Trang chủ » Tư vấn »Bảo Trì Máy Tính - Mạng LAN» Cấu hình PCI nâng cao

Ngày tạo: 02/06/2015

Cấu hình PCI nâng cao



Bảng chọn PCI được dùng để chọn quyền ưu tiên IRQ của những card bổ sung được cắm vào các Slot PCI. Auto (mặc định) sẽ được dùng để cho phép BIOS và hệ điều hành gắn các IRQ cho mỗi khe cắm ngoại trừ các card PCI cụ thể yêu cầu các IRQ liên quan. Xem bảng 5.7 cho ví dụ tiêu biểu.




Những IRQ thêm vào có thể có sẵn nếu các thiết bị trên bo mạch chủ như là các cổng serial và parallel bị vô hiệu hóa.

Cấu hình PCI Express nâng cao

Bảng chọn cấu hình PCI Express được dùng để cấu hình các thiết lập liên quan đến bus và các slot PCI Express. Xem bảng 5.8 cho thí dụ điển hình.



Cấu hình bộ nhớ nâng cao

Các tùy chọn trong bảng 5.9 đặt cấu hình bộ nhớ của hệ thống. Bạn có thể đổi một số trong những thiết lập này để vượt xung bộ nhớ, tuy nhiên, nếu bạn rơi vào bất kỳ sự không ổn định hệ thống  hay những sự cố khác, được đề nghị đặt lại tất cả thiết lập trở về các giá trị mặc định.





ECC là mã chỉnh sử lỗi (error correcting code), liên quan đến các sử dụng bit dư trên các module bộ nhớ để phát hiện và thậm chí các lỗi bộ nhớ chính xác. Để ECC có hiệu lực, bo mạch chủ và chipset phải hỗ trợ ECC và nhưng DIMM ECC khá đắt phải được lắp đặt.

Cấu hình khởi động nâng cao

Các tùy chọn trong bảng 5.10 đặt các tùy chọn thời gian khởi đông của hệ thống, bao gồm cấu hình Plug and Play và bàn phím.



Bảng chọn cấu hình chipset nâng cao

Cấu hình chipset cho phép quyên truy cập đến ccs thiết lập điều khiển nhiều nhân hệ thống. Bởi vì sự đa dạng rông rãi của chipset, thiết kế bo mạch chủ và BIOS, các tùy chọn bạn thấy ở đây có thể thấy có thể thay đổi rất lớn từ bo mạch chủ này đến bo mạch chủ kia.

Nhiều bo mạch chủ bao gồm những tính năng được thiết kế để vượt xung hệ thống, cho phép bạn đặt hệ thống chạy bus CPU và có thể những bus khác ở tốc dộ cao hơn bình thường. Những thiết lập này đặc biệt hữu dụng cho việc kiểm tra hết mức một hệ thống sau khi lắp ráp, thường được gọi là kiểm tra thử nghiệm (burn-in test).

Những thiết lập này có thể được dùng để tăng tốc độ bộ xử lý và các bus liên kết như là PCI và AGP. Đối với kiểm tra cụ thể các card AGP video hay PCI, một số bo mạch chủ cho phép tốc độ bus AGP/PCI được đặt độc lập với bus CPU> nếu bạn có ý định dùng những thiết lập này để tăng tốc một hệ thống, lưu ý rằng tùy thuộc phần cứng và phần mềm cụ thể bạn có cho chạy nhanh hơn xung mặc định, làm giảm sự ổn định hệ thống và rút ngắn thời gian sống hữu dụng của bộ xử lý và nó không thể được bảo hành. Bạn cũng cần đầu tư làm mát hệ thống tốt hơn để bù đăọ nhiệt thêm lên được phát sinh bằng cách vượt xung hệ thống. Tổng quát, nếu bạn không biết một thiết kế cụ thể được thiết kế cho việc gì, tốt nhất để nó ở thiết lập  mặc định hay tự động. Nếu bất kỳ sự cố nào xảy ra, bắt đầu bằng cách trởi lại tất cả thiết lập tần số và định thời gian về các giá trị mặc định.







Cấu hình thiết bị ngoại vi nâng cao

Bảng chọn cấu hình thiết bị ngoại vi dùng để cấu hình các thiết bị được dựng sẵn vào bo mạch chủ, như là các cổng serial, parallel, audio và USB có sẵn.
Tôi thường đề nghĩ vô hiệu hóa các cổng serial và parallel nếu chúng không được dùng bởi vì điều này giải phóng nguồn lực cho những thiết bị khác và có khả năng làm nhanh thơi gian khởi động.





Cấu hình nâng cao ổ đĩa

Trong số tất cả bảng chọn BIOS Setup, các thiết lập ổ cứng là một số quan trọng nhất.

Như với nhiều thiết lập BIOS Setup, các giá trị mặc định hay tự động thường được đề nghị. Với các thiết lập Auto, BIOS gửi một lênh Identify Drive đặc biệt đến ổ đãi, tương ứng với thông tin về những thiết lập dúng. Từ đó, BIOS có thể tự động phát hiện các đặc điểm kỹ thuật và chế độ hoạt động tối ưu của hầu hết ổ đãi cứng ATA và SATA. Khi bạn lựa chọn Au to cho ổ đĩa cứng. BIOS tìm lại các đặc điểm kỹ thuật ổ đĩa trong suốt quy trình POST, mỗi khi hệ thống khởi động. Bạn có thể tráo đổi các ổ đãi khi nguồn tắt, khi bật nguồn hệ thống sẽ tự động phát hiện ổ đĩa mới.

Thêm vào thiết lập auto, hầu hếu các BIOS cũ hơn cho một bảng tiêu chuẩn lên tới 47 loại ổ đĩa với các tham số được ghi trước. Mỗi loại ổ đĩa được xác định có số cylinder, số đầu đọc, yếu tố cân bằng ghi trước, vùng đích và số sector cụ thể. Điều này thường được sử dụng nhiều năm qua, nhưng không áp dụng cho hiện tại bởi bì không ổ đĩa nào hiện nay làm the các tham số cũ.

Lưu ý rằng các hệ thống tư năm 1997 và sớm hơn thường bị hạn chế đến kích cữ ổ đĩa tố đa 8.4G trừ khi có nâng cấp BIOS. Các hệ thống tử 1998 và sau này thường hỗ trợ ổ đĩa lên tới 137GB; các hệ thống đề ngày từ năm 2002 và sau nữa thường hỗ trợ đĩa trên 137GB(hỗ trợ LBA 48 bit), mặc dù cập nhật BIOS có thể cần thiết cho một số hệ thống. Bảng 5.13 thể hiện bảng chọn cấu hình ở đĩa và các tùy chọn cho một bo mạch chủ hiên đại tiêu biêu.







Thiết lập chế độ điều khiển SATA là đặc biệt quan trọng. Thiết lập điều khiển chức năng ổ đĩa SATA và xuất hiện đối với hệ thống như thế nào, có ảnh hưởng chủ yếu trên sự cài đặt hệ điều hành và các vấn đề trình điều khiển như thế nào.

Một trong những yêu cầu của SATA là có khả năng cạnh tranh hoàn toàn với ATA. Điều này có nghĩa là một ổ đĩa SATA có khả năng được hổ trợ bở cùng các trình điều khiển và phần mềm như ổ đãi Parallel ATA. Mặc dù điều này đúng, tuân thủ điều này có nghĩ các khả năng thêm vào như là hàng đợi lệnh riêng (native command quieuing) không bao giờ được hổ trợ. Để hỗ trợ các tính năng trên tiêu chuẩn ATA, SATA có một giao điện chế độ “native” rất mạnh được gọi là AHCI (advanced host controller interface).

Bộ điều khiển SATA trên hầu hết bo mạch củ có ba chế độ hoạt động:

Chế độ IDE – Cung cấp mô phỏng ATA kế thừa không có hổ trợ AHCI hay RAID.
Chế độ AHCI – Cung cấp hỗ trợ cho chức năng SATA riếng không có RAID.
Chế đô RAID – Cung cấp hỗ trợ cho cả hay RAID và AHCI.

Bất kỳ hệ điều hày hay phần mềm hỗ trợ các ổ đĩa ATA tiêu chuẩn cũng hỗ trợ SATA nếu thiết bị tiếp hợp chủ được đặt ở chế độ IDE. Điều này có nghĩa là, cho thí dụ, bạn có thể cài đặt Windows trên ổ đĩa SATA không phải nhấn phím F6 dể chỉ định và tải bất kỳ trình điều khiển thêm nào. Tuy nhiên, nếu chọn chế độ AHCI hay RAID/AHCI, các trình điều khiển ATA tiêu chuẩn sẽ không họt động, bạn sẽ cần các trình điều khiển AHCI/RAID. Điều này có nghĩa là nếu đang cài đặt Windows trên hệ thống với bộ thiết bị tiếp hợp SATA đối với chế độ AHCI hay RAID và Windows không nhận ra ổ đĩa, bạn sẽ cần nhấn phím F6 và cài đặt các trình điều khiển AHCI/RAID. Windows XP và cũ hơn chi hỗ trợ nạp các trình điều khiển này từ đĩa mềm, trong khi Windows Vista và sau này hổ trợ các ổ đĩa quang cũng như ổ đĩa USB (bao gồm các ổ đĩa flash). Lưu ý là windows Viista  và sau này bao gồm các trình điều khiển AHCI/RAID cho nhiều thiết bị tiếp hợp chủ SATA trên phần cài đặt DVD và cũng có thể tích hợp các trình điều khiển vào Windows XP cài đặt triên đĩa.

Chuyển chế độ SATA trong BIOS Setup sau khi hệ điều hành được cài đặt có thể gây ra các sự cố nếu ổ đĩa SATA là ổ đĩa khởi động, và bạn không nạp trước các trình điều khiển đúng, cho thí dụ, nếu bạn chuyển các chế độ trên hệ thống chạy Windows XP hay Vista, trong bước khởi động kế tiếp bạn sẽ hầu như có khả năng ngay lập tức báo lỗi màn hình xanh hư sau:

STOP: 0x0000007b (parameter1, pararameter2, parameter3, parameter4) 

INACCESSIBLE_BOOT_DEVICE

Trong trường hợp này, thay đổi thiết bị tiếp hợp chủ trở về chế độ IDE sẽ cho hệ thống khởi động lại lần nữa.

Chức năng trì hoãn trước ổ cứng là để trì hoãn truy cập các ổ đãi chậm chạp để tăng tốc. Một số ổ đĩa không sẵn sàng khi hệ thống bắt đâu tìm kiếm chúng trong suốt thời gian khởi động, làm hệ thống hiển thị các thông báo hỏng ổ đĩa cố định (Fixed disk failure) và thất bại khởi động. Thiết lập sự trì hoãn này cấp phát thời gian cho ổ đãi sẵn sàng trước khi tiếp tục quy trình khởi động. Tất nhiên, điều này làm chậm quy trình khởi động, nên nếu ổ đĩa không cần sự trì hoãn này, nên vô hiệu hóa nó.

Cấu hình nâng cao ổ mềm

Bảng chọn cấu hình ổ mềm là cho cấu hình và giao diện ổ mềm. Bảng 5.1 thể hiện các tùy chọn trong một BIOS Setup tiêu biểu.



Bằng cách cho tính năng bảo vệ chống ghi, bạn không cho phép ghi vào các đĩa mềm. Điều này giúp ngăn ngừa trộm dữ liệu cũng như ngăn ngừa nhiễm các đĩa có virus.

Cấu hình nâng cao bản ghi sự kiện

Bảng chọn ghi sự kiện là cho cấu hình các tính năng ghi sự kiện System Management (SMBIOS) và AMT (Active Management Technology). SMBIOS là một phương pháp tuần thủ DMI cho quản lý các máy tính trên mạng được quản lý. DMI là Desktop Management Interafce, một giao thức đặc biệt mà phần mềm dùng để liên lạc với bo mạch chủ. AMT cho phép một truy cập từ xa mạnh mẽ và các khả năng xử lý sự cố, bao gồm bảng kiểm kê phần cứng và phần mềm, thay đổi chủ động và sự hồi phục.

Dung SMBOS và AMT, một người quản lý hệ thống có thể lấy thông tin về hệ thống. Các ứng dụng như là LAN Desk Management Suite dùng SMBIOS và AMT để báo cáo phần thông tin DMI như sau:

Dữ liệu BIOS, như là mức sửa đổi BIOS.

Dữ liệu hệ thống, như là các thiết bị ngoại vi, các số serial, và các thẻ tài sản được cài đặt

Dữ liệu nguồn, như là kích cở bộ nhớ, kích cỡ bộ nhớ đệm, và tốc độ bộ xử lý.

Dữ liệu động như là sự phát hiện sự kiện, bao gồm sự phát triển sự kiện và ghi lỗi.



Một số bo mạch chủ với bộ nhớ ECC cũng hỗ trợ việc ghi các sự kiện ECC. Tôi cho việc ghi sự kiện đặc biệt hữu ích cho việc theo dõi lỗi như là các lỗi ECC. Dùng tính năng view log, bạn có thể thấy bất kỳ lỗi nào được tìm ra (hay được chỉnh sửa) bởi hệ thống.

Cấu hình Video nâng cao

Bảng chọn cấu hình video là cho cấu hình tính năng video. Bảng 5.16 thể hiện chức năng của bảng chọn này trong một BIOS bo mạch chủ hiện đại tiêu biểu. Sử dụng thông dụng nhất của bảng chọn này là để thay đổi thiết bị video chính. Điều này hữu ích cho các cấu hình hai màn hình. Dùng tính năng này, bạn có thể đặt card video PCI Express, AGP, hay PCI thành thiết bị khởi động chính.



Sử dụng thông dụng nhất của bảng chọn này là để thay đổi thiết bị video chính. Điều này hữu ích cho các cấu hình hai màn hình. Dùng tính năng này, bạn có thể đặt card video PCI Express, AGP, hay PCI thành thiết bị khởi động chính

Bảng chọn cấu hính USB nâng cao

Bảng chọn cấu hình USB được dùng cho cấu hình các cổng USB trên hệ thống. Bảng 5.17 thể hiện các chức năng của bảng chọn này trong một BIOS bo mạch chủ hiện đại tiêu biểu.



Hỗ trợ kế thừa USB có nghĩa là hỗ trợ cho bàn phím và chuột USB không phụ thuộc vào hệ điều anh hay các trình điều khiển. Nếu đang dùng bàn phím và chuột USB với tùy chọn này bị vô hiệu, bạn sẽ thấy rằng bàn phím và chuột USB không hoạt động cho đến khi hệ điều hành nhận diện được USB được nạp. Đây là một sự cố khi chạy phần mềm  chuẩn đoán, hệ điều hành cũ hơn hay những ứng dụng chạy ngoài hệ điều hành hay môi trường nhận biết USB.

Lưu ý rằng với hỗ trợ kế thừa không hiệu lực, hệ thống vẫn nhận ra bạn phím USB và cho phép nó hoạt động trong suốt quá trình POST và BIOS Setup. Nếu hỗ trợ kế thừa USB bị vô hiệu (mặc định trong một số hệ thống), hệ điều hành vận hanh như sau:

1.Khi bật nguồn máy tính, hỗ trợ kế thừa USB bị vô hiệu.
2.POST bắt đầu.
3.Hộ trợ kế thừa USB tạm thời có hiệu lực bởi BIOS. Điều này cho phép bạn dùng một bàn phím USB để vào chương trình thiết lập hay chế độ maintenance. 
4.POST hoàn tất và vô hiệu hỗ trợ kế thừa USB (trừ khi được đặt Enable trong khi thiết lập).
5.Hệ điều hành nạp. Trong khi hệ điều hành đang nạp, bàn phím và chuột USB không được nhận biết. Sau khi hệ điều hành nạp những trình điều khiển USB, các thiết bị USB được nhận biết.

Để cài đặt hệ điều hành hỗ trợ USB khi dùng bàn phím vào/hay chuột USB, cho khả năng hỗ trợ kế thừa USB trong BIOS Setup và theo các hướng dẫn cài đặt của hệ thống. Sau khi hệ điều hành được cài đặt và các trình điều khiển USB được cấu hình, hỗ trợ kế thừa USB không được dùng nữa và hệ điều hành các trình diều khiển USB tiếp tục. Tuy vậy, tôi đề nghị bạn để hỗ trợ kế thừa có hiệu lực vì vậy chuột và bàn phím USB sẽ hoạt động trong khi chạy tự khởi động hay chuẩn đoán trên cơ sở DOS hay khi chạy nhưng hệ điều hành không nhận biết USB khác.

Hỗ trợ kế thừa USB là chỉ cho bàn phím và chuột; nó không dùng cho hub hay các thiết bị USB khác. Để những thiết bị khác bàn phím hay chuột hoạt động, bạn cần hệ điều hành nhận biết USB với vác trình điều khiển USB chính xác.

Bảng chọn cấu hình điều khiển quạt nâng cao

Phần lớn hệ thống có một hay nhiều quạt thùng máy giúp làm mát hệ thống. Bảng 5.18 thể hiện chứ năng của bảng chọn cấu hình điều khiển quạt trên một pc tốc độ cao tiêu biểu.



Nhiều bo mạch chủ mới hơn có các chip điều khiển dựng sẵn có thể đọc nhiệu độ, điện áp, và tốc dộ quạt. Những cái này thường bao gồm một màn hình trong BIOS Setup cho phép thấy các việc đọc từ chip từ chip điều khiển. Thông thường các bo mạch chủ cũng bao gồm một chương trình điều khiển phần cứng chạy trên Windows cho khá thuận tiện điều khiển trong khi hệ thống đang được dùng (xem bảng 5.19).



Bảng chọn bảo mật

Phần lơn BIOS bao gồm hay mật khẩu cho việc bảo mật, được gọi là mật khẩu người giám sát (supervisor) và mật khẩu người dùng (user). Những mật khẩu này giúp kiểm soát ai được phép truy cập chương trình BIOS Setup và ai được phép khởi động máy tính. Mật khẩu người giám sát cũng dược gọi là mật khẩu thiết lập (setup) bởi vì nó kiểm soát truy cập chương trình thiết lập. Mật khâu người dùng cũng được gọi là mật khẩu hệ thống (system) bởi vì nó kiểm soát truy cập toàn bộ hệ thống.

Nếu mật khẩu người giám sát được đặt, dấu nhắc mật khẩu được hiển thị khi thử vào các bảng chọn BIOS Setup. Khi vào đúng, mật khẩu người giám sát cho một truy cập không bị hạn chế để xem và thay đổi tất cả tùy chọn thiết lập trong chương trình thiết lập. Nếu mật khẩu người giám sát không được vào  hay vào sai, truy cập để xem và thay đổi tất cả tùy chọn thiết lập trong chương trình thiết lập bị hạn chế.

Nếu mật khẩu người dùng được đặt, dấu nhắc mật khẩu được hiển thị trước khi máy tính khởi động. Mật khẩu này phải vào đúng trước khi hệ thống được phép được khởi động. Lưu ý rằng nếu chỉ mật khẩu người giám sát được đặt, máy tính khởi động không cần hỏi một mật khẩu do mật khẩu người giám sát kiểm soát chỉ truy cập vào các bảng chọn BIOS Setup. Nếu cả hai mật khẩu được đặt, dấu nhắc mật khẩu được hiển thị tại thời điểm khởi động, và mật khẩu người dùng hay mật khẩu người giám sát được vào để khởi động hệ thống.

Trong hầu hết hệ thống, mật khẩu có thể dài tời bảy hay tám ký tự. Nếu quên mật khẩu, phần lắn hệ thống có một cầu nhảy trên bo mạch chủ cho phép xóa tất cả mật khẩu. Điều này có nghĩa là đối với phần lớn hệ thống, việc bảo mật mật khẩu cũng yêu cầu thùng máy chứ hệ thống bị khóa để ngăn ngừa các người dùng mở nắp và tác động cầu nhảy xóa mât khẩu. Cầu nhảy thường không được dán nhãn trên bo mạch chủ cho nghứng lý do bảo mật, nhưng có thể được tìm thấy trên tài liệu bo mạch chủ hay hệ thống.

Biết mật khẩu và vào BIOS Setup, một mật khẩu cũng được xóa bằng cách vào BIOS Setup và chọn chức năng Clear Password. Nếu không có chức năng xóa, vẫn xóa được mật khẩu bằng cách chọn chức năng set password và nhấn enter (cho không mật khẩu) tại dấu nhắc. Bảng 5.20 thể hiện các chức năng bảo mật trong một BIOS Setup tiêu biểu.



Để xóa các mật khẩu nếu quên chúng, phần lớn bo mạch chủ có một cầu nhả hay mạch chuyên xóa mật khẩu. Các bo mạch chủ Intel yêu cầu bạn đặt cấu hình cầu nhảy, vào bảng chọn maintenance trong BIOS Setup và chọn tính năng Clear Password. Nếu không tìm thấy tài liệu cho bo mạch chủ và không chắc chắn làm cách nào xóa mật khẩu, ban thử dịch chuyên pim trnog 15 phút xó CMOS RAM. Đủ dài thời gian cho CMOS RAM xóa trên một số hệ thống bởi vì chúng có các tụ điện trên mạch giữ điện. Lưu ý rằng điều này cũng xóa tất cả thiết lập BIOS khác, bao gồm các thiết lập ổ cứng, vì vậy chúng nên được ghi lại trước khi làm.

Theo "Nâng cấp và sửa chữa máy tính" Scott Mueller