Tất cả ổ đĩa CD-R hoạt động với các đĩa CD-R 650MiB (682MB) (bằng 74 phút nhạc được ghi âm), tiêu chuẩn, cũng như đĩa trắng CD-R 7000MiB (737MB) dung lượng cao hơn (bằng 80 phút nhạc được ghi âm). Hầu hết nhà sản xuất đĩa ngưng dần đĩa 650MiB (74-minute), chỉ sản xuất đĩa 700MiB (80-minute).
Một số ổ đĩa và phần mềm ghi (burning) có khả năng đốt quá (overburning), nhờ đó chúng ghi dữ liệu từng phần vào vùng dẫn xuất và về cơ bản mở rộng rãnh ghi dữ liệu. Điều này chắc chắn rủi ro đến chừng mực mà sự tương thích được chấp nhận. Nhiều ổ đĩa, đặc biệt những cái cũ hơn, không đọc được gần đoạn cuối của đĩa bị đốt quá. Tốt nhất xem xét hình thức này của các CD vượt xung có phần dựa trên thực nghiệm. Có thể hữu dụng cho các mục đích riêng với ổ đĩa và phần mềm của bạn, nhưng tính có thể thay thế sẽ là vấn đề.
Một số nhà cung cấp bán các đĩa loại 90 phút (790 MiB) và 99 phút (870 MiB) làm cho việc ghi đĩa trở nên dễ dàng hơn.
Phần lớn các ổ đĩa CD-RW tiêu chuẩn có thể ghi nhạc xác thực đến 89:59 vào đĩa 90 phút và đĩa CD-R này hoạt động trong những đầu đọc điện tử tự động và tại gia khác nhau.
Mầu sắc đĩa CD-R
Một số tranh luận qua nhiều năm về mầu sắc nào mà CD-R cho hiệu suất tốt nhất. Bảng 11.6 thể hiện các sự kết hợp màu sắc chung nhất, cùng với nhãn hiệu nào dùng chúng và một số thông tin kỹ thuật.
Một số nhãn hiệu được liệt kê với nhiều hơn một kết hợp màu, do bởi các thay đổi trong sản xuất hay các dòng sản phẩm khác nhau. Bạn nên kiểm tra các kết hợp màu bất cứ khi nào mua đĩa CD-R mới nếu tìm thấy các kết hợp màu cụ thể hiệu quả tốt hơn cho các ứng dụng của bạn.
Ghi chú:
Những trò chơi Playstation đầu tiên trên đĩa có màu đen bên ngoài. Màu chóng những đĩa CD-R để trống cũng có lớp polycarbonate màu đen. Lớp màu đen này chỉ hoàn toàn để tô điểm vô hình đối với tia laser hồng ngoại để đọc và ghi đĩa. Nói cách khác, các đĩa CD-R “đen” về mặt chức năng y hệt các đĩa trong suốt và có thể dùng bất kỳ màu tiêu chuẩn công nghiệp nào cho lớp ghi. Nhìn bề ngoài trạng thái màu đen che lớp ghi, nên mặc dù có tia laser đi xuyên qua, trạng thái màu đen ngăn ngừa bạn quan sát trực tiếp màu sắc nhuộm trong lớp ghi.
Về cơ bản, mặc dù sự kết hợp màu đa dạng mang nhiều thuận lợi, cách tốt nhất để chọn loại đĩa là thứ một thương hiệu cho ổ đĩa của bạn với việc ghi đĩa lớn và đĩa nhỏ, kế tiếp thử một đĩa phù hợp với nhãn hiệu và tốc độ ổ đĩa.
Ghi chú:
Nếu bạn đang có kế hoạch để thu pha trộn nhạc (music mixes) cho sử dụng trong các đầu CD hay máy nghe đĩa CD trên xe ô tô, hãy kiểm tra sự tương thích trong những thiết bị này.
+ Độ tin cậy cao trong ghi (kiểm tra danh sách đĩa được đề nghị cho ổ đĩa của bạn)
+ Không có thông tin bị mất ở bề mặt nhuộm hay phản chiếu (vùng mà đĩa không ghi chính xác)
+ Độ bền thông qua xử lý bình thường (phủ chống xước trên bề mặt đĩa)
+ Chi phí thấp nhất
Nếu có sự cố về ghi với các loại đĩa cụ thể hay nếu bạn tìm thấy một số nhãn hiệu được đanh giá tốc độ thấp hơn nhiều so với những cái khác, liên hệ với các nhà phân phối ổ đĩa của bạn để có bộ nâng cấp chương trình. Các nâng cấp chương trình cũng giúp ổ đĩa của bạn nhận ra các loại mới của đĩa nhanh nhất từ nhiều nhà cung cấp.
Các đánh giá tốc độ ghi của đĩa CD-R
Với các tốc độ chủ yếu của CD-R xếp từ 1x (nay đã ngưng sản xuất) lên đến tốc độ hiện nay 48x – 52x thật quan trọng để kiểm tra đánh giá tốc độ (x-rating) của đĩa CD-R của bạn.
Phần lớn đĩa đóng nhãn trên thị trường hiện nay được đánh giá vận hành tốt ở tốc độ ghi 48x.
Một số nhãn hiệu cho biết điều này cụ thể trên đóng gói của chúng, trong khi bạn phải kiểm tra các website của nhãn hiệu khác để lấy thông này.Nếu cần thiết, cài đặt bộ nâng cấp chương trình để đạt tốc độ ghi tối đa.
Ghi chú:
Tốc độ ghi CD-R 52x là tốc độ nhanh nhất có sẵn, các tốc độ quay cao hơn có thể dẫn đến sự rung quá mức và thậm chí làm hư đĩa.
Nếu không có đánh giá tốc độ cho đĩa của bạn, bạn có thể giới hạn ở ghi 32x hay thấp hơn cho dữ liệu. Nếu đang ghi đĩa CD âm thanh, bạn có thể thấy một số thiết bị vận hành tốt hơn với đĩa tốc độ 8x hay tốc độ thấp hơn đĩa được ghi ở tốc độ cao hơn.
Lời khuyên:
Hầu hết các ổ đĩa và phần mềm chủ yếu hỗ trợ một thiết lập tự động xác định tốc độ tốt nhất để dùng ghi đĩa CD-R. Phần mềm hỗ trợ loại tính năng này phân tích đĩa và điều chỉnh phương pháp ghi và tốc độ ghi trong suốt quy trình ghi để đảm bảo kết quả tốt nhất. Sử dụng tính năng này giúp bạn ghi chính xác không cần tới đánh giá tốc độ đĩa.
CD-RW
Bắt đầu năm 1996, một hiệp hội công nghiệp gồm Ricoh, Philips, Sony, Yamaha, Hewlett-Packard và Misubishi Chemical Corporation thông báo định dạng CD-RW. Thiết kế chủ yếu do Ricoh, họ là nhà sản xuất đầu tiên giới thiệu ổ đĩa CD-RW( vào tháng 5 năm 1996). Ổ đĩa này là MP6200S, là đơn vị có tốc độ 2/2/6 (2x ghi, 2x ghi lại, 6x đọc). Cùng thời gian. Orange Book Part III được công bố, xác định chính thức tiêu chuẩn CD-RW.
Các ổ đĩa CD-RW nhanh chóng thay thế chỉ các ổ đĩa CD-R và mặc dù các ổ đĩa DVD có khả năng ghi lại thay thế rộng rãi các ổ đĩa CD-RW, bất kỳ ổ đĩa DVD nào có khả năng ghi lại đều có chức năng như ổ đĩa CD-R/CD-RW.
Đĩa CD được đột hay ghi giống như đĩa CD-R; sự khác biệt chính là nó được xóa và ghi lại nhiều lần. Nó thật hữu dụng khi in chụp một đĩa rồi sau đó sao chép vào đĩa CD-R rẻ hơn hay thậm chí vào các CD rập để phân phối. Nó có thể ghi lại ít nhất 1.000 lần hay nhiều hơn. Thêm nữa với phần mềm ghi đóng gói, nó lại giống như đĩa mềm, bạn có thể đơn giản kéo và thả hơn sao chép và xóa các tệp tin theo ý muốn. Mặc dù các đĩa CD-RW đắt khoảng 1.5 – 2 lần so với đĩa CD-R , các đĩa CD-RW vẫn rẻ hơn nhiều so với hộp quang học và các dạng di động khác. Điều này CD-RW trở thành một công nghệ hữu ích cho các sao lưu hệ thống, lưu trữ tệp tin và bất kỳ nhiệm vụ lưu trữ dữ liệu khác mà DVD không phù hợp.
Ghi chú:
Đinh dạng CD-RW cơ bản được xem như CD có khả năng xóa, hay CD-E (CD-Erasable).
Có bốn khác biệt chính giữa CD-W và CD-RW:
+ Có khả năng ghi lại được
+ Đắt tiền hơn
+ Ghi chậm hơn
+ Ít phản chiếu hơn
Ngoài việc CD-RW có khả năng ghi lại được và giá đắt hơn một chút, tốc độ ghi cũng bằng nửa (hay ít hơn) tốc độ CD-R. Đó là do tia laser cần nhiều thời gian để vận hành ở điểm cụ thể trên đĩa khi ghi. Đĩa này cũng có độ phản chiếu thấp hơn, làm giới hạn đọc trong các ổ đĩa cũ hơn. Nhiều ổ đĩa CD-ROM và CD-R tiêu chuẩn cũ hơn không thể đọc được CD-RW. Tuy nhiên, khả năng MultiRead hiện nay có trong các ổ đĩa CD tốc độ 24x hoặc lớn hơn, cho phép chúng đọc các CD-RW dễ dàng. Nói chung, các ổ đĩa CD-DA đặc biệt là các dầu audio trên xe hơi dường như rất khó khăn khi đọc CD-RW. Vì vậy, để ghi nhạc hay tương thích với những ổ đĩa cũ hơn, bạn có lẽ nên dùng đĩa CD-R. Hãy tìm biểu trung MultiRead trên ổ đĩa CD, cho biết khả năng đọc CD-RW. Khi bạn mua một máy nghe nhạc CD mới thuộc hàng hiếm, hãy xem có ghi rõ khả năng đọc CD-R/CD-RW không.
Các ổ đĩa và đĩa CD-RW dùng một tiến trình thay đổi pha để tạo ra ảo giác các pit trên đĩa. Như với CD-R, đĩa bắt đàu cùng nền polycarbonate với một pre-groove hơi nghiêng được đúc bằng khuôn, chứa thông tin ATIP. Tiếp đến, bên trên nền, một lớp cách điện đặc biệt (insulating) được quay phủ, tiếp theo là lớp ghi thay đổi pha, lớp cách điện nữa, lớp phản chiếu bằng nhôm, cuối cùng lớp sơn bảo vệ chống UV (và lớp in màn chắn tùy chọn). Các lớp cách điện bên trên và bên dưới ghi được thiết kế tách riêng lớp polycarrbonate và lớp phản chiếu khỏi nhiệt độ cao trong suốt quá trình thay đổi pha.
Hình 11.7 thể hiện các lớp của đĩa CD-RW, cùng với pre-groove (lằn gơn nổi từ góc độ tia laser) với các pit bị đốt trong lớp thay đổi pha
Thay vì đốt lớp nhuộm hữu cơ như trong CD-R, lớp ghi trong đĩa CD-RW được làm bằng một hợp kim gồm bạc, indium, antimony và tellurium (Ag-In-Sb-Te). Phần phản chiếu của lớp ghi là hợp kim nhôm, tương tự như trong các đĩa được rập thông thường. Kết quả là mặt ghi của đĩa CD-RW giống như tấm gương với màu sắc hơi xanh da trời. Tia laser đọc/ghi hoạt động ở mặt dưới của đĩa, làm đường rãnh lần nữa như một lằn gợn và việc ghi được thực hiện trong lớp thay đổi pha trên lằn gợn này. Lớp ghi bằng hợp kim Ag-In-Sb-Te thông thường có kiến trúc đa tinh thể có 20% độ phản chiếu. Khi dữ liệu được ghi vào đĩa CD-RW, tia laser trên ổ đĩa luân phiên giữa hai thiết lập nguồn, được gọi là P-write và P-erase. Thiết lập nguồn cao hơn (P-write) được dùng để làm nóng vật liệu trong lớp ghi đến nhiệt độ giữa 500 độ C và 700 độ C (932 độ - 1.292 độ F) làm nó tan chảy. Trong tình trạng lòng các phân tử của vật liệu chạy hỗn loạn, làm mất kiến trúc đa tinh thể và thành cái được gọi là tình trạng vô định hình (amorphous) (ngẫu nhiên). Khi vật liệu đông đặc lại trong tình trạng vô định hình này, chỉ khoảng 5% độ phản chiếu. Khi được đọc, những vùng này thấp hơn trong sự phản chiếu mô phỏng các pit trên đĩa CD-ROM được rập.
Đây sẽ là tất cả về đĩa CD-RW, nhưng do chúng có thể được ghi lại, phải có một cách để làm vật liệu trở lại tình trạng đa tinh thể. Điều này được thể hiện bằng cách đặt tia laser ở chế độ P-erase năng lượng thấp hơn. Việc này làm nóng vật liệu lên độ chừng 200 độ C (392 độ F), dưới nhiệt độ nóng chảy của chất lỏng nhưng đủ cao để làm mềm vật liệu. Khi vật liệu bị mềm đi và được làm mát từ từ, các phân tử xếp hàng lại từ tình trạng vô định hình phản chiếu 5% thành tình trạng đa tinh thể phẩn chiếu 20%. Những vùng phản chiếu cao hơn này mô phỏng những land trên đĩa CD-ROM rập.
Lưu ý là ngoài tên thiết lập nguồn laser P-erase, đĩa rõ ràng không bao giờ “bị xóa”. Thay vào đó, CD-RW dùng một kỹ thuật ghi được gọi là direct overwrite, trong đó một điểm không phải được xóa để ghi lại; đơn thuần là nó được ghi lại. Nó cách khác, khi dữ liệu được ghi tia laser vẫn giữ nguyên và các xung giữa mức năng lượng P-write và P-erase tạo ra vùng vô định hình và đa tinh thể của sự phản chiếu thấp và cao, bất kể tình trạng nào mà vùng trong ưu tiên. Tương tự trong nhiều cách để ghi dữ liệu trên đĩa từ tính cũng dùng ghi đè trực tiếp. Mỗi sector đã có các không mẫu dữ liệu, nên khi ghi dữ liệu, tất cả bạn thực sự đang làm là đang ghi các mẫu mới. Các sector không bao giờ bị xóa; chúng đơn thuần bị ghi đè. Môi trường trong đĩa CD-RW được thiết kế để ghi và ghi lại lên tới 1.000 lần.
Orange Book Part III Volume I gốc (đặc điểm kỹ thuật của CD-RW) cho phép ghi CD-RW ở tốc độ 4x. Những phát triển mới trong môi trường và ổ đĩa được đòi hỏi hỗ trợ các tốc độ cao hơn tốc độ này. Nên vào tháng 5 năm 2000. Part III Volume 2 được công bố, xác định ghi CD-RW ở tốc độ từ 4 đến 10x. Sự sửa lại này của tiêu chuẩn CD-RW được gọi là High-Speed Rewritable, cả đĩa và ổ đĩa có khả năng tốc độ CD-RW cao hơn 4x thể hiện qua biểu trưng Rewritable, cả đĩa và ổ đĩa có khả năng tốc độ CD-RW cao hơn 4x thể hiện qua biểu trưng được in trên chúng. Phần III Volume 3 được công bố vào tháng 9 năm 2002, xác định các ổ đĩa Ultra-Speed là các ổ đĩa CD-RW có khả năng ghi ở tốc độ 8x-24x.
Bởi vì các khác biệt trong các tiêu chuẩn UDF được dùng bởi phần mềm ghi gói kéo và thả các tệp tin đối với ổ đĩa CD-RW, nhu cầu cài đặt chương trình đọc UDF trên hệ thống với các ổ đĩa CD-ROM và sự không khả năng đọc đĩa CD-RW của các ổ đĩa CD-ROM cũ hơn và DVD-ROM thể hệ đầu, tôi đề nghị dùng đĩa CD-RW cho các sao lưu cá nhân và việc chuyển giao dữ liệu giữa các máy tính của chính bạn. Tuy nhiên khi bạn gửi dữ liệu CD cho người dùng khác, CD-R đều có thể đọc được, biến nó thành một lựa chọn tốt nhất.
Theo “Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scott Mueller