Trang chủ » Tư vấn »Bảo Trì Máy Tính - Mạng LAN» Các đặc điểm kỹ thuật MultiRead

Ngày tạo: 01/08/2015

Các đặc điểm kỹ thuật MultiRead



Các tiêu chuẩn CD của Red Book và Yellow Book chỉ rõ rằng trên một CD các land nên có một giá trị hệ số phản chiếu tối thiểu khoảng 70% và các pit nên có hệ số phản chiếu tối đa khoảng 28%. Do vậy, vùng đĩa tương trưng một land nên phản chiếu trở lại không ít hơn 70% ánh sáng laser trực tiếp tại đó, trong khi các pit nên phản chiếu không nhiều hơn 28%. Trong đầu thập niên 1980 khi những tiêu chuẩn này được phát triển, các diode tách sóng quang này được sử dụng trong các ổ đĩa ít nhạy cảm, những yêu cầu phản chiếu tối thiểu và tối đa được thiết kế thận trọng để tạo ra đủ ánh sáng và độ tương phản giữa các pit và land để thích nghi.

Trong đĩa CD-RW, sự phản chiếu của một land khoảng 20% (cộng hay trừ đi 5%) và sự phản chiếu của một land khoảng 20% (cộng hay trừ đi 5%) và sự phẩn chiếu của một pit chỉ 5% - hiển nhiên theo những yêu cầu cơ bản. May mắn thay, bằng cách thêm một mạch AGC khá đơn giản, tỷ lệ khuếch đại trong mạch bộ dò phát hiện thay đổi linh hoạt để phép đọc những đĩa CD-RW kém phản chiếu hơn. Do đó, mặc dù ỏ đĩa CD-ROM đầu tiên không có khả năng đọc đĩa CD-RW, sửa đổi các thiết kế để cho nó đọc được thì không khó khăn. Cái bạn có thể gặp sự cố đọc đĩa CDRW là chính ổ đĩa đọc CD, đặc biệt là những cái cũ hơn. Do CD-RW đầu tiên có mặt năm 1996 (mất một năm hay nhiều hơn để trở thành phổ biến), hầu hết các ổ đĩa CD-ROM được sản xuất năm 1997 hay sớm hơn đều có vấn đê đọc đĩa CD-RW.

Các DVD cũng gặp vấn đề về sự tương thích. Với DVD, vấn đề không chỉ đơn thuần là sự phản chiếu nó là một sự không tương thích vốn dĩ với độ dài sóng laser được sử dụng cho DVD đối với CD. Vấn đề này bắt nguồn từ chấy nhuộm dùng trong lớp ghi của đĩa CD-R và RW, rất ngạy cảm với độ dài sóng ánh sáng được dùng để đọc chúng. Tại độ dài sóng laser CD chính xác 780mm chúng rất phản chiếu, nhưng tại các độ dài sóng khác độ phản chiếu xuống rõ rệt. Thông thường, các ổ đĩa CD dùng tia laser 780nm (hồng ngoại) để đọc dữ liệu, trong khi các ổ đĩa DVD dùng tia laser độ dài sóng ngắn hơn 650nm (màu đỏ). Mặc dù tia laser độ dài sóng ngắn hơn hiệu quả cho đọc các đĩa CD-ROM thương mại bởi do lớp phản chiếu nhôm phản chiếu ngang bằng với độ dài sóng laser DVD ngắn hơn, nó không hiệu quả chút nào khi đọc các đĩa CD-R hay RW. May thay, một giải pháp đầu tiên được giới thiệu bởi Sony và kế tiếp là các nhà sản xuất ổ đĩa DVD khác. Giải pháp này bao gồm một bộ tiếp nhận hai tia laser kết hợp hai tia laser 650nm (DVD) và 780nm (CD). Một số trong chúng dùng hai bộ tiếp nhận riêng biệt với hai mắt riêng cắm trên cùng bộ lắp ráp, nhưng cuối cùng là thay đổi bộ hai tia laser dùng chúng một mắt, làm bộ tiếp nhận này nhỏ hơn và rẻ hơn. Bỏi vì hầu hết nhà sản xuất muốn tạo ra nhiều loại ổ đĩa – bao gồm những cái rẻ hơn. Bởi vì hầu hết các sản xuất muốn tạo ra nhiều loại ổ đĩa – bao gồm những cái rẻ hơn không cần bộ tiếp nhận hai tia laser – một tiêu chuẩn cần thiết để tạo ra vì thế người mua ổ dĩa sẽ biết các khả năng của nó.

Bạn có thể nói liệu ổ đĩa CD hay DVD tương tích với đĩa CD-R và RW? Vào cuối thập niên 1990, OSTA tạo ra các đặc điểm kỹ thuật MultiRead để đảm bảo các mức tương tích cụ thể:

+ MultiRead – Cho các ổ đĩa CD
+ MultiRead2 – Co các ổ đĩa DVD

Thêm nữa, một tiêu chuẩn MultiPlay tương tự hiện hữu cho các thiết bị DVD –Video và CD-DA tiêu dùng Bảng 11.7 thể hiện hai mức MultiRead được gán cho ổ đĩa và loại đĩa được đảm bảo có khả năng đọc trong các ổ đĩa nó.

Lưu ý rằng MultiRead cũng cho biết ổ đĩa có khả năng đọc đĩa được ghi trong chế độ Packet Writing do chế độ này hiện nay được dùng khá phổ biến với hai đĩa có thể ghi lại được CD-R và DVD.

Nếu chị dùng các ổ đĩa ghi lại được CD hay DVD, bạn không cần lo lắng về việc tương thích. Tuy vậy, nếu vẫn dùng các ổ đĩa không ghi lại được, bạn nên kiểm tra sự tương thích với các loại đĩa khác. Mặc dù các biểu trung MultiRead2 được thể hiện trên hình 11.8 không được sử dụng rộng rãi hôm nay, bạn có thể xác định sự tương thích của một ổ đĩa cụ thể với loại đĩa có sẵn bằng cách xem tài liệu đặc điểm kỹ thuật của nó.

DVD

DVD là chữ viết tắt của đĩa đa năng kỹ thuật số (digital versatile disc) và trong các thuật ngữ đơn giản nhất là đĩa CD dung lượng cao. Thực ra mỗi ổ đĩa DVD là một ổ đĩa CD-ROM; đó là chúng có thể đọc được CD cũng như là DVD (Tuy nhiên, nhiều đầu đọc đĩa DVD độc lập không thể đọc được các đĩa CD-R hoặc CD-RW). DVD sử dụng cùng công nghệ quang học như CD với sự khác biệt chính là mật độ dày đặc hơn. Tiêu cuẩn DVD tăng đáng kể dung lượng lưu trữ của đĩa kích cỡ CD-ROM. Một đĩa CD-ROM có thể có dung lượng lớn nhất vào khoảng 737MB (đĩa 80 phút) dữ liệu, nghe có vẻ là nhiều nhưng lại không đủ cho nhiều ứng dụng có dung lượng ngày càng lớn, đặc biệt khi sử dụng video. Đĩa DVD lên đến 4.7 GB (lớp đơn) hoặc 8.5 GB (lớp đôi) trên một mặt đơn của đĩa, nhiều hơn 11 ½ lần so với đĩa CD. DVD bề mặt gấp đôi có thể gấp hai lần với số lượng dữ liệu như vậy, mặc dù hiện tại bạn phải lật đĩa để đọc mặt kia.

Lên đến 2 lớp thông tin được ghi đối với đĩa DVD, với dung lượng lưu trữ ban đầu là 4.7 GB thông tin số trên đĩa lớp đơn một mặt đơn – một đĩa có tổng thể đường kính và độ dày giống với đĩa CD-ROM hiện tại. Với chuẩn nén MPEG-2 (Moving Picture Experts Groupstandard 2), dung lượng này đủ chứa xấp xỉ 133 phút video, dù một phim tính năng trọn vẹn độ dài, màn hình rộng, đủ chuyển động – bao gồm ba kênh âm thanh chất lượng CD và bốn kênh phụ đề. Sử dụng cả hai lớp, một đĩa đơn một mặt có thể dễ dàng lên đến 240 phút video hoặc hơn nữa. Dung lượng ban đầu này không có sự trùng hợp ngẫu nhiên; việc tạo ra DVD được thúc đẩy do ngành công nghiệp phim ảnh, luôn tìm kiếm những đĩa lưu trữ với dung lượng lớn hơn, giá thành rẻ hơn và bền hơn băng video.

Chú ý:

Thật quan trọng để biết sự khác biệt giữa các tiêu chuẩn DVD-Video và DVD-ROM. Các đĩa DVD-Video chỉ chứa các chương trình video và được dự định để phát trên đầu đọc DVD được kết nối với máy truyền hình và có thể cả hệ thống âm thanh nữa. DVD-Rom là môi trường lưu trữ dữ liệu dự định để PC và các loại máy tính khác sử dụng. Sự khác biệt khá giống giữa đĩa âm thanh CD và CD-ROM. Các máy tính có khả năng đọc đĩa âm thanh CD cũng như CD-ROM, nhưng các đầu đọc CD âm thanh thiết kế riêng không thể đọc được các rãnh dữ liệu trên đĩa CD-ROM. Tương tự như việc các ổ đĩa DVD máy tính có thể phát các đĩa DVD video (mã hóa chuẩn MPEG-2 hoặc về phần cứng hoặc phần mềm), nhưng các đầu đọc DVD video không thể truy cập được dữ liệu trên DVD-ROM. Đó là lý do tại sao bạn phải chọn lựa loại DVD khi sử dụng đĩa DVD ghi được.

Ứng dụng ban đầu cho DVD là sự nâng cấp cho CD cũng như sự thay thế cho các băng video đã được ghi lại trước đó. DVD có thể cho thuê hoặc mua bán giống như băng VCR đã được thu trước đó, nhưng chúng có độ phân giải và chất lượng tốt hơn với nội dung nhiều hơn. Như với đĩa CD, mục đích ban đầu là thiết kế chỉ dành cho nghe nhạc, DVD từ khi được phát triển sử dụng đa dạng hơn, bao gồm lưu trữ dữ liệu máy tính và âm thanh chất lượng cao.

Theo “Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scott Mueller