách nhìn vào màn hình khi hệ thống vừa bật nguồn nó giúp bật màn hình đầu tiên bởi vì một số hệ thống mất vài giây để làm nóng và thông tin BIOS thường chỉ hiển thị trong vài giây. Bạn thường nhấn bàn phím Pause trên bàn phím khi thông tin BIOS ID được hiển thị trong vài giây. Bạn thường nhấn vào phím Pause trên bàn phím khi thông tin BIOS ID được hiển thị để giữ nó cho bạn đọc thông tin đó. Nhấn bấy kỳ phím khác cho phép hệ thống khở động để hoạt động lại
Chú ý:
Nhiều máy tính cá nhân không có hiển thị màng hình POST tiêu biểu. Thay vào đó, chúng cho thấy biểu trưng của nhà sản xuất bo mạch chủ hay PC, cái mà thương được xem như là hình ảnh xuất hiện trong khi một chương trình máy tính đang nạp (Splash screen). Để vào BIOS Setup, bạn phải nhấn một phím hay tổ hợp phím (cụ thể cho từn nhà sản xuất BIOS). Xem phần “Chạy hay Truy xuất chương trình CMOS Setup” nàm ở phần sau của chương này để có nhiều thông tin. Bạn cũng có thể nghe một số trong ngành công nghiệp đề cập đến sự hiển thị biểu trưng của nhà sản xuất thay vì màn hình POST mặc định như là một sự khởi động thầm lặng. Thông thường bạn có thể thay đổi những hình ảnh BIOS này thành những thứ mà bạn thích thậm chí thêm vào biểu trưng của chính công ty bạn một hình nào đó. Intel có một phần mềm tùy biến được gọi là Intel Integrator Tookit (http://intel.com/go/itk) cho phép bạn thay đổi hay hồi phục chương trình Splash screen trên bo mạch chủ Intel, cũng như tùy chỉnh nhiều thiết lập BIOS khác. Những nhà sản xuất bo mạch chủ khác cũng cho các tùy biến về biểu trưng và Splash screen, cho thí dụ Gigabyte có một tiên ích biểu trưng được gọi là Face Wizard (http://tinyurl.com/mqyazg) cho các bo mạch chủ của họ.
Mẹo: hãy tìm bất kỳ những lưu ý bản quyền hay thong tin số phụ tùng. Đôi khi bạn có thể nhấn phím pause trên bàn phím đễ giữ POST, cho phép bạn có thời gian để viết những thông tin. Nhấn bất kỳ phím nào để POST hoạt động lại.
Thêm vào đó, bạn thường có thêm tìm thông tin BIOS ID trong những màn hình BIOS Setup, esupport cũng cung cấp một chương trình BIOS Agent có thể tải xuống được dùng để xác định thông tin này, cũng như chipset bo mạch chủ và chip Super I/O được sử dụng bởi bo mạch chủ của bạn. Sau khi bạn có thông tin này, bạn nên liên lạc với nhà sản xuất bo mạch chủ để xem liệu phiên bản tồn tại có mới hơn cái mà hệ thống bạn đang có. Nếu có, bạn có thể tải xuống và cài đặt nó trong hệ thống của bạn.
Kiểm tra ngày của BIOS
Một phương pháp để xác định độ tuổi tương đối và những khả năng của ROM bo mạch chủ của bạn là kiểm tra ngày. Ngày của BIOS hầu như được lưu trữ trong tất cả các PC như một cuỗi văn bản 8 byte lại đi chỉ bộ nhớ FFFF5h. Ngày này cho biết một cách tổng quan khi nào mã của BIOS được nâng cấp hay biên dịch lần cuối bởi nhà sản xuất bo mạch chủ. Biết ngày của một BIOS cụ thể có thể cho bạn manh mối về các tính năng BIOS có thể hoặc không thể tồn tại. Bạn có thể sử dụng tiện ích dòng lệnh DEBUG được cung cấp cùng với windows hay DOS để xem những địa chỉ này. DEBUG là chương trình dòng lệnh thể hiện một dấu nhắc của chính nó, từ đó bạn có thể đưa vào nhiều lệnh khác nhau. Cho ví dụ, lệnh ? Hiển thị thông tin giúp đỡ. Để tìm ngày của BIOS, mở một nhắc lệnh và thực thì lệnh DEBUG. Sau đó tại dấu nhắc DEBUG, vào D FFFF:5 L 8 chỉ thị cho DEBUG hiển thị bộ nhớ tại FFFF5 cho một độ dài 8 byte. DEBUG sau đó sẽ hiển thị mã hệ thập lục phần và ASCII được tìm thấy tại những địa chỉ này. Khi dấu nhắc trở lại, bạn có thể vào Q để thoát khỏi DEBUG và trở về dấu nhắc lệnh. Hình 5.6 hiển thị điều này được nhìn như thế nào khi tôi chạy nó trên một trong những hệ thống của tôi.
Trong ví dụ này, hệ thống thể hiện ngày ROM BIOS bo mạch chủ 03/22/05.
Sao lưu BIOS của bạn
Trước khi cập nhất BIOS, thường là một ý hay nếu có thể lưu một bản sao của BIOS hiện hữu. Đó là bởi vì một số nhà sản xuất bo mạch chủ chỉ chào bán BIOS mới nhất cho bo mạch chủ có sẳn, và đôi khi một BIOS mới hơn có thể gây ra những sự cố hay có các hậu quả mà bạn không dễ dàng chịu đựng. Bằng cách có một sao lưu bạn có khả năng trở về phiên bản đầu. Để thực hiện việc sao lưu, chạy chương trình nâng cấp BIOS cho bo mạch chủ của bạn và kiểm tra xem nếu có một tùy chọn để lưu BIOS đang tồn tại vào một tệp tin. Nếu tùy chọn đó không có sẵn, kiểm tra xem nếu nhà sản xuất bo mạch chủ có cung cấp những phiên bản cũ hơn (bao gồm cái bạn đang có) thì tải xuống.
Nếu không có tùy chọn bảng chọn để sao lưu và không có những phiên bản cũ hơn để tải xuống, có thể có những cách khác để thực hiện một bản sao lưu của BIOS, như là bằng cách dùng lệnh DOS được dựa trên phần mềm nâng cấp BIOS thường được tìm thấy trền đĩa mềm hay CD nâng cấp BIOS cho bo mạch chủ. Cho thí dụ, nếu bo mạch chủ của bạn có một BIOS Phoenix hay Award, bạn có thể tạo ra một sao lưu dùng chương trình awdflash.exe được tìm thấy trên đĩa nâng cấp BIOS cho bo mạch chủ với cách tham số /sy (save có) và /pn (Program Không), như sau:
Awdflash /sy/ pn
Khi chương trình chạy, bạn sẽ được nhắc để bào tên tệp tin sao lưu (cho thí dụ, backup.bin). ấn enter để lưu tệp tin.
Sao lưu các thiết lập CMOS của BIOS
Một nâng cấp BIOS bo mạch chủ thường xóa bỏ những thiết lập BIOS Setup trong RAM CMOS. Do đó, bạn nên ghi lại những thiết lập này, đặc biệt những thiết lập qua trọng như là những thiết lập lên quan đến ổ cứng và các tham số. Một số chương trình BIOS Setup cung cấp khả năng sao lưu và hồi phục các thiết lập CMOS, nhưng không mày là khả năng này không phổ biến. Cũng trong một số trường hợp BIOS mới cung cấp những thiết lập mới hay thay đổi các định vị dữ liệu được lưu trữ trong RAM CMOS, có nghĩ chương trình sao lưu và hồi phục không hoạt động.
Trong nhiều trường hợp, tối hơn là bạn tắt việc ghi lại bằng tay những thông số BIOS Setup. Một cách dễ dàng để thực hiện điều này là sử dụng một máy ảnh kỹ thuật số để chụp hình ảnh xuất hiện của mỗi màn hành hay bảng chọn. Nếu có một máy in parallel được kết nối vào hệ thống, bạn cũng có thể sử dụng phím prtscr trên bàn phím để in các phần hình xuất hiện. Bật máy in, khởi động máy tính một cách bình thường và khởi độn lại nó mà không tắt nguồn hệ thống để khởi chạy máy in. Lưu ý là việc này không xảy ra đối với các máy in được kết nối qua USB, bởi vì chỉ những máy in parallel mới được hỗ trợ trực tiếp qua BIOS. Khi ghi lại bất kỳ thay dổi nào mà bạn thực hiện từ những thiết lập mặc định, hẫy lưu ý bất kỳ nững thiết lập ở cứng, đặc biệt là nhưng chế độ SATA (IDE/AHCI/RAID), hình học ổ đĩa (cylinder/đầu đọc/số sector cho mỗi rãnh ghi), hay biên dịch (LBA, Large, CHS). Những phần này rất quan trong do nếu bạn thất bại khi thiết lập lại chúng như cũ, bạn có thể không khả năng khởi động hay truy xuất các ổ đĩa
Lời khuyên:
Nếu bạn dùng một máy ảnh kỹ thuật số để chụp lại những hình của từn màn hình BIOS Setup, phải chắc chắn là chính camera ở chế độ cận cảnh. Cũng vậy, trừ khi máy ảnh là loại SLR (Single Lens Reflecx), sử dụng màn hình LCD hơn là kính ngắm quan học để đảm bảo rằng bạn lấy được toàn cảnh màn hình trên ảnh.
Những chip kiểm soát bàn phím
Thêm vào ROM hệ thống chí, một số hệ thống cũng có bộ xử lý điều khiển bàn phím với ROM của chính nó. Bộ điều khiển bàn phím ban đầu là một vi kiểm soát Intel 8042, kết hợp với một vi xử lý. RAM, ROM và các cổng I/O. Một chip 40 chân thường có một thông báo bản quyền nhận biết mã BIOS được lập trình vào con chip. Những bo mạch chủ hiện đại có chức năng này được tích hợp vào chipset, đặc biệt là các chip Super I/O hay South Bridge.
Bộ điều khiển bàn phím kiểm soát sự xác lập lại, những tuyến A20 và cũng giả mã những mã quét bàn phím. Tuyến A20 được sử dụng trong bộ nhớ mở rộng và những hoạt động ở chế độ được bảo vệ khác.
Theo "Nâng cấp và sửa chữa máy tính" Scott Mueller