Như một lựa chọn thay thế cho các ổ đĩa di động loại ổ đĩa mềm, ổ đĩa Zip/SuperDisk, các thiết bị Flash memory USB nhanh chóng được ưa chuộng để chuyển dữ liệu qua lại giữa các hệ thống máy tính. Ổ đĩa thành công đầu tiên của loại này – ThumbDrive của Trek – được giới thiệu vào năm 2000 và sau đó là hàng trăm cái xuất hiện.
Lưu ý
Thậm chí một số ổ đĩa Flash memory USB được gắn vào đồng hồ, cây bút và con dao (ví dụ như là Victorimox SwissMemory Swiss Army Knife) với dung lượng lên tới 1GB.
Không giống như các loại Flash memory khác, ổ đĩa flash USB không cần một đầu đọc thẻ riêng biệt, nó có thể cắm vào bất cứ cổng USB hay hub nào. Mặc dù Windows 9x/Me đều cần trình điều khiển, còn Windows XP và các phiên bản mới hơn đọc được hầu hết ổ đĩa flash USB ngay lập tức. Tương tự như các loại Fladh memory khác, ổ đĩa flash USB được gán 1 ký tự ổ đĩa khi kết nối vào máy tính. Phần lớn dung lượng ổ đĩa trong khoảng 16MB tới 16GB. Tốc độ đọc việt của các ổ đĩa tương thích chuẩn USB 1.1 khoảng 1Mbps. Những ổ đĩa USB flash 2.0 tốc độ cao hơn rất nhiều, tốc độ đọc khoảng 5MBps và tốc độ ghi khoảng 5MBps tới 13MBps. Bởi vì các ổ đĩa flash USB tốc độ cao dao động trong tốc độ, hãy kiểm tra kỹ tốc độ đọc/ghi của ổ đĩa mà bạn muốn mua.
Lời khuyên:
Nếu có một đầu đọc thẻ (card reader) hay máy quét (Scanner) đang cắm vào cổng hay hub USB trên máy tính, bạn nên rút nó ra khi gắn ổ đĩa flash USB vào. Điều này đôi khi cần thiết bởi vì sự xung đột giữa các trình điều khiển thiết bị. Nếu bạn nghi ngờ bị mắc phải vấn đề này, hãy sử dụng biểu tượng Windows Safely Remove Hardware trên thùng máy hệ thống để ngắt kết nối với đầu đọc thẻ trước khi chèn ổ đĩa flash USB. Sau khi hệ thống nhận ổ đĩa flash USB, bạn có thể gắn lại đầu đọc thẻ vào máy tính.
Để thêm tính năng bảo vệ dữ liệu, một số ổ đĩa flash USB có một mạch chuyển động ghi cơ học. Một số loại khác thì bao gồm hay hỗ trợ sự mã hóa dữ liệu được bảo vệ bằng mật khẩu như một tùy chọn, hầu hết đều là thiết bị có khả năng khởi động (nếu được hỗ trợ trong BIOS). Một số loại khác có tính năng bảo mật về sinh trắc học – vân tay của bạn là chìa khóa để sử dụng những nội dung ổ đĩa – trong khi một số khác có thêm phần mềm bảo mật truyền thống.
Thậm chí có cả những ổ Flash USB trần trụi hoạt động như những đầu đọc thẻ loại MMC, SD, xD-Picture, Memory Stick và Memory Stick Pro. Các đầu đọc thẻ Flash USB này thực chất là những ổ Flash USB không có lưu trữ Flash memory trên bo mạch chủ. Bạn có thể sử dụng chúng như là những đầu đọc thẻ hoặc là như một ổ đĩa USB lưu trữ di động.
So sánh các thiết bị Flash memory
Với bất kỳ thiết bị lưu trữ nào, bạn phải so sánh các tính năng của mỗi sản phẩm để tìm ra cái bạn cần. Bạn nên kiểm tra những kết quả sau trước khi quyết định mua:
+ Các sản phẩm Flash memory nào mà cái máy ảnh hay những thiết bị khác của bạn hỗ trợ? Mặc dù có nhiều loại thiết bị tiếp hợp (adapter) cho phép chuyển đổi qua lại giữa các thiết bị Flash memory khác nhau, nhưng để được kết quả tốt nhất thì nên chọn loại Flash memory nào mà thiết bị của bạn được thiết kế để sử dụng chúng.
+ Dung lượng lưu trữ mà thiết bị của bạn hỗ trợ? Các thiết bị Flash memory có dung lượng lưu trữ ngày càng tăng, nhưng không phải thiết bị nào cũng có khả năng xử lý những thiết bị có dung lượng cao hơn. Hãy kiểm tra thông tin của thiết bị và Flash memory trên trang web của chúng.
+ Có phải một số thiết bị Flash memory tốt hơn những cái khác? Một số nhà sản xuất đã thêm cải tiến vào những yêu cầu cơ bản của các thiết bị Flash memory như là tốc độ ghi nhanh hơn và thêm bảo mật. Lưu ý là những tính năng này thường được thiết kế để chỉ dùng với máy ảnh kỹ thuật số. Đừng tiêu thêm tiền để bổ sung những tính năng này nếu mà máy ảnh số hay các thiết bị khác của bạn không hỗ trợ những tính năng này.
Chỉ có thể ATA Flash mới có thể cắm trực tiếp vào khe card PC trên Laptop. Tất cả các loại khác thì phải có khe cắm riêng hoặc là một số loại thiết bị tiếp hợp (Adapter) để truyền dữ liệu. Bảng 10.2 thể hiện hầu hết loại card Flash memory phổ biến so sánh kích cỡ chúng với nhau và với đồng xu của Mỹ như thế nào.
Hình 10.2 Các thiết bị Flash memory SmartMedia, CompactFlah, MultiMediaCard, Secure Digital, XD-Picture Card và SonyMemory Stick. Được thể hiện trong mức tương quan với một xu Mỹ kim (phía bên phải thấp hơn).
Hình 10.2 Cung cấp cho ta những cái nhìn tổng quan các loại Flash memory chính là dung lượng lưu trữ lớn nhất của chúng.
Tôi thường khuyên mọi người chỉ nên sử dụng những thiết bị (Máy ảnh, PDA…) sử dụng CompactFlash (CF), SecureDigital (SD, bao gồm các biến thể SD như MicroSD) hay thẻ nhớ Flash USB. Còn những loại khác thì tôi khuyên mọi người không nên dùng vì chúng hạn chế về dung lượng, hiệu năng hoặc là thiết kế độc quyền và giá mắc hơn.
CompactFlah là định dạng được sử dụng phổ biến nhất trong các thiết bị tiêu dùng chuyên nghiệp có dung lượng lớn nhất, giá thấp nhất và kích thước nhỏ đáng kể. Thẻ CF cắm trực tiếp vào khe card PC trên laptop qua một thiết bị tiếp hợp đơn giản không nguồn có giá cực kỳ rẻ. Vì thế, khi mà không sử dụng một trong những card này trong máy ảnh của bạn thì bạn có thể dùng nó như là một ổ đĩa cứng cảu Laptop. Một thời gian dài tôi thậm chí không quan tâm đến máy ảnh hay thiết bị khác không dùng lưu trữ CF. Tôi thoải mái trên quan điểm đó một chút, nhưng nó vẫn hơn xa định dạng tổng thể tốt nhất và có sẵn với các dụng lượng rất cao. Nó cũng nhanh hơn đáng kể so với các định dạng khác.
SecureDigital cũng khá phổ biến, có nhanh đáng kể, dung lượng lưu trữ gần bằng CompactFlash, khổ nhỏ hơn MiniSD và MicroSD – 2 chuẩn này tương thích về mặt vật lý với SD có kích cỡ đầy đủ dùng thiết bị tiếp hợp. Khe cắm SD cũng dùng cho các thẻ MultiMediaCard (MMC) mà về cơ bản là phiên bản SD mỏng hơn. Lưu ý rằng dùng ngược lại thì không đúng – khe MMC thì không chấp nhận thẻ SD.
Bộ nhớ Flas USB nói chung không sử dụng trong máy ảnh và PDA bởi vì khổ lớn hơn; tuy nhiên chuẩn giao tiếp USB lại rất là phổ biến, làm điều này thành một định dạng lý tưởng cho lưu trữ Flash memory trên máy tính cá nhân hay bất kỳ thiết bị nào có giao tiếp bằng đầu nối USB.
Nói chung tôi hầu như không quan tâm đến bất kỳ thiết bị dùng định dạng khác bởi vì chúng độc quyền (cho thí dụ Memory Stick và xD-Picture Card) hay bị giới hạn về dung lượng, tính phổ biến, khả năng sử dụng hay tất cả các thứ trên.
Các đầu đọc Card Flash
Một vài loại thiết bị được trang bị đẻ cho phép PC đọc được dữ liệu trong card Flash memory. Mặc dù có thể kết nối hầu hết các máy ảnh số tới PC thông qua cổng USB, nhưng trong nhiều trường hợp thì phải dùng loại cáp riêng.
Các đầu đọc thẻ
Nhiều công ty chú chốt sản xuất các card Flash sẽ bán kèm đầu đọc thẻ dùng để truyền dữ liệu từ các thẻ Flash memory sang máy tính. Những đầu đọc thẻ này thường kết nối với PC bằng cổng USB cho truy cập nhanh dữ liệu trên card.
Ngoài việc truyền dữ liệu nhanh, đầu đọc thẻ còn tiết kiệm nguồn pin cho máy ảnh bởi vì máy tính không cần truyền thông tin. Do nhiều người sử dụng thiết bị điện tử và máy tính có thể có thiết bị dùng 2 hay nhiều loại Flash memory, nhiều nhà sản xuất ngày nay cung cấp những đầu đọc đa dạng thẻ, như là đầu Đọc/Ghi SanDisk 12-in-1 được thể hiện trong hình 10.3.
Đầu đọc thẻ cũng như các thiết bị gắn vào các khoang chứa bên trong đều cắm vào đầu nối cổng USB bảng trước trên hầu hết các bo mạch chủ hiện đại. Khác với vị trí gắn trên, đầu đọc thẻ gắn trong khoang thể mặt chức năng như đầu đọc thẻ gắn ngoài. Một vấn đề rắc rối đối với các đầu đọc thẻ gắn trong này là bạn luôn phải mở máy tính lên để ngắt kết nối của chúng. Điều này thường được yêu cầu khi cài đặt một hệ điều hành để ngăn chặn việc gán sai ký tự tên ổ đĩa.
Trước khi quyết định mua một đầu đọc thẻ gắn ngoài, bạn nên kiểm tra máy tính hoặc máy in có đầu đọc thẻ chưa. Đặc biệt nếu máy tin có sẵn đầu đọc thẻ thì rất là thuận tiện bởi vì bạn có thể in trực tiếp từ card flash mà không cần chép dữ liệu vào máy in rồi mới in.
Các thiết bị tiếp hợp Card Type II PC
Để sử dụng được chuẩn này, bạn có thể cho card Flash memory vào khe cắm Card Type II PC hoặc CardBus trên hầu hết máy tính xách tay. Bạn cắm Flash memory này vào thiết bị tiếp hợp; rồi trượt nhẹ thiết bị tiếp hợp này vào khe cắm Card Type II PC của máy tính xách tay . Hình 10.4 thể hiện cách thiết bị tiếp hợp Card Type II PC CompactFlash vận hành như thế nào. Liên hệ các công ty chủ yếu sản xuất loại thiết bị Flash memory của bạn để tìm các mẫu.
Công nghệ Microdrive
Hitachi Microdrive đầu tiên do IBM phát triển và sau đó thì được Hitachi Global Storage Technologies sản xuất và bán. MicroDrive là một loại đĩa cúng có tốc độ quay 3.600rpm và có 128KB bộ nhớ đệm.
Từ khi sản xuất, Microdrive với dạng tương thích CompactFlash Type II gia tăng dung lượng từ 170MB lên tới 8GB. Bảng 10.3 so sánh đặc điểm kỹ thuật của hầu hết các kiểu Microdrive giao diện CompactFlash (CF) Type II gần đây. Những ổ đĩa này thường dùng với nhiều máy ảnh kỹ thuật số và những thiết bị khác tương thích với card CompactFlash Type II.
Thiết bị lưu trữ từ có dung lượng lớn
Ổ đĩa di động có dung lượng lớn là loại làm nhỏ lại (ever-shrinking). Với sự cạnh tranh từ các ổ đĩa flash USB (lên tới 16GB hoặc cao hơn), đĩa DVD có khả năng ghi lại (4.7/8.5GB), ổ USB dùng ngoài và các đĩa cứng FireWire (20GB và hơn nữa), chỉ có 2 dòng sản phẩm đến từ Lomega là đã bị loại khỏi cuộc cạnh tranh này bởi vì chúng không được nâng cấp trong thời gian lại:
+ Zip – đĩa linh hoạt (Flexible media), dung lượng 100MB, 250MB và 750MB
+ REV – đĩa cứng (Rigid media), dung lượng 35GB và 70GB
Những ổ đĩa mềm
Alan Shugart được cấp chứng chỉ phát minh ổ đĩa mềm trong năm 1967 trong khi làm việc cho IBM. Thực tế một trong những kỹ sư cao cấp của Shugart, David Noble để xuất phương tiện linh hoạt (8” đường kính) và vỏ bọc bảo vệ với lớp kết cấu. Shugart rời khỏi IBM năm 1969 và năm 1976 công ty của ông, Shugart Asociates System Interface), sau này được đặt lại tên Giao diện hệ thống máy tính nhỏ (SCSI: small computer system interface) khi được chấp thuận như một tiêu chuẩn ANSi.
Sony giới thiệu các ổ đĩa mềm siêu nhỏ 3 ½” đầu tiên (microfloppy) và những đĩa năm 1981. Công ty đầu tiên lựa chọn ổ mềm 3 ½” cho sử dụng phổ biến là Hewlett-Packard năm 1984 với hệ thống HP-150 tương thích máy tính một phần của họ. Sự chấp thuận ổ đĩa 3 ½” trong máy tính mạnh mẽ khi IBM bắt đầu dùng ổ đĩa này năm 1986 trong một số hệ thống và cuối cùng chuyển hết toàn bộ dòng sản phẩm của họ sang các ổ đĩa này năm 1986 trong một số hệ thống và cuối cùng chuyển hết toàn bộ dòng sản phẩm của họ sang các ổ đĩa 3 ½” năm 1987.
Năm 2002, nhiều công ty bắt đầu bán những hệ thống không có ổ đĩa mềm. Điều này bắt đầu với các máy tính xách tay, nơi các ổ đĩa mềm gắn trong đầu tiên bị loại bỏ và được thay thế bằng những ổ đĩa ngoài (thường là USB). Phần lớn những máy tính xách tay mới hơn không bao gồm ổ đĩa mềm trong hệ thống trong hệ thống, chỉ cho những kiểu USB ngoài như một tùy chọn. Bắt đầu năm 2003, nhiều nhà sản xuất hệ thống máy để bàn cũng ngưng bao gồm ổ đĩa mềm trong các cấu hình hệ thống của họ. Một ổ đĩa USB tùy chọn có thể được dùng như một ổ đĩa có thể khởi động được nếu BIOS cho phép, như với nhiều hệ thống gần đây.
Nhận xét rằng tất cả ổ đĩa mềm máy tính vẫn trên cơ sở trên (và hầu như tương thích với) những thiết kế Shugart đầu tiên, bao gồm những giao diện lệnh và điện. So sánh với những phần khác của máy tính, ổ đĩa mềm trải qua vài thay đổi vừa phải quá nhiều năm.
Bảng 10.2 cung cấp một sự so sánh ngắn gọn những ổ đĩa này với nhau. Như bạn thấy những dung lượng đĩa khác nhau có thể được xác định bởi vài tham số, một số trong chúng dường như vẫn giữ nguyên hằng số trên tất cả những ổ đĩa. Những tham số khác, bất kể như thể nào, thay đổi từ ổ đĩa này đến ổ đĩa kia. Cho thí dụ, tất cả ổ đĩa dùng những sector vật lý 512-byte, cũng đúng cho các ổ cứng.
Mặc dù càng lúc càng hiếm hoi các ổ đĩa mềm vẫn giữ nguyên hữu dụng cho hồi phục dữ liệu hay những máy tính pháp y (computer forensics), nơi phục hồi dữ liệu lấy từ phương tiện cũ hơn thường là cần thiết. Dù không dùng các ổ đĩa mềm nhiều cho lưu trữ thông tin mới, tôi vẫn duy trì những hệ thống với các ổ đĩa 5 ¼” và 3 ½” nên có thể đọc dữ liệu từ phương tiên cũ trong hồ sơ pháp y hay tình huống phục hồi dữ liệu.
Theo “Nâng cấp và sửa chữa máy tính” Scott Mueller