Trang chủ » Tư vấn »Để có một website hiệu quả» Các cách trình bày chân trang khi thiết kế web (P1)

Ngày tạo: 10/03/2017

Các cách trình bày chân trang khi thiết kế web (P1)



Muốn tạo nên một giao diện website hoàn hảo, chuyên nghiệp thì bất kể là vị trí nào trên trang cũng cần nhận được sự đầu tư đúng mực, chân trang (Footer) cũng không phải là một ngoại lệ. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tham khảo một số cách để trình bày cho phần chân trang thêm hấp dẫn và hữu ích.

1. Sử dụng chân trang như một trạm trung chuyển nội dung

Sử dụng chân trang để tạo các liên kết trung chuyển nội dung là cách làm thường thấy nhất đối với đa phần các trang web. Thực tế cho thấy, nếu thống kê khoảng 99 website thì có tới hơn phân nửa trong số đó chọn cách tạo liên kết để làm nhiệm vụ trung chuyển nội dung, thậm chí trên một chân trang, người ta cũng tạo rất nhiều liên kết, chẳng hạn như abookapart.com là trang có 4 liên kết, nhưng đó chỉ là trang có ít liên kết nhất. Nhiều liên kết tại chân trang nhất có thể kể đến chính là ông trùm thương mại điện tử Amazon với 79 liên kết. Trong số các liên kết được tạo thì có đến 92% website dẫn dắt tới trang chính sách bảo mật, số còn lại sử dụng chân trang để tạo liên kết tới điều khoản sử dụng, hướng dẫn sử dụng hoặc các nội dung tương tự.



Tác dụng của cách làm này chính là nhằm giúp cho khách hàng khi truy cập vào trang có thể tìm hiểu kỹ hơn về chính sách, các thủ tục nội dung phụ, các trang liên kết… của chính website mà họ đang truy cập. Điều này không những thỏa mãn sự tò mò của khách hàng mà còn làm tăng thêm tính minh bạch, sự uy tín cho trang web, từ đó củng cố thêm niềm tin nơi khách hàng.

Như vậy với chân trang, cách làm đầu tiên và phổ biến nhất mà chúng ta có thể áp dụng chính là tạo ra các liên kết dẫn tới các trang giải thích cho chính sách, chế độ hoặc là trang giới thiệu… giúp người dùng hiểu rõ hơn về website cũng như cách thức hoạt động của website.

2. Thêm chứng nhận bảo vệ quyền tác giả

Đây cũng chính là một trong những cách làm tăng thêm độ uy tín cho website và mang lại niềm tin nơi khách hàng về chính website đó. Cách làm này đặc biệt phù hợp với thực trạng tình hình vi phạm bản quyền hiện đang rất bất cập như hiện nay. Tất nhiên ý nghĩa của việc làm này không thể ngăn cản triệt để việc sao chép nội dung hay thiết kế của website, nhưng đây chính là cơ sở pháp lý để bạn giải quyết, bảo vệ quyền lợi cho mình khi có tranh chấp xảy ra.

Để nâng cao hiệu quả của việc bảo vệ bản quyền và quyền lợi hợp pháp cho website của mình khi có xảy ra tranh chấp, ngăn ngừa hiệu quả ngay từ đầu nguy cơ bị ăn cắp bản quyền thì song song với việc thông báo quyền sở hữu tại chân trang, bạn nên đăng ký DCMA để bảo vệ quyền tác giả cho các bài viết trên website.



(Còn tiếp)

Đào Thơ